THIỆN PHÚC
CĂN – CẢNH- THỨC
FACULTIES-VIEWS-CONSCIOUSNESSES
Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
Table of Content
Mục Lục—Table of Content
Lời Đầu Sách—Preface
Phần Một—Part One: Tổng Quan Về Nhân Sinh Phật Giáo—An Overview on Buddhist Point of View on Human Life
Chương Một—Chapter One: Vũ Trụ Quan Phật Giáo—Buddhist Cosmology
Chương Hai—Chapter Two: Nhân Sinh Quan Của Đạo Phật—Buddhist Outlook on Life
Chương Ba—Chapter Three: Cõi Ta Bà—The Worldly World
Phần Hai—Part Two: Chúng Sanh Con Người—Human Beings
Chương Bốn—Chapter Four: Chúng Sanh Con Người—Human Beings
Chương Năm—Chapter Five: Đạo Nhân Theo Nho Giáo Trong Xã Hội Việt Nam—Man’s Virtue in Confucianism in Vietnamese Society
Chương Sáu—Chapter Six: Vị Trí Của Con Người Trong Tôn Giáo—Man’s Place in Religions
Chương Bảy—Chapter Seven: Thành Phần Vật Chất Tạo Nên Một Chúng Sanh Con Người—Material Components of a Human Being
Chương Tám—Chapter Eight: Các Thành Phần Tâm Linh của Con Người—Spiritual Elements of a Human Being
Chương Chín—Chapter Nine: Kiếp Nhân Sinh—Human’s Life
Chương Mười—Chapter Ten: Sanh Làm Người Là Khó—It’s Difficult to Be Reborn as a Human Being
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Bốn Loại Người—Four Types of People
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Những Chúng Sanh Có Tâm Trí—Living Beings Have Developed Minds
Phần Ba—Part Three: Căn—Faculties
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tổng Quan Về Căn—An Overview of Organs
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Ngũ Căn—Five Sense Organs
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Lục Căn—Six Sense Organs
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Sáu Căn Với Sáu Đường Xâm Nhập—Six Sense Organs with Six Entrances
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Trụ Xứ Của Sáu Căn—Abiding Places of the Six Sense Organs
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Thu Thúc Lục Căn Trong Cuộc Sống Hằng Ngày—Sense Restraint in Daily Activities
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: “Nhãn Căn” Theo Quan Điểm Phật Giáo— “Eyes Organ” In Buddhist Points of View
Phần Bốn—Part Four: Cảnh—External States
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Tổng Quan Về Cảnh—An Overview of Objects
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Nội Cảnh—Internal Realms
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Ngoại Cảnh—External States or Objects
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Phân Biệt Ma Cảnh—Distinguishing of Demonic Realms
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Cảnh Giới—Spheres
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Mười Tám Cảnh Giới—Eighteen Realms
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Khổ Đau và Nghịch Cảnh—Sufferings and Adverse Circumstances
Phần Năm—Part Five: Thức—Consciousnesse
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Tổng Quan Về Thức—An Overview of Consciousnesses
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Bát Thức—Eight Consciousnesses
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: A Lại Da Thức—Alaya Consciouness
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Như Lai Tạng—Tathagata-Garbha
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Thức Tái Sanh—Rebirth Consciousnes
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Tu Tập Tâm Thức—To Cultivate the Consciousnesses
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Hành Giả Và Vô Thức—Practitioners and the Unconscious
Phần Sáu—Part Six: Ảnh Hưởng Của Căn-Cảnh-Thức—Impacts of Organs-States-Consciuosnesses
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Bốn Cảnh Làm Thay Đổi Cuộc Đời Đức Phật—Four Sights Which Changed the Buddha’s Life
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Căn-Cảnh-Thức Ảnh Hưởng Trên Thất Tình Lục Dục—Organs-States-Consciousnesses Impact on Seven Emotions and Six Desires
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Ngũ Uẩn Và Căn-Cảnh-Thức—The Five Skandhas and Sense Organs-External States-Consciousnesses
Tài Liệu Tham Khảo—References
Lời Đầu Sách
Theo Phật giáo, căn là giác quan; căn là năng lực của giác quan; căn là năng lực của tâm linh; căn cũng là năng lực của thân và tâm. Trong khoa học tự nhiên, căn là rễ cây, có sức sanh trưởng, mọc ra các thứ cành, như nhãn căn của mắt có sức mạnh có thể sinh ra nhãn thức, tín căn có thể sinh ra những việc thiện, nhân tính có tác dụng sanh ra thiện ác nghiệp. Lục căn bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Trong Phật giáo, chữ “cảnh” có nhiều nghĩa, như quang cảnh, môi trường, lãnh vực, phạm vi, đối tượng, hay kiến thức, vân vân. Thiền Phật giáo dường như có cách dùng chữ “cảnh” rất đặc biệt; thí dụ như “cảnh bất sinh” có nghĩa là một kinh nghiệm đặc biệt của Thiền chưa được khởi dậy trong người đệ tử. Như vậy, “cảnh” có nghĩa là cái kinh nghiệm hay kiến giải đặc biệt trong tâm, mà, dĩ nhiên có thể được xem như là một “đối tượng” được tâm quán tưởng hay lãnh hội. Theo giáo lý nhà Phật, nơi tâm vin vào đó mà chạy theo gọi là cảnh, như pháp là nơi ý thức vin vào gọi là pháp cảnh, sắc là nhãn thức vin vào đó gọi là sắc cảnh, thanh là nơi nhĩ thức vin vào gọi là thanh cảnh, vân vân. Thức có nghĩa là sự nhận thức, sự phân biệt, ý thức, nhưng mỗi từ nầy đều không bao gồm hết ý nghĩa chứa đựng trong vijnana. Thức là cái trí hay cái biết tương đối. Từ nầy lắm khi được dùng theo nghĩa đối lập với Jnana trong ý nghĩa tri thức đơn thuần. Jnana là cái trí siêu việt thuộc các chủ đề như sự bất tử, sự phi tương đối, cái bất khả đắc, vân vân, trong khi Vijnana bị ràng buộc với tánh nhị biên của các sự vật. Thức và các Tâm sở tương quan, tùy thuộc và đồng thời tồn tại với nhau. Nhiệm vụ của rất đa dạng, nó có các Căn và Trần Cảnh của nó; tất cả mọi cảm nhận của chúng ta đều được cảm nhận qua sự tiếp xúc giữa các căn với thế giới bên ngoài. Ý thức xảy ra khi giác quan tiếp xúc với đối tượng bên ngoài. Khi duyên sắc, thức khởi lên và an trú, thức ấy lấy sắc làm cảnh, lấy sắc làm sở y, lấy sắc làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng. Khi duyên thọ, thức khởi lên và an trú, thức lấy thọ làm cảnh, lấy thọ làm sở y, lấy thọ làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng. Khi duyên tưởng, thức khởi lên và an trú, thức lấy tưởng làm cảnh, lấy tưởng làm sở y, lấy tưởng làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng. Khi duyên hành, thức khởi lên và an trú, thức lấy hành làm cảnh, lấy hành làm sở y, lấy hành làm căn cứ thọ hưởng; được tăng trưởng, tăng thịnh, và tăng quảng.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Căn-Cảnh-Thức” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về Phật giáo, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời dạy quí báu của đức Phật. Chúng ta hãy thử cố gắng tu tập những lời Phật dạy về “Căn-Cảnh-Thức” rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm được việc thoát ly khổ đau phiền não để có được sự yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi thâm sâu cùng cốc, nơi không có sự hiện diện của rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, nếu chúng ta hiểu được năng lực của các giác quan, hiểu rằng “cảnh” có nghĩa là cái kinh nghiệm hay kiến giải đặc biệt trong tâm, và tất cả mọi cảm nhận của chúng ta đều được cảm nhận qua sự tiếp xúc giữa các căn với thế giới bên ngoài. Ngay lúc đó sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Cuộc hành trình từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Căn-Cảnh-Thức” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an lạc, tỉnh thức, và hạnh phúc.
Preface
According to Buddhism, Faculty or Indriya means organs of sense; Indriya means faculty of sense; Indriya also means bodily and mental power. Spiritual faculties or power of the spirituality. In natural science, indriya means root, or source which is capable of producing or growing, as the eye is able to produce knowledge, as faith is able to bring forth good works, as human nature is able to produce good or evil karma. The six senses comprise of eyes, ears, nose, tongue, body, and mind. In Buddhism, the word “object” has many meanings, such as scene, environment, domain, sphere, object, understanding, etc. Zen Buddhists seemed to have a special usage of this word; for instance, a realm has not yet arisen (ching pu sheng) means a certain specific experience of Zen which has not yet arisen in the disciple. Thus “realm” means the specific experience or understanding within one’s mind, which, of course, can be referentially treated as an “object” visualized or comprehended by the mind. According to Buddhist teachings, where the mind bases on to follow is called scenes, surroundings, views, circumstances, or environments, i.e., the sphere of mind for environments and conditions; the sphere of form for the eye; the sphere of sound for the ear, etc. “Vijnana” also means cognition, discrimination, consciousness, but as any one of these does not cover the whole sense contained in Vijnana. “Vijnana” also means relative knowledge. This term is usually used as contrasted to Jnana in purely intellectual sense. Jnana is transcendental knowledge dealing with such subjects as immortality, non-relativity, the unattained, etc., whereas Vijnana is attached to duality of things. Consciousness and the factors are interrelated, inter-dependent, and co-existent. The function of aggregate of consciousness is varied; it has its basis and objects; and all our feelings are experienced through the contact of sense faculties with the external world. Consciousness refers to the perception or discernment which occurs when our sense organs make contact with their respective objects. When phenomenonal consciousness gains a footing in relation to materiality, with materiality as object and basis, as a place of enjoyment; and there it grows, increases, and flourishes. When consciousness of receptivity gains a footing in relation to feelings, with feelings as object and basis, as a place of enjoyment. When consciousness of cognition gains a footing in relation to perceptions, with perceptions as object and basis, as a place of enjoyment. When consciousness of reaction gains a footing in relation to mental formations, with mental formations as object and basis, as a place of enjoyment.
This little book titled “Faculties-Views-Consciousnesses” is not a profound philosiphical study of Buddhism, but a book that simply points out the Buddha’s precious teachings. Let’s try to practice the Buddha’s teachings on “Faculties-Views-Consciousnesses”, then we will see that to experience the escape of sufferings and afflictions in order to have peace, mindfulness and happiness does not mean that we have to go to remote forests or mountains, where there exists no trouble, or no hard work. As a matter of fact, if we understand the powers of our bodily faculties, and “environment” means the specific experience or understanding within one’s mind, and all our feelings are experienced through the contact of sense faculties with the external world. That very moment, peace is really to be in the midst of those things and still be calm in our heart. The journey from man to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Faculties-Views-Consciousnesses” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace, mindfulness, and happiness.
_____________________________
Xem thêm biểu đồ phác họa về căn trần thức:
.