Bốn Sự Thật Cao Quý
Barbara O’Brien
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến – Source-Nguồn: buddhism.about.com
(The Four Noble Truths – Barbara O’Brien)
Bốn Sự Thật Cao Quý
Sau khi Đức Phật giác ngộ, bài giảng đầu tiên của ngài tập trung vào Bốn Sự Thật Cao Quý (Tứ Diệu Đế), đó chính là nền tảng của Đạo Phật. Bốn sự thật cao quý là: 1. SỰ THẬT VỀ SỰ ĐAU KHỔ (DUKKHA) 2. SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ ĐAU KHỔ (SAMUDAYA) 3. SỰ THẬT VỀ CÁCH CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ (NIRHODHA) 4. SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHÚNG TA KHỎI SỰ ĐAU KHỔ (MAGGA) Chúng ta hãy xem xét từng sự thật cao quý, dưới đây. 1) SỰ THẬT VỀ SỰ ĐAU KHỔ (DUKKHA): Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất thường được dịch là “Cuộc đời là đau khổ.” Nhiều người khi mới bước chân vào đạo Phật, và ngay khi họ nghe câu nói trên, họ đã chẳng còn muốn lắng nghe Phật Pháp nữa, họ đã chẳng còn muốn học hỏi nữa. Tuy nhiên, từ ngữ Pali dukkha cũng ám chỉ, bất cứ điều-gì tạm-thời, điều-gì có điều-kiện, hoặc là một sự tổng-hợp của nhiều thứ khác nhau. Thậm chí những gì quý giá, và thú vị cũng chỉ là tạm-thời, bởi vì những điều nầy sẽ chấm dứt. Liên quan đến bản chất của cuộc đời, là bản chất của cái-tôi. Có phải con người chúng ta cũng chỉ là tạm-thời, cũng là có điều-kiện, và cũng là tổng-hợp của nhiều thứ khác nhau không? Chúng ta đã hiểu rằng cuộc đời là vô thường, tuy nhiên, chúng ta có hiểu chúng ta cũng là vô thường không? Đức Phật dạy rằng trước khi chúng ta hiểu biết về cuộc sống, và về cái chết, chúng ta phải cần phải hiểu biết về bản thân của chúng ta. 2) SỰ THẬT VỀ NGUYÊN NHÂN CỦA SỰ ĐAU KHỔ (SAMUDAYA): Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì dạy rằng nguyên nhân của sự đau khổ là sự ham muốn, hoặc là sự thèm khát (tanha). Chúng ta tiếp tục đi tìm kiếm một cái gì đó, bên ngoài chúng ta để giúp cho chúng ta hạnh phúc. Tuy nhiên, dù cho chúng ta có thành công biết bao nhiêu chăng nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ hài lòng. Đức Phật dạy rằng sự thèm khát nầy, phát sinh từ sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Chúng ta đi qua cuộc đời nầy, bằng cách chụp-giữ-lấy hết vật-nầy sang vật-khác, để chúng ta có được cảm giác an toàn. Chúng ta dính mắc không chỉ những thứ về vật chất, mà chúng ta còn dính mắc với những ý-nghĩ, với những ý-kiến về bản thân, và với thế giới chung quanh chúng ta. Sau đó, chúng ta cảm thấy thất vọng, vì mọi người không cư xử theo đường lối của chúng ta, vì thế, sự thất vọng của chúng ta ngày càng tăng lên, bởi vì cuộc sống chúng ta đã diễn ra, không giống như sự mong đợi của chúng ta. Lời Phật Dạy về nghiệp, và về sự tái sinh, liên quan chặt chẽ đến Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì nầy. 3) SỰ THẬT VỀ CÁCH CHẤM DỨT SỰ ĐAU KHỔ (NIRHODHA): Lời Phật Dạy về Bốn Sự Thật Cao Quý đôi khi được so sánh với một vị bác sĩ khi ông chẩn đoán bệnh tật, và khi ông cho toa thuốc điều trị. Sự Thật Cao Quý Thứ Nhất cho chúng ta biết chúng ta bệnh gì, và Sự Thật Cao Quý Thứ Nhì cho chúng ta biết nguyên nhân gây ra căn bệnh nầy. Sự Thật Cao Quý Thứ Ba mang đến cho chúng ta niềm hy vọng chữa dứt căn bệnh nầy. Đức Phật dạy rằng nếu chúng ta thực tập siêng năng, chúng ta có thể chấm dứt được sự ham muốn. Trước kia, chúng ta giống như con chuột bạch chạy vòng quanh bánh xe không ngừng nghỉ, tuy nhiên, nay chúng ta đã chấm dứt được sự rượt đuổi vui thích nầy, và nay chúng ta đạt tới sự giác ngộ (hoặc là sự tỉnh thức). Các bậc giác ngộ sống trong trạng thái gọi là Niết Bàn. 4) SỰ THẬT VỀ CON ĐƯỜNG GIẢI THOÁT CHÚNG TA KHỎI SỰ ĐAU KHỔ (MAGGA): Trong Sự Thật Cao Quý Thứ Tư, Đức Phật như một vị bác sĩ, ngài viết toa thuốc cho căn bệnh của chúng ta: đó là Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo). Không giống như nhiều tôn giáo khác, chúng ta sẽ không có ích-lợi đặc biệt nào khi chúng ta chỉ tin tưởng vào giáo lý của Đức Phật. Thay vào đó, trọng tâm của Đạo Phật là chúng ta phải thực hành giáo lý, phải hằng sống với giáo lý, rồi chúng ta phải tự bước chân đi trên Con Đường Cao Quý Có Tám Phần nầy. Source-Nguồn: http://buddhism.about.com/ |
The Four Noble Truths
The Buddha’s first sermon after his Enlightenment centered on the Four Noble Truths, which are the foundation of Buddhism. The truths are: 1. THE TRUTH OF SUFFERING (DUKKHA) 2. THE TRUTH OF THE CAUSE OF SUFFERING (SAMUDAYA) 3. THE TRUTH OF THE END OF SUFFERING (NIRHODHA) 4. THE TRUTH OF THE PATH THAT FREES US FROM SUFFERING (MAGGA) Let’s look at one truth at a time. 1. THE TRUTH OF SUFFERING The First Noble Truth often is translated as “Life is suffering.” Many people new to Buddhism tune out as soon as they hear this. But the Pali word dukkha also refers to anything that is temporary, conditional, or compounded of other things. Even something precious and enjoyable is dukkha, because it will end. Related to the nature of life is the nature of self. Are we not also temporary, conditional and compounded of many parts? We can understand that life is impermanent but are we, also, impermanent? The Buddha taught that before we can understand life and death we must understand the self. 2. THE TRUTH OF THE CAUSE OF SUFFERING The Second Noble Truth teaches that the cause of suffering is craving or thirst (tanha). We continually search for something outside ourselves to make us happy. But no matter how successful we are, we never remain satisfied. The Buddha taught that this thirst grows from ignorance of the self. We go through life grabbing one thing after another to get a sense of security about ourselves. We attach not only to physical things, but also to ideas and opinions about ourselves and the world around us. Then we grow frustrated when the world doesn’t behave the way we think it should and our lives don’t conform to our expectations. The Buddha’s teachings on karma and rebirth are closely related to the Second Noble Truth. 3. THE TRUTH OF THE END OF SUFFERING The Buddha’s teachings on the Four Noble Truths are sometimes compared to a physician diagnosing an illness and prescribing a treatment. The first truth tells us what the illness is, and the second truth tells us what causes the illness. The Third Noble Truth holds out hope for a cure. The Buddha taught that through diligent practice, we can put an end to craving. Ending the hamster-wheel chase after satisfaction is enlightenment (bodhi, “awakened”). The enlightened being exists in a state called Nirvana. 4. THE TRUTH OF THE PATH THAT FREES US FROM SUFFERING In the Fourth Noble Truth, the Buddha as physician prescribes the treatment for our illness: The Eightfold Path. Unlike in many other religions, in Buddhism there is no particular benefit to merely believing in a doctrine. Instead, the emphasis is on living the doctrine and walking the path. |
Bài đọc thêm:
Tứ Diệu Đế Nền Tảng Những Lời Phật Dạy (Đức Đạt Lai Lạt Ma)
Tứ Diệu Đế (Bốn Sự Thật Nhiệm Màu – Tứ Thánh Đế- Bốn Chân Lý Cao Cả)
Bốn chân lý cao quý
Bốn sự thật nhiệm mầu