Bồ tát Di Lặc tạo luận
BIỆN PHÁP PHÁP TÁNH LUẬN
辨法法性論
Maitreya’s Dharmadharmatāvibhaṅga
Distinguishing Phenomena and Pure Being
Pháp sư Pháp Tôn phiên dịch
Đại sư Thái Hư khoa đề
Quảng Minh dịch chú
LỜI TỰA
Vô Trước (Skt. Asaṅga) sinh vào khoảng năm 375 CN tại Purushapura, thành phố chính của Gandhara, miền bắc Pakistan ngày nay. Người mẹ bà la môn của ông, Prakashashila (Skt. Prakāśaśīla), ở kiếp trước, từng là một học giả Phật giáo uyên bác, sùng kính Bồ tát Quán Thế Âm. Trong một cuộc tranh luận với một học giả khác, bà đã gọi đối thủ của mình là phụ nữ và vì sự xúc phạm này, Quán Thế Âm nói rằng bà sẽ tái sinh thành phụ nữ 500 lần, nhưng Ngài sẽ luôn quan tâm đến bà.
Prakashashila cực kỳ uyên bác về mọi lĩnh vực kiến thức, nhưng vào thời đó, địa vị của phụ nữ khá yếu nên bà nguyện sanh những người con trai để làm lợi ích cho Giáo pháp và tất cả chúng sinh. Bà phối hợp với một hoàng tử thuộc đẳng cấp chiến binh kshatriya và sanh ra Vô Trước. Bà đã tự mình giáo dục Vô Trước một cách sâu rộng. Nhiều năm sau, sau khi Vô Trước trở thành một tu sĩ, bà sanh ra Thế Thân (Vasubandhu), phối hợp với một bà la môn trong triều đình.
Sau khi trở thành tu sĩ, Vô Trước đã nghiên cứu kinh điển trong 5 năm dưới sự hướng dẫn của vị trụ trì, Anandada, ghi nhớ 100.000 bài kệ mỗi năm. Nhưng khi đọc đến Kinh Bát nhã ba la mật, bản kinh về trí tuệ bát nhã sâu xa, ông thấy chúng quá rộng lớn đến nỗi ông trở nên bối rối. Sau khi nhận được quán đảnh từ Anandada vào hệ thống thiền định Vô thượng Du-già (Mayajalatantra) và đã học được, trong nghi lễ, về sự liên kết của mình với Bồ tát Di Lặc, Vô Trước quyết định rằng chỉ có Bồ tát Di Lặc mới có thể xóa tan chướng ngại của mình. Vì vậy, ông quyết định nhập thất để cố gắng có được hình ảnh về Di Lặc và nhận được sự giải thích rõ ràng từ Ngài.
Vô Trước thiền định trong hang động suốt ba năm nhưng không thành công. Chán nản, ông rời khỏi hang và nhanh chóng nhận thấy một số dấu vết trên tảng đá gần đó do cánh của một con chim để lại khi nó bay vào và ra khỏi tổ. Vô Trước nghĩ: “Nếu đôi cánh mềm mại của một con chim có thể để lại những dấu vết như vậy trên đá thì có lẽ mình nên kiên trì để gặp Di Lặc!” Với điều này, ông quay trở lại hang động của mình. Theo một phiên bản khác của sự việc này, Vô Trước đã nhìn thấy một người đàn ông đang cố gắng dùng một chiếc lông vũ chà xát một tảng đá đang chặn cửa sổ của mình.
Vô Trước thiền định thêm ba năm nữa nhưng vẫn không thành công, thậm chí không có một giấc mơ cát tường nào. Chán nản, ông ra khỏi hang và gặp một người đang dũa một thanh sắt bằng vải lụa để làm kim. Vô Trước nghĩ: “Nếu ai đó bỏ nhiều công sức vào một việc tầm thường như vậy, chắc chắn mình có thể tiếp tục thiền định để có được hình ảnh về Di Lặc,” và ông quay trở lại hang động.
Vô Trước thiền thêm ba năm nữa và vẫn không hài lòng với sự tiến bộ của mình. Bồ tát Di Lặc chưa xuất hiện nên ông rời khỏi hang, và chỉ để ý đến những lỗ trên đá cứng do những giọt nước nhỏ liên tục nhỏ xuống. Ông nhận ra: “Tôi phải kiên trì nếu muốn thấy mọi thứ thay đổi!” Ông quay trở lại hang động của mình.
Vô Trước thiền định thêm ba năm nữa nhưng vẫn không có kết quả gì. Thực sự chán nản, anh đã đưa ra quyết định cuối cùng là rời khỏi hang động mãi mãi. Ông bắt đầu đi bộ xuống đồi và gặp một con chó bị thương, phần thân dưới đầy giòi. Cảm thấy vô cùng thương xót con chó và lũ giòi, ông tự hỏi mình có thể giúp đỡ chúng như thế nào.
Vô Trước nhận ra rằng nếu ông dùng tay gỡ lũ giòi ra, ông có thể nghiền nát chúng và chúng sẽ chết. Hơn nữa, chúng cần thức ăn. Vì vậy, ông ta tự cắt một miếng thịt từ chân mình và quyết định dùng lưỡi nhẹ nhàng loại bỏ lũ giòi. Nhắm mắt lại, ông bắt đầu di chuyển lũ giòi, để rồi thấy rằng con chó và những con giòi đã biến mất và thay vào đó, trước mặt ông là Bồ tát Di Lặc.
Vô Trước thưa: “Con đã thiền định lâu như vậy mà Ngài chưa bao giờ đến với con!” Sau đó, Bồ tát Di Lặc giải thích với ông rằng Ngài đã ở bên ông suốt thời gian qua, nhưng vì nghiệp chướng khiến cho ông đã không thể nhận biết được 4 Ngài. Lòng bi mẫn của Vô Trước đối với con chó và lũ giòi đã tịnh hóa mọi chướng ngại và giúp ông có thể nhìn thấy Bồ tát Di Lặc một cách trực tiếp.
Vô Trước diễu hành quanh thị trấn với Bồ tát Di Lặc trên vai và hét lên: “Mọi người nhìn này, Bồ tát Di Lặc đây,” nhưng hầu như không ai nhìn thấy gì cả và nghĩ rằng ông bị điên. Chỉ có một bà già nấu rượu nhìn thấy một con chó trên vai.
Sau đó, Bồ tát Di Lặc đưa Vô Trước tới cung trời Đâu Suất (Tuṣita) để thọ nhận giáo lý Đại thừa sâu rộng về tánh Không và cách áp dụng chúng vào sự thực hành. Vô Trước đã ở đó trong một buổi sáng của chư thiên, nhưng thực ra đó là 50 năm của con người. Khi Vô Trước trở lại trái đất, ông đã viết lại từ trí nhớ những lời dạy mà ông đã nhận được từ Bồ tát Di Lặc trong cái được gọi là Di Lặc Ngũ Luận (彌勒五論). Đó là: 1. Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (現觀莊嚴論, Skt. Abhisamayalaṁkara) 2. Đại Thừa Trang Nghiêm Kinh Luận (大乘莊嚴經論,Skt. Mahāyānasūtrālaṁkara) 3. Biện Trung Biên Luận (辨中邊論, Skt. Madhyāntavibhaṅga) 4. Biện Pháp Pháp Tánh Luận (辨法法性論, Skt. Dharmadharmatāvibhaṅga) 5. Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận (究竟一乘寶性論, Skt. Ratnagotravibhāga) 1 . 1 Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận, Đại Chánh Tạng, No. 1611, không ghi tên tác giả, do ngài Tam tạng Lặc-na[1]ma-đề (勒那摩提, Skt. Ratnamati) dịch vào thời Bắc Ngụy. Chúng tôi cho rằng tác giả luận này là Vô Trước. Xem bản dịch của Linh Sơn Pháp Bảo. Truyền thống Trung Hoa cho Kiên Tuệ (堅慧, Ratnamati) là tác giả, trong khi truyền thống Tây Tạng cho Di Lặc và Vô Trước là đồng tác giả luận này. Lặc-na-ma-đề đặc biệt nổi tiếng vì trí nhớ phi thường về rất nhiều kinh kệ. Vào năm 508 CN, Lặc-na-ma-đề du hành từ Ấn Độ đến thủ đô Lạc Dương của Bắc Ngụy, nơi ông bắt đầu thực hiện bản dịch “Thập Địa Luận” (十地經論, Skt. Daṡabhūmivyākhyāna) của Thế Thân với Bồ-đề-lưu-chi (菩提流支, Bodhiruci) và Phật-đà-phiến-đa (佛陀扇多, Buddhaśānta). Bản chất của A lại da thức (dù là thanh tịnh, bất tịnh hay cả hai) đã khiến họ đưa ra những bản dịch khác nhau. Những người nghiên cứu cách dịch của Bồ-đề-lưu-chi được biết đến là Địa Luận Sư Bắc Đạo Phái (地論師北道派), trong khi những người theo phiên bản của Lặc-na-ma-đề được gọi là Địa Luận Sư Nam Đạo Phái (地論師南道派). Nam Đạo Phái được đại diện bởi học trò xuất sắc nhất của Lặc-na-ma-đề là Tuệ Quang (慧光, 468–537), người chủ trương rằng A lại da thức là Thắng nghĩa đế (paramārthasatya) và cùng tồn tại với Phật tánh. Do đó Lặc-na-ma-đề sau đó đã cộng tác với các học 5
Những luận bản này, cũng như các tác phẩm tiếp theo của ông, đã trở thành nền tảng cho hệ thống giáo lý Duy Thức (Chittamatra), còn được gọi là Du Già Hành Phái (Yogachara) hay Duy Thức Tông (Vijnanavada): – Đại Thừa A-tỳ-đạt-ma Tập Luận (大乘阿毘達磨集論, Skt. Abhidharmasamuccaya) – Du Già Sư Địa Luận (瑜伽師地論, Skt. Yogācārabhūmi-Śāstra) – Nhiếp Đại Thừa Luận (攝大乘論, Skt. Mahāyānasaṃgraha).
Người ta nói rằng Vô Trước sống đến 120 tuổi và sau khi làm trụ trì Nalanda trong 12 năm, ông qua đời ở Rajagriha.
Biện Pháp Pháp Tánh Luận (Skt. Dharmadharmatāvibhaṅga, Tib. Chos dang chos nyid rnam par ‘byed pa) là một trong năm tác phẩm của Di Lặc. Nó được coi là một văn bản tiêu biểu của Du-già hành phái, bởi vì nó biện giải, phân biệt về pháp (sinh tử) và pháp tánh (niết bàn), cùng với sự chuyển y: chuyển tạp nhiễm thành thanh tịnh, chuyển mê khai ngộ, siêu việt sanh từ mà ngộ nhập niết bàn. Hành giả Du Già kiến lập chuyển xả ‘pháp’ để y đắc ‘pháp tánh’, đây là trọng điểm của bản luận.
Luận này lấy sáu tướng để hiển ‘pháp’ và sáu tướng để bày ‘pháp tánh’, đều là để thiết lập pháp sanh tử và pháp niết bàn, hư vọng phân biệt và chân như.
Ngàn kinh muôn luận không ngoài pháp tướng và pháp tánh, và chúng bao gồm trong “các pháp sở tri”. Sở tri là những gì được biết đến. Pháp là khái niệm (dài ngắn, trắng đen, cũ mới, tốt xấu, v.v.), là ý tưởng (thiện ác, đúng sai, lợi hại, mê ngộ, v.v.) Tất cả pháp bao gồm trong 5 uẩn, 12 xứ, 18 giới. Thật tánh của các giả khác để dịch các tác phẩm khác, bao gồm Cứu Cánh Nhất Thừa Bảo Tánh Luận, và Diệu Pháp Liên Hoa Ưu-bà[1]đề-xá (妙法蓮華經憂波提舍, Saddharmapuṇdarīkopadeśa) được cho là của Thế Thân. Có một tác phẩm của Thế Thân tên là Phật Tánh Luận (佛性論, Uttar Tantra), Đại Chánh Tạng, No. 1610, gồm 4 quyển, Chân Đế (眞諦, Paramārtha) dịch. Nội dung giải thích ba phẩm: 5, 6 và 7 (: Tất cả chúng sanh có Như lai tạng, Vô lượng phiền não trói buộc và Vì nghĩa gì mà nói) của Bảo Tánh Luận, trình bày rất chi tiết lý thuyết Phật tánh trong 16 phẩm, qua bốn phương diện: 1. Duyên khởi; 2. Phá chấp (3 phẩm); 3. Hiển thể (3 phẩm); 4. Biện tướng (10 phẩm). Giải thích như thế nào mà chúng sanh có được Phật tánh, bác bỏ vọng chấp của ngoại đạo và Tiểu thừa. Tác giả trích dẫn rộng rãi Kinh Thắng Man, Kinh Pháp Hoa và Du-già sư địa luận. 6 pháp gọi là pháp tánh, hay còn gọi là chân như, pháp giới tánh. Như vậy, các pháp bao gồm tất cả có không, tâm vật, nhiễm tịnh, thiện ác, mê ngộ, phàm thánh, sanh tử niết bàn. Các pháp ấy là những đối tượng được biết, được tóm gọn trong ba tánh: biến kế chấp tánh, y tha khởi tánh và viên thành thật tánh, đó gọi là các pháp sở tri.
Khi đối tượng được nhận thức (sở thủ) và người nhận thức (năng thủ) biến mất, thì pháp tánh hay chân như tự biểu hiện. Nêu lên sự khác biệt giữa pháp và pháp tánh, tác phẩm này cho thấy con đường dẫn đến sự giác ngộ liên quan đến việc loại bỏ biến kế chấp tánh đối với các pháp y tha, để mở ra tiềm năng vô hạn của viên thành thật tánh của chúng ta.
Biện Pháp Pháp Tánh Luận dạy cho chúng ta cách nhìn thế giới vượt thoát vẻ bề ngoài của nó. Làm thế nào để hiểu thế giới này ngoài tầm nhận thức phân biệt của chúng ta, theo quan điểm Duy thức, để biết được sự thật tối thượng ẩn giấu đằng sau vũ trụ có thể quan sát được này.
Những ý niệm nhị nguyên (năng thủ và sở thủ) về kẻ ghét mà chúng ta nghĩ là thực có, từ đây là nguyên nhân tạo ra đau khổ vì lòng ghét bỏ của chúng ta, và hậu quả đau đớn của sự ghét bỏ. Nhưng nỗi đau do hậu quả của những hành động giận dữ của chúng ta lại lớn hơn nỗi đau của sự tức giận từng có.
Những ý niệm nhị nguyên về người thương mà chúng ta nghĩ là thực có, từ đây nảy sinh đau khổ bởi sự thay đổi và trái tim tan vỡ. Người thương khiến chúng ta đau khổ hơn kẻ ghét. Và vì vậy, nếu chúng ta biết quán chiếu sâu sắc bản chất không thực của các pháp, toàn là hư vọng phân biệt, để thoát khỏi sự ràng buộc bởi ưa thích và ghét bỏ nhưng vẫn tràn đầy lòng bi mẫn, thì cả người thương và kẻ ghét đều biến thành nhân duyên Phật pháp, những chướng ngại trở thành thiện tri thức của chúng ta.
Thế giới hiện tượng là luân hồi, bởi vì những phóng chiếu mê lầm, hư vọng phân biệt. Tịnh độ là niết bàn vượt qua mọi ưu phiền, chấp trước ngã pháp. Sanh tử 7 và niết bàn không phải là một và cũng không khác nhau. Sanh tử như băng, niết bàn như nước.
Nếu nhìn thấu suốt thực tướng của các pháp bằng trí vô phân biệt thì bản thể thanh tịnh của niết bàn sẽ hiển lộ. Đây là sự chuyển y, là cảnh giới xúc chứng. Khi ấy chỉ có sự thuần khiết chói sáng, như hình ảnh đám mây trắng phản chiếu trên mặt nước băng tan của một ngày xuân rực rỡ nắng ấm.
Nguyện xin giáo lý toàn hảo của đấng Vô Năng Thắng được lan tỏa khắp mười phương. San Francisco, 24/11/2023 Tưởng niệm húy nhật lần thứ 4 Đại sĩ Thích Trí Quang Đệ tử Quảng Minh kính ghi
NỘI DUNG
TỰ LUẬN
CHÁNH LUẬN
A. Biện Pháp và Pháp tánh để biết rõ nghĩa Tam thừa
I. Lược nêu
1. Tổng nhiếp hai sự
2. Biệt thuyết ba môn
(1) Tướng môn
(2) Thành lập môn
(3) Bất nhất bất dị môn
II. Quảng thích
1. Biện sanh tử
(1) Trình bày
(2) Biệt thuyết
(a) Lược chỉ ba tướng ở trên
(b) Sở y cộng và bất cộng
(c) Ngộ nhập nhị thủ tợ hiện phi hữu
2. Biện Niết bàn
(1)Trình bày
(2)Biệt thích
(a) Tướng
(b) Y xứ
(c) Quyết trạch
9
(d) Xúc chứng
(e) Tùy niệm
(f) Tự tánh
B. Đặc thù của Chuyển y để hiểu rõ nghĩa Đại thừa
III. Pháp Thuyết
1. Tổng nêu
2. Biệt thích
(1) Ngộ nhập Tự tánh
(2) Ngộ nhập Vật thể
(3) Ngộ nhập Số thủ thú
(4) Ngộ nhập Sai biệt
(5) Ngộ nhập Sở vi
(6) Ngộ nhập Sở y trú
(a) Trình bày
(b) Biệt thích
(b.1) Ngộ nhập Sở duyên của trí vô phân biệt
(b.2) Ngộ nhập Ly tướng của trí vô phân biệt
(b.3) Ngộ nhập Gia hành của trí vô phân biệt
(b.4) Ngộ nhập Tánh tướng của trí vô phân biệt
(b.5) Ngộ nhập Thắng lợi của trí vô phân biệt
(b.6) Ngộ nhập Biến tri của trí vô phân biệt
(6a) Trình bày
(6b) Biệt thích
(i) Biến tri đối trị
(ii) Biến tri tự tướng
(iii) Biến tri sai biệt
(iv) Biến tri tác nghiệp
10
(7) Ngộ nhập Tác ý
(8) Ngộ nhập Địa
(9) Ngộ nhập Lỗi lầm
(10) Ngộ nhập Công đức
IV. Dụ thuyết