Bilingual: Cultivate mindfulness of the body / Quán Sát Thân Hành

0
33

 

CULTIVATE MINDFULNESS OF THE BODY

QUÁN SÁT THÂN HÀNH

Author: Nguyễn Thế Đăng
Translated by Nguyên Giác

$(function(){$(“#ctrl_media_y68I3YU_10132260”).nwhtml5media()})

 

nguyen giacnguyen giac

Dịch Giả: Nguyên Giác

Lời giới thiệu của Nguyên Giác. Các bài viết về Phật giáo đang được dịch sang tiếng Anh nơi đây là một nỗ lực hộ pháp, sẽ tập trung vào hai lĩnh vực: giáo lýsáng tác văn học. Thứ nhất, để giúp các độc giả tiếng Anh có thêm tài liệu để nghiên cứu về một Phật giáo Việt Nam đa dạng, đầy sức sống. Thứ nhì, để giúp giới trẻ trong Việt Nam vừa vui học Phật, vừa học tiếng Anh qua đọc và nghe. Thứ ba, để thế hệ trẻ hải ngoại, những em không đọc được hoặc đọc rất ít tiếng Việt, có cơ hội tìm hiểu Phật phápvăn học qua mắt nhìn của các tác giả Việt Nam. Giới trẻ hải ngoại đã quen nghĩ về văn hóa Việt chỉ là các hội Tết hàng năm, và những món ăn truyền thống như phở, bánh chưng… Khi nhìn về Phật giáo, các em chỉ có kỷ niệm là các tang lễ của ông bà, ba mẹ, với những câu kinh khó hiểu. Một số em nghiên cứu về Đạo Phật Việt Nam qua sách tiếng Anh của Thầy Nhất Hạnh, như thế chỉ là một phần chưa đầy đủ, không phải là một toàn bộ sinh động và đa dạng.

Trong khi đó, nhiều người trong thế hệ trẻ hải ngoại đã nhìn Phật Giáo Việt Nam như cái gì xưa cũ, không thích hợp, và đã chuyển sang tôn giáo khác. Nhiều em chỉ thấy Phật Giáo Việt Nam được mô tả qua các bản tin báo chí tiếng Anh, và rất là phiến diện. Thực tế của nghề báo là, những chuyện tốt lành khó được các nhà báo viết tới. Hễ viết tin, là phải tin xấu, tin giựt gân. Do vậy, nhiều em trong thế hệ trẻ nhìn Phật Giáo Việt Nam như một nơi để du lịch, và là những chuyện gì không còn dính tới cuộc đời các em nữa. Khi được hỏi Phật Giáo Việt Nam có gì để giới thiệu cho thế hệ trẻ, hẳn là nhiều ba mẹ sẽ lúng túng. Đó là lý do, dịch giả muốn cung cấp các bản Anh dịch để các em hiểu bầu không khí văn hóa Phật Giáo Việt Nam ra sao. Tiếng Anh của các bản dịch hẳn là không xuất sắc, nhưng đây là nỗ lực tốt nhất của dịch giả. Nơi đây dịch giả đã dựa vào Tự Điển Phật Học Việt-Anh của Cư sĩ Thiện Phúc. Xin gửi lời cảm ơn người soạn bộ từ điển vừa nói. Đặc biệt, dịch giả không giữ bản quyền các bản dịch trong nỗ lực hộ pháp này.

Tu học là chuyện của nhiều kiếp, đặc biệt là đối với cư sĩ. Rất hy hữu mới có trường hợp — như ngài Bahiya, hay như chàng trai Uggasena – chỉ nghe Đức Phật dạy một vài câu là chứng quả A la hán. Tương tự, rất hy hữu mới có một cư sĩ như bà mẹ của ngài Nanda tự biết là đã chứng quả Bất Lai. Do vậy, tu học phải là chuyện hàng ngày, hàng giờ, hàng phút. Trong kinh, lời Đức Phật dạy rất đa dạng, nhưng có nhiều lời rất ngắn gọn, cho thấy chỉ áp dụng một câu là đủ giải thoát, nhưng thời gian thực tập là cả một đời người. Như các lời dạy như sau.

. Ai thấy được tất cả các pháp là vô ngã, người đó đang trên đường tới giải thoát.

. Ai thấy được vô thường thường trực, người đó sẽ giải thoát.

. Hãy quán sát sắc thọ tưởng hành thức thường trực rằng, “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải tự ngã của tôi,” sẽ đắc tuệ giải thoát.

. Hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn thế giới như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết.

. Không bước tới, không lùi lại, thấy tất cả đều không thật, sẽ rời bỏ được cả bờ này và bờ kia.

. Hãy để trong cái thấy chỉ là cái được thấy, tương tự với nghe, cảm thọ, nhận biết

. Tất cả các pháp cũng như tiếng đàn, do nhiều duyên hình thành, vốn là rỗng không trong cả ba thời. 

. Khi thấy, nghe, ngửi, nếm… đừng giữ tướng chung, đừng giữ tướng riêng.

. Hãy để thức tịch diệt, tuệ giải thoát sẽ sinh khởi.

. Người nào thường trực sống trong sơ thiền, trong khi đi đứng nằm ngồi, khi từ trần, sẽ chứng quả Bất Lai.

Và nhiều nữa. Dẫn trên là những lời dạy có thể rút gọn cho ngắn. Đó là chưa kể tới các lời dạy khác rất khó tóm tắt vào một câu, như Pháp thở 16 chi, như Kinh Từ Bi, như Tứ Niệm Xứ, như Thiền Vô Tướng

Bài sau đây của tác giả Nguyễn Thế Đăng thuộc loại khó dịch, vì có nhiều câu quá dài. Nhưng bài này sẽ giúp nhiều người hiểu thêm về một cách nhìn của Thiền Tông. Nhà sư có bút hiệu là Nguyễn Thế Đăng là vị pháp huynh của tôi, cùng có bổn sư là cố Hòa Thượng Thích Tịch Chiếu tại Chùa Tây Tạng Bình Dương. Do vậy, cách nhìn hy vọng là cũng gần nhau. Bài này nói về Thấy Tánh, tức là nhận ra Tánh Không qua hành động bước đi. Sau đó với thời gian, sẽ thấy tự thân đang đi đứng nằm ngồi trong Tánh Không. Thấy như thế thường trực, sẽ là hạnh phúc vô cùng tận, sẽ thấy rõ các lời dạy ngắn gọn nêu trên. Xin mời đọc bản dịch như sau.

.

Introduction by Nguyên Giác. The articles on Buddhism that are being translated into English here are an effort to safeguard the dharma and will focus on two aspects: Buddhist teachings and creative works. First, the translations will give English readers more resources to study the lively and diversified Vietnamese Buddhism. Second, young people in Vietnam can both study Buddhism and learn English through reading and listening. Third, the overseas young generation, who can’t read or read very little Vietnamese, will have the opportunity to learn about Buddhism and literature through the writings of Vietnamese authors. The overseas young people are used to thinking of Vietnamese culture as just annual Tet festivals, and traditional dishes such as pho, and banh chung… When they look at Buddhism, they have nothing but memories of the funerals of their grandparents and parents, with incomprehensible sutras. Some young people study Vietnamese Buddhism through the English books of Thầy Nhất Hạnh, so it is only an incomplete part, not a vivid and diverse whole.

Meanwhile, many young people abroad have seen Vietnamese Buddhism as something old and inappropriate, and have converted to another religion. Many people only see Vietnamese Buddhism described in English press reports, and it is very one-sided. The reality of journalism is that so many journalists avoid uplifting good stories. Whenever they write news reports, readers have mostly bad news or sensational news. Therefore, many young people only see Vietnamese Buddhism as temples to visit, and as things that are no longer relevant to their lives. Many parents will likely be confused when asked what they want to say about Vietnamese Buddhism to the younger generation. Therefore, the translator wishes to provide English translations so that young people can comprehend the Buddhist culture of Vietnam. The English of the translations is not very good, but it is the translator’s best effort. Here, the translator relied on the Vietnamese-English Buddhist Dictionary of Layman Thiện Phúc and would like to thank the editor of the dictionary just said. In particular, the translator does not hold the copyright of the translations in this effort to uphold the Dharma.

Practicing the Dharma takes many lifetimes, especially for lay people. Arahantship rarely results from simply listening to a few sentences from the Buddha, as was the case with the ascetic Bahiya or the young Uggasena. Similarly, it is very rare for a layperson like Nanda’s mother to know herself to have attained Non-returner. As a result, studying and practicing should be done every day, every hour, and every minute. The Buddha’s teachings are widely varied in the sutras, yet there are also numerous discourses that are highly condensed, demonstrating that while practice takes a lifetime, applying only one sentence is sufficient to achieve liberation. For instance, the following lessons.

. The path to liberation begins with the realization that all dharmas are non-self.

. The path to liberation begins with the realization that all dharmas are impermanent.

. Because he consistently recognizes form, feeling, perception, volition, and consciousness as “This is not mine, this is not me, this is not my self,” the practitioner is referred to as “freed by wisdom.”

. Practitioners will defeat death if they are constantly awake, perceive the world as empty, and have an uprooted ego perspective.

. You will be able to leave this shore and the other shore if you step neither forward nor backward and see everything as unreal.

. When you see, let in the seen be only the seen; similar to hearing, feeling, perceiving…

. All dharmas, like the sound of a lute, are formed by many conditions and are inherently empty at all three times.

. Don’t grasp any feature or detail of what you see, hear, smell, or taste…

. One is freed by wisdom after the cessation of consciousness.

. Those who constantly live in the first immersion while walking, standing, lying down, and sitting, when they die, will witness the fruit of Non-Returning.

Not to mention other teachings that are difficult to summarize in one sentence, such as the 16 Steps of Mindful Breathing, the Metta Sutta, the Four Foundations of Mindfulness, or the Signless Concentration.

The following article by author Nguyễn Thế Đăng is difficult to be translated because many sentences are too long. But this article will help many readers understand more about the view of Zen Buddhism. The monk whose pen name is Nguyễn Thế Đăng is my dharma elder brother. We have the same root master as the late Most Venerable Thích Tịch Chiếu at the Bình Dương Tibetan Temple. Our viewpoints are hopefully close to each other. This article is about Seeing the Essence, i.e. realizing Emptiness through the act of walking. With time, the meditator will find himself walking, standing, lying down, and sitting in emptiness. Seeing that constantly, practitioners will live in endless happiness, and will clearly see the above-mentioned brief teachings. Please read the translation below.

.

—– —–

Nguyen The Đang Thich Minh Dieu (2)Nguyen The Đang Thich Minh Dieu (2)

Tác giả: Nguyễn Thế Đăng
Thích Minh Diệu

Emptiness is the nature of all things, all phenomena, and all actions of body, speech, and mind. We can so detect emptiness, correspond to it, abide in it, and live with it in any space and time.

Here we talk about the act of walking, an action that everyone does every day, and if we observe, and look deeply into this act of walking, gradually we can see emptiness.

The Great Prajnaparamita Sutra frequently refers to the emptiness and tranquility of the three wheels—the person walking, the act of walking, and the distance traveled. Here we will pay the most attention to the act of walking.

According to the Book of Great Wisdom Doctrine, the chapter “Three Contemplations of the Unborn” in the Great Prajnaparamita Sutra (i.e. the chapter “Vô sanh” in the version translated by Kumārajīva, and the chapter “Viễn ly” in the version translated by Xuanzang) writes: “Sariputra! Form is not born; feeling, perception, volition, and consciousness are not born. Why? Because its nature is Emptiness. The eye is not born, and ditto for the others, then the consciousness is not born. Why? Because its nature is Emptiness. The earth realm is not born; ditto for the water, fire, wind, air, and consciousness realm. Why? Because its nature is Emptiness. The action of the body is not born, and ditto for the action of speech, and for the action of the mind. Why? Because its nature is Emptiness.”

Here we only discuss “The action of the body is not born.” The action of the body means the activities of the body. And we focus on the act of walking.

The action of the body is not born means that the act of walking is not born. In other words, there is no walking, and more broadly speaking, there is nobody who walks, and there is no distance which is walked on.

When you meditate, your body is almost absent. When you meditate — whether sitting or walking or standing — you feel your body as a shadow, a gentle shadow in the mirror. Like a cloud hovering weightless in the sky. Because your body is practically nonexistent when your mind is at peace, walking becomes a light, free, and detached activity.

It is said that in the Trần dynasty, one day Phạm Ngũ Lão sat knitting baskets by the roadside. Trần Hưng Đạo and his entourage passed by. The soldiers clearing the road saw that Phạm Ngũ Lão was still sitting, so they pricked the bleeding thigh with a spear without Phạm noticing it. Then Phạm was invited by Trần Hưng Đạo and became a famous general of the Trần Dynasty. With only concentration, the immersion [of the mind] made the body almost absent.

In short, when cognitive consciousness is strongly placed on the body, the sensation of the body is strong, and the body is clearly present. And when cognitive consciousness is not paying attention to the body, the body almost disappears.

With immersion as a basis, we continue to discern, observing the act of walking with a calm mind. We look at the act of walking to see how real it is.

1. In the moment (i.e. kṣaṇa). Like science, we decompose things and events into the smallest elements, which science calls atoms in terms of space and moments in time. 

Here we observe the act of walking in the smallest conceivable unit of time, called a moment in Buddhism.

An easy-to-understand example is a movie screening. The film is just a continuous sequence of separate and motionless images, pulled at a rate of about 24 images per second, matching the retention time of images in the retina of the human eye. This makes us see the movement of the character, the movement of the scene. In each film image, there is only the nonmovement of the character.

A movement, like running, that is quickly captured by a camera but leaves us stationary in the image.

We might use more instances, but we can get the same conclusion: for a very brief moment, neither ourselves nor the world around us is in motion.

A moment is a slice of time. In that smallest slice, time stands still, or there is no time because there is no continuity.

When we look more closely from a stationary moment, we realize that the idea of a continuous stream of moments is a myth. For instance, when using a mala for prayer, we may notice that the entire string rotates, leading us to believe that the beads are all glued together. However, when you look at a bead, it remains distinct and unrelated to any other bead. The same goes for the film reel example shown above.

Continuity is an illusion, just like ignorance.

Lankavatara Sutra says: “People in the world have delusions on their own. Because they see a continuum. They will realize that the continuum is shattered if they see and understand the truth. You will become like a silkworm that binds itself by releasing its own silk if you continue to rely on words to learn about the unknown. Deluded persons are bound by delusion because they do not observe continuity properly.”

The sutra continues, “There is no continuity and discontinuity in this. One who sees that all dharmas are still and motionless will see that delusions do not arise. A bodhisattva is one who sees all dharmas as still and motionless.”

In short, observing the act of walking in a moment, we see that the act of walking is still, that is, motionless. In other words, the walking is nonexistent.

2. Dependent Origination. Observing the walking, we ask ourselves: what walks? toe? foot? calf? femoral? foot bones? leg bones? tendon? blood? nerves? the cells that make up those organs? etc.

Is there walking if there is no sense of desire or command to walk? The evidence is that when unconscious or when sleeping, the legs are still there but not walking. If you want to walk, you must have land. In the air, you can not walk. In the water, you swim, and can not walk. Walking requires a certain amount of earth, water, fire, and wind both inside the body and outside.

If there are no eyes to see and ears to hear, is there the act of walking? If there are no shoes or clothes, is there the act of walking?

Just so many factors and conditions show us that the act of walking depends on innumerable conditions. There is no act of walking if one of the necessary conditions is missing. So there is no act of walking by itself, completely belonging to itself, independent by itself.

The act of walking depends on countless causes and conditions. Therefore, the act of walking does not exist independently. There is not any act of walking that stands on its own, by itself.

There is no actual act of walking, which means that “the action of the body is not born.”

3. False label. The word “walk” thus relies on, and depends on so many other words: who walks? Calves, thighs, tendons, knees, nerves…  Moreover, where to walk, walk fast or slow, walk back or forth, walk in or out, walk for pleasure or walk for practical reason, walk to school or walk to the market… Just one word is meaningless by itself.

When we see water moving, do we say the water is walking? The word “walk” is only used for humans, very rarely for animals. Do foreigners use word “walk” like Vietnamese people? The word “walk” can be replaced with many other words: step, advance, move forward, stroll, go out (instead of going to the streets), return (instead of going back home)…

The word “walk” is not independent but depends on many other words. “Walk” is just a temporary, relative term, to use conventionally for our relative and temporary conventional life. So “walk” is just a false-name word, a conventional word.

The Great Prajnaparamita Sutra says: “A form is not a name, and a name is not a form. Feeling, perception, volition, and consciousness, are not names; name is not feeling, perception, volition, and consciousness. There is no name in all forms, and there is no form in any name; they are neither union nor dissolution, only established hypothetically. Why? All forms and names are self-nature emptiness. In the self-nature emptiness, either form or name is inaccessible.” (Chapter Vô Biên Tế, section 2)

When we realize that the word “walk” has a false-name characteristic, we lose absolute trust in the word and its meaning. There is no absolute word “walk” to describe an absolute “walk.” The word “walk” is just a conventional, false-name word that is based on language and parlance.

The act of walking exists only in a false name; the act of walking is only a conventional means. The action of the body in the absolute sense is not born, because it is just a false name.

We can more about other in-depth approaches by reading Chapter Two “Contemplating Movement and Immobility” (Phẩm Phá khứ lai) in Nagarjuna Bodhisattva’s The Treatise on the Middle Way. Here we quote the last two verses of the chapter to see that they come together to the same goal, one conclusion: to realize emptiness in the act of walking.

If there is truly a person who walks, there is no act of walking that can exist in the three periods of time (past, present, and future).

If there is not truly a person who walks, there is no act of walking that can exist in the three periods of time (past, present, and future).

The act of walking is seen as both real and unreal, so there is no act of walking that can exist in the three periods of time (past, present, and future).

Thus, the act of walking, the person who walks, and the distance of walking all are nonexistent.

If you, with a calm mind, continuously observe the act of walking, you will gradually see and believe that emptiness is the basis of all forms of life. This article just wants to show that emptiness is unborn, immovable, without continuity, dependently arising and false-named.

By entering the emptiness that is “no-creation, no-action, one empty essence” one can “get rid of all grasping” and thus be liberated.

Subhuti again said, “World Honored One, the nature of all dharmas is difficult to be understood?”

The Buddha said, “Thus, every dharma has only one essence, not two. Subhuti! You need to know that every dharma has only one essence, i.e. no essence; and that every dharma has no essence, i.e. one essence. Such dharma is an essence that has no essence, no creation, and no action. If a bodhisattva could truly know that every present dharma is an essence that has no essence, no creation, and no action, then he can be free from all grasping.” (Chapter “Bám tướng và chẳng bám tướng,” section 1).

Cultivating mindfulness of the body will lead practitioners to realize the essential Emptiness that is no self and no dharma: “The realm of the body can not exist (i.e. inaccessible), so there is no person who acts. Ditto for the realms of the touch of the body, the consciousness of the body, and the sensation of the body… so there is no person who acts.” (Chapter “Bám tướng và chẳng bám tướng,” section 1)

Seeing the Emptiness, practitioners will see all their actions compatible with the Emptiness:

“The Buddha said to Subhuti: This bodhisattva attains all dharmas that are congruent with space, seeing that his self-nature and his self-appearance are ultimately void, and all non-possessive, and seeing that not any born dharma is worthy of grasping. The entity that gives birth, the entity that is born, and the time and place of birth are all impossible to obtain. Why is that? Subhuti! This bodhisattva, perfecting the mind of unsurpassed enlightenment, is never far from the mind of great bodhi. The mind of this practitioner is not scattered while going, coming, entering, exiting, lifting the legs, and lowering the legs. In the four postures of the body — walking, standing, sitting, and lying down — he does all things in mindfulness.” (Chapter Bất thối chuyển, section 1).

Continuously observing the properties of emptiness through the act of walking, we will

eventually directly see emptiness (which the Great Prajnaparamita Sutra calls “visualization”) without further investigation, analysis, or reasoning by consciousness. Seeing emptiness directly is called the wisdom of Prajna. Seeing emptiness directly, we immediately understand the immortal saying of the Sixth Patriarch Hui Neng: “It’s not the wind that moves. It’s not the banner that moves. It’s just that your minds are moving.”

Then we continue to conform to emptiness, living emptiness in all aspects of life. This practice will lead us to liberation right in the midst of this life of form, sound, smell, taste, touch, mental object, eyes, ears, nose, tongue, body, and thoughts.

In short, observing the act of walking is an approach to realizing emptiness as the very foundation of worldly life. Then live with that view, in all the senses, in all the sense objects to gradually realize fully the emptiness.

That person remains in the cycle of birth and death without being contaminated by the cycle of birth and death, where he can practice the bodhisattva path and does not create karma by living in emptiness.

Although this bodhisattva, for the sake of teaching and transforming sentient beings, appears in the paths of birth and death, he is not polluted by afflictive karmas. Just like an illusory person appearing as walking, standing, sitting, and lying down actually does not create any karmic action. That person shows up in the realms of birth and death to help sentient beings, but he or she still sees that the person being helped and the work being done aren’t really anything that can be considered real.” (Chapter Nghĩa pháp không tạp, section 1)

To tentatively conclude, here we quote from the Great Prajnaparamita Sutra: “All dharmas are the same. They are not the objects to be perceived by the eyes. Dharmas do not act on any dharma. Dharmas do not see any dharma. Dharmas do not know any dharma. Ananda, you should know that in all dharmas there is not any person who acts, who sees, who knows, who moves, and who creates. Why is that? Because all dharmas are inaction, the persons who grasp and things being grasped are inherently secluded.” (Chapter Chúc lụy, section 1)

Excerpted from the Journal of Văn Hóa Phật Giáo, issue 181.

 

—- o —-

  

QUÁN SÁT THÂN HÀNH

Nguyễn Thế Đăng

 

Tánh Khôngbản tánh của tất cả mọi sự vật, mọi hiện tượng, mọi hành động của thân khẩu ý, nên ở đâu trong không gian nào thời gian nào chúng ta cũng có thể nhận ra nó, tương ưng với nó, an trụ trong nó, sống với nó.

Ở đây chúng ta nói về hành động đi, một hành động ai cũng làm hàng ngày, và nếu quan sát, nhìn sâu vào hành động đi này, dần dần chúng ta có thể thấy ra tánh Không.

Kinh Đại Bát-nhã hay nói đến ba luân không tịch. Trong sự việc đi này thì ba luân không tịch là: người đi, hành động đi, quãng đường đi, cả ba đều không tịch. Chúng ta sẽ chú ý nhiều nhất vào hành động đi.

Kinh Đại Bát-nhã, phẩm Vô sanh tam quán, theo luận Đại Trí độ, tức là phẩm Vô sanh của Đại Bát-nhã Cưu-ma-la-thập, phẩm Viễn ly của Đại Bát-nhã Huyền Trang, nói:

“Xá-lợi tử! Sắc chẳng sanh, thọ tưởng hành thức chẳng sanh. Tại sao thế? Vì bản tánh Không vậy. Mắt chẳng sanh cho đến ý chẳng sanh. Tại sao thế? Vì bản tánh Không vậy. Địa giới chẳng sanh, thủy hỏa phong không thức giới chẳng sanh. Tại sao thế? Vì bản tánh Không vậy. Thân hành chẳng sanh, khẩu hành chẳng sanh, ý hành chẳng sanh. Tại sao thế? Vì bản tánh Không vậy”.

Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu tìm hiểu “Thân hành chẳng sanh”. Thân hành là hành động của thân. Chúng ta chỉ tập trung vào một hành động của thân là đi.

Thân hành chẳng sanh là sự đi chẳng sanh. Nói cách khác là không có sự đi, và nói rộng hơn, không có người đi và không có khoảng cách đi.

Khi thiền định, thân chúng ta hầu như không có. Với thiền định, dù ngồi hay đi hay đứng, chúng ta đều cảm thấy thân mình như một cái bóng, một cái bóng nhẹ nhàng trong gương. Một đám mây lơ lửng không trọng lượng giữa trời. Như thế, với một tâm an định, thân chúng ta hầu như không có, thế là sự đi đã trở nên nhẹ nhàng, tự do, không vướng mắc rồi.

Chuyện kể, vào đời Trần, một hôm Phạm Ngũ Lão ngồi đan sọt bên vệ đường. Trần Hưng Đạo và đoàn tùy tùng đi qua. Quân lính dẹp đường thấy Phạm Ngũ Lão vẫn ngồi, bèn lấy giáo chích vào đùi chảy máu mà ông vẫn không hay biết. Sau đó ông được Trần Hưng Đạo mời về và trở thành tướng giỏi của nhà Trần. Chỉ sự tập trung, cái định đã làm cho thân hầu như vắng bặt.

Tóm lại, khi ý thức đặt mạnh mẽ vào thân, cảm thọ về thân sẽ mạnh mẽ, thân hiện hữu rõ ràng. Còn khi ý thức không chú ý vào thân, thân hầu như biến mất.

Với thiền định như một căn bản, chúng ta tiếp tục thiền quán, nghĩa là quan sát hành động đi bằng một tâm an định. Chúng ta xem xét hành động đi để xem nó có thật ở một mức độ nào.

1. Trong sát-na. Như khoa học, chúng ta phân tích sự vật và sự việc thành những yếu tố nhỏ nhất, mà khoa học gọi là nguyên tử về không gian, và khoảnh khắc về thời gian.

Ở đây chúng ta quan sát sự đi trong một đơn vị thời gian nhỏ nhất có thể hình dung được, theo Phật giáo gọi là sát-na.

Một thí dụ dễ hiểu là chiếu phim. Cuốn phim chỉ là một chuỗi liên tục những hình ảnh riêng rẽ và bất động, được kéo chạy với tốc độ khoảng 24 ảnh trong một giây, phù hợp với thời gian lưu ảnh trên võng mô của mắt người. Điều này khiến chúng ta thấy có sự cử động của nhân vật, sự chuyểnđộng của quang cảnh. Từng tấm ảnh phim thì chỉ có sự bất động của nhân vật.

Một cử động, như đang chạy, nhưng khi được chụp hình với máy có tốc độ nhanh, ở trong hình chúng ta đang bất động.

Chúng ta có thể lấy những thí dụ khác, nhưng có thể kết luận một điều, trong một sát-na chúng tathế giới chung quanh đều bất động.

Sát-na là một lát cắt dòng thời gian, trong lát cắt nhỏ nhất ấy, thời gian đứng lại, hay không có thời gian vì không có sự tương tục.

Từ một sát-na bất động, chúng ta quan sát sâu hơn và chúng ta thấy sự tương tục của các sát-na là một ảo tưởng. Thí dụ khi lần một xâu chuỗi, chúng ta thấy toàn bộ xâu chuỗi đều xoay, chúng ta ngỡ là các hột đều dính với nhau. Nhưng nếu nhìn vào một hột, hột đó vẫn tách riêng, không gắn kết dính liền với hột nào. Thí dụ về cuộn phim được chiếu ở trên cũng như vậy.

Sự tương tục là một ảo tưởng, là vô minh. Kinh Lăng-già nói:

Phàm phu tự vọng tưởng
Là có tướng tương tục
Nếu thấy biết chân thật
Lưới tương tục ắt đứt
Đối các thứ không biết
Theo lời nói nắm giữ
Thí như con tằm kia
Nhả tơ mà tự trói
Mê bị vọng tưởng trói
Chẳng quan sát tương tục.

Kinh nói tiếp: “Trong đây không có tướng tương tục và chẳng tương tục. Vì thấy tất cả pháp tịch tĩnh bất động nên vọng tưởng chẳng sanh. Bồ-tát thấy tất cả pháp tịch tĩnh bất động”.

Tóm lại, khi nhìn sự đi trong sát-na, chúng ta sẽ thấy sự đi là tịch tĩnh, nghĩa là bất động. Nói cách khác, sự đi là không có.

2. Duyên sanh. Quan sát sự đi, chúng ta tự hỏi: cái gì đi? ngón chân? bàn chân? bắp chân? đùi? xương bàn chân? xương cẳng chân? gân? máu? những dây thần kinh? những tế bào tạo nên các bộ phận đó?…

Nếu khôngý thức muốn và ra lệnh đi thì có sự đi không? Bằng cớ là khi bất tỉnh hay khi ngủ, chân vẫn có đó nhưng đâu có đi? Muốn đi phải có đất, vì không thể đi trong không khí, còn đi trong nước thì gọi là bơi. Muốn có sự đi phải có đủ đất nước lửa gió trong thân và ngoài thân.

Nếu không có mắt thấy, tai nghe thì có sự đi chăng? Nếu không có giày dép, áo quần, có thể có sự đi chăng?

Chỉ bấy nhiêu yếu tố ấy, điều kiện ấy cũng cho chúng ta thấy rằng sự đi tùy thuộc vào vô số nhân duyên, điều kiện. Chỉ thiếu một nhân duyên, điều kiện ấy thì không có sự đi. Thế nên, không có sự đi tự bản thân nó, hoàn toàn thuộc về nó, độc lập một mình nó.

Sự đi lệ thuộc vào vô số nhân duyên, điều kiện. Do đó, sự đi không hiện hữu độc lập. Sự đi tự đứng riêng mình nó, tự bản thân nó, thật sự là không có.

Không có sự đi thật sự nghĩa là “thân hành chẳng sanh” vậy.

3. Giả danh. Từ “đi” như thế nương dựa vào, phụ thuộc vào rất nhiều từ khác: ai đi? bắp chân, đùi, gân, đầu gối, dây thần kinh… Hơn nữa, đi đâu, đi nhanh hay chậm, đi tới hay lui, đi vào hay ra, đi chơi hay đi công việc, đi học hay đi chợ… Chỉ một từ đi thì tự nó vô nghĩa.

Nước chuyển động chúng ta có nói là nước đi chăng? Từ đi chỉ dùng cho loài người, rất ít dùng cho loài vật. Người ngoại quốc có dùng chữ đi như người Việt chăng? Chữ đi có thể thay thế bằng nhiều từ khác: bước, tiến tới, chuyển động, dạo, ra (thay vì đi phố), về (thay vì đi trở lại nhà)…

Chữ đi không độc lập mà phải nương dựa phụ thuộc vào nhiều từ khác. Đi chỉ là một danh tạm lập, tương đối, để dùng một cách quy ước cho đời sống quy ước tương đối và tạm thời của chúng ta. Cho nên đi chỉ là một từ giả danh, quy ước.

Kinh Đại Bát-nhã nói:

“Sắc chẳng phải là danh, danh chẳng phải là sắc. Thọ tưởng hành thức chẳng phải là danh, danh chẳng phải là thọ tưởng hành thức. Trong tất cả sắc không có danh, trong dang không có sắc, chẳng phải hợp chẳng phải tan, chỉ giả thi thiết. Tại sao thế? Vì tất cả sắc cùng danh đều tự tánh Không vậy. Trong tự tánh Không, hoặc sắc hoặc danh đều vô sở hữu bất khả đắc vậy”. (Phẩm Vô Biên Tế, hội thứ 2)

Khi thấy tính cách giả danh của từ đi, chúng ta cởi bỏ niềm tin tuyệt đối vào ngôn từý nghĩa. Không làm gì có một từ đi tuyệt đối để diễn tả một sự đi tuyệt đối. Đi chỉ là một từ quy ước, giả danh, dựa trên ngôn ngữ, lời nói.

Sự đi chỉ có trong giả danh, sự đi chỉ là một quy ước. Thân hành theo ý nghĩa tuyệt đối thì chẳng sanh, vì chỉ là giả danh.

Chúng tathể tham khảo Chương hai Quán sát sự chuyển động và không chuyển động (Phẩm Phá khứ lai) trong Trung Luận của Bồ-tát Long Thọ để có thêm những lối tiếp cận sâu sắc khác. Ở đây trích ra hai đoạn kệ cuối chương để thấy chúng cùng đi đến một mục đích, một kết luận: đó là nhận ra tánh Không trong sự đi:

Nếu thật có người đi
Không đi trong ba loại
Nếu người đi không thật
Không đi trong ba loại.
Vừa thật vừa không thật
Không đi trong ba loại
Thế nên, đi, người đi
Khoảng đi, đều không có.

Sự quan sát liên tục với một tâm định tĩnh về sự đi khiến chúng ta dần dần thấy và tin rằng tánh Không là Nền tảng của mọi hình thức đời sống. Trong giới hạn bài này tánh Không là chẳng sanh, bất động, không có tương tục, duyên sanhgiả danh.

Nhờ đi vào tánh Không “không tạo không tác, một tánh vô tánh” mà người ta có thể “lìa được tất cả bám nắm” và do đó được giải thoát:

“Tu-bồ-đề lại thưa rằng: Bạch Thế Tôn, tánh tất cả pháp khó thấu rõ được?

Đức Phật nói: Như vậy, vì tất cả pháp một tánh chẳng phải hai. Tu-bồ-đề! Phải biết các pháp là một tánh tức là vô tánh, các pháp là vô tánh tức là một tánh. Các pháp như vậy, một tánh vô tánh, không tạo không tác. Nếu Bồ-tát có thể biết được như thật các pháp có mặt là một tánh vô tánh, không tạo không tác, thì có thể xa lìa được tất cả bám nắm” (Phẩm Bám tướng và chẳng bám tướng, hội thứ 1).

Quan sát thân hành đưa đến tánh Không vô ngã vô pháp:

“Thân giới chẳng thể có (bất khả đắc) nên người làm chẳng thể có. Xúc giới, thân thức giới và thân xúc, thân xúc làm duyên sanh ra các thọ chẳng thể có nên người làm chẳng thể có” (Phẩm Bám tướng và chẳng bám tướng, hội thứ 1).

Khi thấy được tánh Không, mọi hành vi cho đến công việc đều tương ưng với tánh Không:

“Đức Phật nói với Tu-bồ-đề: Bồ-tát này đạt tất cả pháp đồng với hư không, tự tánh tự tướng đều rốt ráo Không, đều vô sở hữu, chẳng thấy có pháp sanh nào đáng bám giữ. Năng sanh, sở sanh, khi sanh, chỗ sanh đều bất khả đắc. Vì sao thế? Tu-bồ-đề! Bồ-tát này trọn thành tác ý Giác ngộ vô thượng, thường chẳng xa lìa tâm Đại Bồ-đề. Bốn oai nghi của thân, đi, tới, vào, ra, dở chân hạ chân, tâm không tán loạn, đi đứng ngồi nằm, làm các sự nghiệp đều trụ chánh niệm” (Phẩm Bất thối chuyển, hội thứ 1).

Liên tục quan sát những tính chất của tánh Không qua sự đi, cho tới lúc chúng ta trực tiếp thấy được tánh Không (mà kinh Đại Bát -nhã gọi là “hiện quán”) mà không còn qua những dò xét, phân tích, lý luận của ý thức. Thấy trực tiếp tánh Không, đó gọi là trí huệ Bát-nhã. Thấy trực tiếp tánh Không chúng ta hiểu ngay câu nói bất hủ của Lục Tổ Huệ Năng: “Chẳng phải gió động, chẳng phải phướn động, chỉ tại tâm các nhân giả động”.

Rồi chúng ta tiếp tục tương ưng với tánh Không, sống tánh Không trong mọi mặt của đời sống. Sự thực hành này sẽ đưa chúng ta giải thoát ngay giữa đời sống sắc thanh hương vị xúc pháp, mắt tai mũi lưỡi thân ý này.

Tóm lại, quan sát sự đi là một cách tiếp cận để nhận ra tánh Không chính là Nền tảng của đời sống thế gian. Rồi sống với cái thấy ấy, trong mọi giác quan, trong mọi đối tượng của giác quan để dần dần chứng nghiệm hoàn toàn tánh Không.

Người ấy vẫn ở trong sanh tử mà không bị sanh tử làm nhiễm ô, vì sống trong tánh Không thì không còn tạo nghiệp nhưng vẫn tiếp tục hành Bồ-tát hạnh:

“Bồ-tát này vì giáo hóa chúng sanh, tuy hiện trong các nẻo sanh tử lưu chuyển mà chẳng bị các chướng nghiệp phiền não kia nhiễm ô. Ví như người do biến hóa, tuy hiện các việc đi đứng ngồi nằm mà thật ra không có các nghiệp qua lại. Tuy hiện trong các nẻo sanh tử để làm lợi ích cho chúng sanh mà đối với chúng sanh và những công việc kia đều vô sở đắc” (Phẩm Nghĩa pháp không tạp, hội thứ 1).

Để tạm kết, chúng ta trích từ kinh Đại Bát-nhã:

“Tất cả pháp cũng như thế, đều chẳng phải cảnh chỗ hành của nhãn căn. Pháp chẳng hành pháp, pháp chẳng thấy pháp, pháp chẳng biết pháp. A-nan phải biết, tất cả pháp không kẻ hành, không kẻ thấy, không kẻ biết, không động không tác. Vì sao thế? Vì tất cả pháp đều vô tác dụng, kẻ nắm và cái được nắm tánh vốn xa lìa vậy.

Nếu Bồ-tát biết như thế, thấy như thế, hành như thế, tức là hành Bát-nhã ba-la-mật-đa, cũng chẳng bám lấy các pháp tướng ấy” (Phẩm Chúc lụy, hội thứ 1).

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 181

 

Source:

https://thuvienhoasen.org/a17930/quan-sat-than-hanh

 

 

 

.

.

.

.

 

 

.

 

 

 

 

.

 

.