An Cư Kho Báu Niềm Tin Và Trí Tuệ

0
30

AN CƯ KHO BÁU NIỀM TINTRÍ TUỆ
TKN. Thích Nữ Chân Liễu

ancukiethaancukiethaNgày nay, y theo lời dạy của Đức Từ Phụ Bổn
Thích
Ca Mâu Ni Phật, khắp nơi nơi, Chùa chiền, Tu viện, Thiền viện hằng năm đều
trang trọng tổ chức chu toàn cho tứ chúng được hội tụ về tham dự mùa an cư, sau
đại lễ Phật đản. Với trí tuệ của một bậc toàn giác, Đức Phật đã để lại kho báu
quí giá vô tận, củng cố niềm tin vào chân lý bất biến và khai mở trí tuệ bát nhã
cho hàng đệ tử trong các mùa an cư khi Ngài còn tại thế.

– Thế nào
là an cư?

Tâm tĩnh lặng tự tại gọi là AN. Thân ở yên một
chỗ gọi là CƯ. Tứ chúng là bốn hình tướng của người tu bao gồm xuất giatại
gia
(chư Tăng, Ni, và Cư sĩ nam, nữ). Ngày xưa, chỉ có giới xuất giachư Tăng
và chư Ni – hành pháp an cư, mỗi năm một lần, thường là vào mùa hạ, nên gọi là
an cư kết hạ, hay an cư kiết hạ. Ngày nay, ở khá nhiều nơi, vì muốn gieo duyên
xuất gia thù thắng trong một thời gian hạn định, các bậc Tôn túc cho phép hàng
, Phật tử tại gia tham dự an cư, tập tu đời sống xuất gia, tìm hiểu học hỏi kinh
Phật, nghe giảng giáo pháp, làm quen cách sống đơn giản tri túc trong thiền môn
và còn có dịp tạo phước hộ trì tam bảo. Tứ chúng tùng hạ an cư đều chân thành
thúc liễm thân tâm, thăng tiến giới hạnh, trưởng dưỡng từ bi, khai mở trí tuệ, cùng
chung
mục tiêu giác ngộgiải thoát.

Mùa an cư giúp người tu tập xa rời sinh hoạt ồn
ào
của cảnh trần, an trụ một nơi, có thời gian nghiên tầm kinh điển, giúp cho mắt
tai mũi lưỡi thân ý (gọi chung là sáu căn) được thanh tịnh. An cư chính là phương
tiện
thù thắng giúp thân được an, tâm được định, ý nghĩ lời nói việc làm đều thường
tỉnh giác và luôn sống với tâm vô ngã vị tha, tâm từ bi tâm hỷ xả. Đó cũng là con
đường
tìm về “Kho Báu của Niềm Tin và Trí Tuệ”.

KHO BÁU CỦA
NIỀM TIN

Đạo tràng an cư giúp người tu thanh tịnh tâm
và là nơi câu hội của tứ chúng tu học, tụng kinh, niệm Phật, tham thiền, trì
chú
, nghe pháp, học hiểu kinh, trì giới luật, tham vấn luận, để phát sanh niềm
tin
chánh tín vào giáo lý Đức Bổn Sư Thích Ca; hiểu rõ được chân lý vô thường,
sanh, lão, bịnh, tử, đang chi phối cuộc sống con người.

Niềm tin sâu xa nơi luật nhân quả bình đẳng,
con người tạo nghiệp thiện, tất nhận kết quả an vui; tạo nghiệp ác tất phải tự lãnh
chịu hậu quả đau khổ. Nghiệp thiện hay nghiệp ác tạo tác từ thân khẩu ý. Dụ như
hòn đá nặng (nghiệp ác, tâm nặng nề) tất nhiên phải chìm trong nước, giọt dầu
nhẹ (nghiệp thiện, tâm khinh an) tất nhiên nổi trên mặt nước. Đó là nhân quả
không sai, không phân biệt người nào.

Niềm tin mãnh liệt nơi chính mình, nhận được
bản tâm thanh tịnh vốn không sanh không diệt. Cứu cánh giải thoát sanh tử y cứ vào
văn tư tu, tức là con người lắng nghe giảng chánh pháp, thực hành chánh pháp thấy
lợi lạc, tu chánh pháp dứt hết phiền não, sạch tội nghiệp, đạt đến niết bàn
tịch tĩnh.

Niềm tin vững chắccăn bản của sự thành
công
chiến thắng tự tâm, nhiếp phục vọng tâm, là nguồn gốc của muôn hạnh lành. Niềm
tin
sáng suốt của người tu theo Phật không cuồng nhiệt, không sôi nổi, không so
đo và không bản ngã (cái tôi).

Niềm tin chân chánh là sự tự do thật sự,
không bị ép buộc, cũng không vì động lực của lòng tham, sân, si sai khiến. Tu
và học phải song hành, từ đó phát sinh niềm tin kiên cố, phân biệt chánh tà,
đúng sai rõ ràng, không còn rơi vào mê tín hay bị dụ dẫn.

Niềm tin bất thoái chuyển nơi Tam Bảo là thấy
được giá trị lợi ích đối với đời sống con người trong xã hội.

– Thế nào
là Tam Bảo?

Tam Bảo
là ba điều quí giá, cao tột.

Tam Bảo bên
ngoài

Phật Pháp Tăng.

Tam Bảo tự
tâm

là tâm sáng suốt, tâm chân chánh và tâm thanh tịnh.

Những điều Đức Phật dạy và những gì bản thân
Ngài chứng đắc trong quá trình tu tậphành đạo khổ hạnh, đã để lại cho hàng
đệ tử xuất gia, tại gia, con đường đi đến Niết Bàn, là sự giải thoát hoàn toàn
viên mãn.

– Phật: Bậc sáng
suốt
, giác ngộ cao tột, tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, phước đứctrí
tuệ
lưỡng toàn. Phật là tự tâm sáng suốt của mỗi người.

– Pháp: Con đường
chân chánh, phương pháp lợi ích rốt ráo đưa đến giải thoát sanh tử, là cứu cánh
để trau giồi giá trị phẩm hạnh, đạo đức, thánh thiện. Pháp là tự tâm chân chánh
của mỗi người.

– Tăng: Tăng già
tập thể thanh tịnh hòa hợp, đời sống đơn giản trong sạch, quên mình vì lợi ích
chúng sanh, cứu người giúp đời, tu hành theo Bồ Tát hạnh. Tăng là tự tâm thanh
tịnh
của mỗi người.

Những buổi cúng dường trai tăng, trai nghi trong
mùa an cư, được tổ chức rất trang nghiêm thanh tịnh, tứ chúng đồng tu tụng niệm,
hồi huớng cho gia đình thí chủ và cho tất cả mọi chúng sanh trong khắp pháp giới,
đời đời được gặp chánh pháp, để tiến tu cho đến ngày giác ngộgiải thoát. Trước
khi thọ thực, mọi người đều thầm niệm tam
đề
ngũ quán.

Tam đề:

Một là nguyện không làm các điều ác,

Hai là nguyện siêng làm các việc lành,

Ba là nguyện độ tất cả chúng sanh.

Ngũ quán:

1. Một là nghĩ đến công sức cực khổ của thí
chủ
cúng dường vật thực,

2. Hai là xem xét đức hạnh có xứng đáng thọ dụng
vật thực,

3. Ba là ngăn ngừa lòng tham ăn và thói quen
chê khen,

4. Bốn là xem vật thực như món thuốc trị bệnh
đói,

5. Năm là tạm dùng vật thực để có sức khoẻ
hành đạo.

Tam đềngũ quánphương tiện chư Tổ dạy
người tu nhiếp phục tâm, trước và trong khi thọ dụng vật thực cúng dường của
đàn na tín thí. Điều quan trọng là giúp hành giả trên đường hành đạo luôn tinh
tấn
dũng mãnh, cố gắng trau giồi đức hạnh, tăng trưởng lòng từ bi, quyết tâm đạt
đến
Phật quảnguyện độ tất cả chúng sanh được viên mãn. Đó là “Kho Báu Của Niềm Tin”mọi người tu
xuất
gia hay tại gia đều mong đợitin tưởng.

KHO BÁU CỦA
TRÍ TUỆ

“Nhân thân nan đắc. Diệu đạo nan cầu” – Thân
người khó được
. Chánh pháp khó gặp. Kiếp này đã được thân người, hội ngộ Phật
Pháp
, lại được gặp bạn đồng tu. Người biết cách tu không phí thì giờ vì những
phiền não thị phi, quyết tâm tu tiến, trừ sạch các tâm ô nhiễm ganh tỵ, đố kị,
tham lam, sân hận, si mê.

“Phản quan tự kỷ” – Xoay lại xét mình, không
phê phán người, người tu sẽ thấy rõ thật tánh của bản thân. Thúc liễm thân tâm
thanh tịnh, trau giồi giới, định, tuệ, đó là tìm về trí tuệ sáng suốt, tâm sáng
suốt
, còn gọi là Phật tánh hay Phật tâm.

Sinh hoạt tập thể là cơ hội tốt thực hành nếp
sống
tri túc, phát triển tâm vị tha khiêm tốn, đối trị tâm vị kỷ ngã mạn. Tứ
chúng
đồng tu theo Pháp Lục Hòa, tuy
có khác nhau về xuất xứ, trong hay ngoài giáo hội, nhưng tất cả đều bất tùy
phân biệt, cư xử bình đẳng, từ vật chất đến tinh thần. Thân hòa, tâm hòa, vui vẻ
chấp tác, hăng hái hành đường, giúp đỡ nhau công quả từ chuyện lớn nhỏ, việc nặng
nhẹ, tất cả đều hiểu biết và kính quí nhau trong tình đạo vị của chốn thiền môn
an tịnh. Mục đích đưa người tu đến chân thiện mỹ.

Pháp Lục Hòa là sáu phương pháp cư xử hòa hợp,
thanh tịnh, trong đời sống tập thể như sau:

1. Thân
hòa đồng trú:
Sống chung tập thể, hòa thuận, đùm bọc, nhường nhịn nhau
trong tình thân. Không ỷ mạnh hiếp yếu, ỷ thế hiếp cô. Tránh việc phe phái chia
rẽ.

2. Khẩu
hòa
vô tranh:
Sống chung tập thể, với tinh thần đồng tu, giữ gìn lời
nói
ôn hòa. Không tranh cãi, tranh chấp từng câu từng lời. Luận bàn trong sự tương
kính và bao dung.

3. Ý hòa đồng
duyệt:

Sống chung tập thể, ý nghĩ thiện lành, vui vẻ trong sáng, thanh tịnh. Không cố
ý
tạo bất hòa, đố kỵ, ganh ghét. Đặt sự tôn trọng nhau và đồng hòa giải trên hết.

4. Giới
hòa đồng tu:
Sống chung tập thể, giữ gìn giới luật, tự giác giữ mình
trong kỷ luật và qui tắc. Không xét việc người, tự soi mình, kính trên hòa dưới.
Giúp đạo tràng trang nghiêm tề chỉnh và qui củ.

5. Kiến
hòa đồng giải:
Sống chung tập thể, sách tấn nhắc nhở, cùng nhau học hỏi
trong sự bình đẳng. Không phân cao thấp, hay dở, khen chê, chỉ trích. Dìu dắt cùng
tu, cùng lợi lạc.

6. Lợi hòa
đồng quân:

Sống chung tập thể, lợi dưỡng đồng chia, tài lợi vật chất đối xử công bằng.
Không giành phần tốt, để người khác chịu thiệt thòi, so đo tính toán. Chia xẻ đồng
đều
quân bình như nhau.

Con người còn sống là còn động, còn sinh hoạt
là còn phiền não. Pháp Lục Hòa tạo được hòa khí trong tình đạo vị, xóa tan phiền
não
ngăn cách. Hơn vậy nữa, pháp nầy có công dụng nhắc nhở sự bình đẳng trong
tăng đoàn, dùng đức phục chúng, người tu trước biết thương yêu lo lắng người tu
sau. Kỷ luật tự giác, thời khóa đúng giờ, tinh tấn khắc phục giải đãi, tăng niềm
tự tin trong cuộc sống. Đó là “Kho Báu Của
Trí Tuệ”
ngàn năm vô cùng trân quí không bao giờ mất.

LỢI ÍCH CỦA
AN CƯ

ancu-xuhueancu-xuhueNhững tháng ngày an cư, thật sự buông bỏ những
lo âu phiền muộn, tứ chúng đồng tu có thêm niềm tin chánh tíntrí tuệ sáng
suốt
, giữ gìn truyền bá chánh pháp mạnh mẽ lợi lạc rất nhiều. Giá trị ánh sáng
của Phật Pháp được duy trì, đạo Phật càng phát triển sâu rộng, niềm hạnh phúc
an lạc lan tỏa khắp nhân gian không thể nghĩ bàn.

Trong thời gian mùa an cư, mỗi buổi sáng, tứ
chúng
thức dậy thật sớm, trước thời khóa tụng kinh Lăng Nghiêm có 30 phút tịnh
tâm
, thiền định, mọi người trong chúng
từng bước nhẹ nhàng ngồi vào chỗ của mình, xếp chân với tư thế hoa sen, yên lặng
thiền tọa, niệm Phật, trì chú trong yên lặng. Trong khung cảnh trang nghiêm
thanh tịnh, không tạp niệm, buông bỏ phiền não, không nói chuyện, không niệm Phật
ra tiếng, cũng không lễ lạy. Thời khắc đó mọi người thấy rằng, nếp sống thanh tịnh
của người tu cần thiếtlợi lạc vô cùng.

Những thời khóa tụng kinh như nhắc lại lời Phật
dạy
, tiếp thu Phật Pháp. Trong lời giảng chư Tôn đức giúp mở mang trí tuệ, sinh
hoạt
đối xử nhau đầy đạo tình đạo vị giúp cho tứ chúng đồng tu niềm tin sâu xa
nơi Tam bảo. Nhờ có những mùa an cư lợi lạc, người tu mới hiểu biết cách tu
đúng chánh pháp, trang nghiêm giới hạnh và đi đúng theo con đường Phật dạy để đạt
đến
cứu cánh Niết Bàn. Đó là phước báu của kiếp được làm thân người lại được sống
trong giới pháp của Chư Phật.

Tứ chúng xuất giatại gia thành tâm đảnh lễ,
cung kính tri ân Chư Tôn Thiền Đức tổ chức những mùa an cư hằng năm, đem tâm từ
bi hỷ xả cao thượng trao truyền ngọn đuốc Phật Pháp vi diệu. Các Ngài đã tạo
duyên lành cho hàng Phật tử xuất giatại gia chúng con được học hiểu sự lợi
ích
thực tế của công đứcphước đức, có thể áp dụng vào cuộc sống hằng ngày
nơi trụ xứ. Ngưỡng nguyện hồng ân Tam Bảo gia hộ chánh pháp trường tồn, chúng
sanh
dị độ.

NAM
MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

TKN. Thích Nữ Chân Liễu (Canada, Mùa An Cư 2011)