Bộ Sách Phật Học Trong Ứng Dụng

0
35

BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG
Hồng Quang sưu tầm và biên soạn
Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011

GIỚI THIỆU BỘ SÁCH “PHẬT HỌC ỨNG DỤNG” Nguyên Định

MỤC LỤC TỔNG QUÁT

Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ
Cuốn 2: Giáo lý căn bản
Cuốn 3: Bước đầu học đạo
Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo
Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống
Cuốn 6: Dưỡng sinh
Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo
Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau
Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa
Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.

bosachphathocungdungbosachphathocungdung

TỔNG
QUAN

Bộ
sách nhỏ, Phật
Học
Ứng
D
ụng, ra đời nhằm góp phần vào việc hoằng pháp
trong thời đại mới, thời đại mà hầu như tất cả việc làmý nghĩ đều hướng vào
thực dụng.

Phật
pháp
vốn không xa với thực tế và với cuộc sống của con người. Thực vậy, đức
Phật
thị hiện cũng vì con người, vì lợi ích cho chúng sanh. Nhưng đôi lúc người
diễn dịch chú trọng nhiều đến giải thoát, giác ngộ mà quên phần nào sự thiết
thực
cho cuộc sống của nhân sinh.

 Sách
gồm10 cuốn nhỏ khoảng 150 trang cho
mỗi cuốn.

Cuốn
1
: Nghi lễ thông dụng và cách thức tu Tịnh độ
và Thiền
. Thiền và Tịnh là hai phương pháp tu trì thường được các Phật
tử
Á châu áp dụng, nhất là phương pháp Tịnh độ. Thiền và Tịnh không những đưa
con người đến giải thoátgiác ngộ mà còn giúp cuộc sống được lành mạnh, thân
thể
cường tráng, ít bệnh tật.

Cuốn
2:
Giáo lý căn bản. Sẽ giới
thiệu
đến độc giả sơ lược tiểu sử Phật Thích Ca và một số lời dạy căn bản của
Ngài. Hiện nay, tại Việt Nam, vẫn còn nhiều người nhận mình là Phật tử, nhưng
không hiểu gì hoặc hiểu quá đơn sơ về Phật giáo nên lúc gặp một tín ngưỡng khác
họ dễ bị cải đạo; bỏ chánh theo tà, hại mình và hại cho cả xã hội nhân quần.
Rất đáng tiếc.

 Cuốn
3:
Bước đầu học đạo. Trình bày khái quát năm giới căn bản mà một Phật
tử
sơ cơ cần có, cũng như tìm xem các trí thức trên thế giới đánh giá Phật giáo
như thế nào.

Cuốn
4:
Bảy
tôn giáo ngoài Phật giáo.
Người Phật tử cần phải
biết, ít nhất là cơ bản, về vài tôn giáo chính hiện nay tại Việt Nam. Trước hết
để học hỏi và thứ đến là nhận diện được giá trị của các tôn giáo nầy. Người
Phật tử trong thời đại mới không thể nói “Đạo
nào cũng tốt, đạo nào cũng dạy con người ăn hiền ở lành”
. Nhận định nầy
mang nhiều thiếu sót; vì có không ít “sản phẫm” mà các quốc gia tân tiến Tây phương
đã phế thải lại được nhập cảng vào Việt Nam với mục đích kinh tế và chính trị dưới
hình tướng tôn giáo.

Cuốn
5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống.
Người học Phật
mà không thể áp dụng được lời dạy của Ngài vào cuộc đời thì việc học ấy không
những trở thành vô ích mà còn tai hại nữa. Vì có học mà không hành con người dễ
trở nên kiêu ngạo, đi đâu cũng khoe chữ, khoe bằng cấp, khoe sự hiểu biết, cái
ngã (ego) hơi lớn tạo nên tình trạng thiếu cân bằng giữa tâm và thân. Thế giới
đang đối diện với vô số vấn đề từ khủng hoảng mội trường, đến bạo động, chiến
tranh rồi tâm bệnh, thân bệnh mà nhiều loại bệnh vẫn còn vô phương cứu chữa như
bệnh HIV. Giáo pháp của Phật là một đáp án cho các vấn đề trọng đại vừa kể.

Cuốn 6: Dưỡng sinh. Một
trong những nguyên nhân chính làm cho con người bị bệnh là do chế độ ăn uống
thiếu hoạt động. Những thức ăn có nhiều mỡ, nhiều đường, muối, thịt cá nhưng
thiếu rau quả làm cho con người dễ bị bệnh tim, cao huyết áp, máu có nhiều mỡ
(cholesterol) và tiểu đường v.v.. Cuốn nầy cũng đề nghị một chế độ ăn uống nhẹ
nhàng theo tinh thần
Phật giáo, ít tốn kém nhưng đầy đủ chất bổ và tránh được nhiều bệnh hiểm nghèo.

Cuốn
7:
Phật Giáo và Khoa học. Như
chúng ta đã biết khoa học tiến thì tôn giáo lùi, hoặc có thể nói khoa học đang
đào mồ chôn tôn giáo. Nhưng tôn giáo nói đây là độc thần giáoPhật giáo
một biệt lệ. Vì thế, nhà vật lý vĩ đại của nhân loại trong thế kỹ 20 đã từng
phát biểuPhật giáo không những là khoa
học mà còn vượt lên trên khoa học nữa”
. Những bài chọn lọc trong cuốn nầy,
độc giả sẽ ngạc nhiênthích thú rằng những khám phá của khoa học ngày nay
chỉ soi rọi thêm những điều mà Đấng Giác Ngộ đã tuyên thuyết hơn hai ngàn năm
trước.

Cuốn
8: Những vấn đề kiếp sau.
Con người từ đâu đến,
đến để làm gì và chết rồi đi đâu? Phải chăng chết là hết, có luân hồi, có đầu
thai
không? Lúc hiểu được những vấn đề nầy con người không còn sợ hải lúc phải
bỏ xác thân nầy. Và vì biết có nghiệp báo và chết không phải là hết nên con người
cố gắng sống hoàn thiện hơn để, nếu chưa được thoát vòng sanh tử luân hồi, thì
cũng sẽ có một kiếp sau tốt đẹp.

Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng
lúa.
Trình bày cách trồng và chăn bón một số cây ăn quả
và hoa thiết dụng để canh tác thêm nhằm cải tiến kinh tế gia đình. Sách cũng
cho thấy một số hoa quả có những chất bổ dưỡng và dược tố cần thiết cho cơ thể,
để góp phần vào việc cải tiến sức khỏe, giúp trẻ em thiếu dinh dưỡng, chống lại
bệnh tật và lão hóa.

Cuốn
10: Nghệ thuật
diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
Đây là một vấn đề không thể thiếu của các giảng sư, giảng viên, giám
đốc cơ sở xí nghiệp, huynh trưởng Gia Đình Phât tử và các nhà lãnh đạo.
Sách cũng cho thấy ÂM NHẠC đóng một
vai trò hết sức quan trọng trong đời sống con người.
Một
đời
sống thiếu ý nghĩa nếu con người không biết hát hoặc không biết nghe hát.
Văn nghệ còn là một trong những môn thư giản bổ ích và cần thiết cho con người,
nhất là sau những lúc làm việc mệt nhọc.


thể nói, những ai đọc qua bộ sách nhỏ nầy sẽ cảm thấy thích thú và bổ ích cho
cuộc sống, và đặc biệt là những Phật tửvai trò hướng dẫn người khác đến với
chánh đạo như quý vị giảng sư, quý vị trong Ban Tri sự các chùa làng, quý Huynh
Trưởng Gia Đình Phật Tử

Nhân
tiện đây, chúng tôi thành kính tri ân những tác giả và dịch giả đã đóng góp bài
cho bộ sách nhỏ nầy. Một số vị gởi bài trực tiếp, nhưng phần còn lại chúng tôi
trích dẫn từ các trang nhà (websites) và có ghi rõ xuất xứ, nhưng thiếu phương
tiện
thời gian để xin phép trực tiếp đến các trang chủtác giả, rất mong
quý vị hoan hỹ.

Quốc
gia
ngày càng phát triển, nhưng không phải ai cũng có internet hoặc biết xử
dụng internet để đọc bài. Và cũng vì lợi ích cho số đông, do đó, một lần nữa
kính mong các tác giả hoan hỹ, và hiểu cho rằng chúng tôi biên soạn bộ sách nhỏ
nầy là để góp phần vào việc hoằng hóa độ sanh chứ không phải mục đích thương
mãi.

Kính
tri ân,

Ban biên tập, Xuân, 2011