Bản tin Nghiên Cứu Phật Học (online), ngày 12/08/2021

0
31
blank(LUẬT HỌC): “CẦN HIỂU LẠI NGHI LỄ TỰ TỨ” (Bhikkhu Cittacakkhu)
Nếu suốt 3 tháng an cư phạm tội mà không nói, đợi đến khi mãn hạ mới nói là phi luật, phạm tội che giấu (phú tàng). Che giấu một ngày đã nặng, hà huống gì đến 3 tháng? Cho nên lễ tự tứlễ sám hối thì không đúng nghĩa luật định. Lại nữa, có thể cho rằng trong thời gian 3 tháng, tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni phạm tội mà chính mình không hề hay biết, sau 3 tháng nhờ người khác biết chỉ lỗi cho mình để sám hối, càng không đúng. Vì sao? Vì tỳ-kheo khi biết người khác phạm tội phải nói ngay, không được che giấu, chỉ cần che giấu qua một đêm là người che giấu phạm ba-dật-đề (pāyattika).[19] Tỳ-kheo-ni che giấu tội của người khác cũng phạm ba-dật-đề như tỳ-kheo,[20] hoặc tỳ-kheo-ni biết tỳ-kheo-ni phạm ba-la-di mà che giấu, người che giấu cũng phạm ba-la-di; che giấu các tội khác mà không nói, tùy theo mức độ phạm tội mà xử lý.[21] Vậy tỳ-kheo, tỳ-kheo-ni nào biết người khác phạm tội phải nói liền, không có chuyện để đến sau 3 tháng (ví dụ mình được bầu làm “thọ tự tứ nhân” chỉ lỗi giùm) mới nói lỗi người đó là phi luật. Đây là bằng chứng thứ hai cho chúng ta thấy rằng, lễ tự tứ không phải lễ sám hối.
(GIẢNG LUẬN): “Lễ Tháng Bảy cho những Oan Hồn phiêu bạt”, Tuệ Sỹ
(VĂN HỌC): “VU LAN – BÁO HIẾU”, Viên Quang, đã in trong Tập san Pháp Luân – số 5.
“Vu Lan hay Vu Lan Bồn là dịch âm Phạn tự (Ullambana). Còn có một dịch âm nữa là Alamnàna. Trí Húc Đại sư nói, Vu-lan-bồn dịch nghĩa là Cứu đảo huyền: giải cứu cái khổ như sự bị treo ngược. Như vậy, Vu Lan có nghĩa là bản kinh chỉ cách giải cứu cái khổ khốn cấp trong các đường dữ, đó là nghĩa chính, và Vu-lan-bồn toàn là dịch âm Phạn tự. Tuy nhiên, nhờ trùng âm, ngẫu nhiên chữ Bồn lại có nghĩa của chữ Trung Hoa, và quan trọng là chữ ấy, kinh văn dùng để nói đến dụng cụ đặt đồ hiến cúng, trong cách Cứu đảo huyền. Như vậy, Vu-lan-bồn ngẫu nhiên mà có cái nghĩa Bồn Vu Lan. Nhưng nghĩa này chỉ phụ thuộc, dầu theo kinh văn, nghĩa này khá quan trọng”.
(Kinh Vu Lan, HT Trí Quang dịch, bản in 2004, tr.52).