THIỆN PHÚC
AI TẠO NGHIỆP?
WHO CREATES KARMAS?
MỤC LỤC
Table of Content
Lời Mở Đầu—Preface
Chương Một—Chapter One: Nghiệp Là Gì? What Is Karma?
Chương Hai—Chapter Two: Đặc Điểm Của Nghiệp—Characteristics of Karmas
Chương Ba—Chapter Three: Thuyết Nghiệp Báo Trong Đạo Phật—The Theory of Karma Retribution in Buddhism
Chương Bốn—Chapter Four: Lời Phật Dạy Về Nghiệp Báo—The Buddha’s Teachings on Karma and Retribution
Chương Năm—Chapter Five: Tiến Trình Của Nghiệp—The Process of Karmas
Chương Sáu—Chapter Six: Gieo Nhân Nào Gặt Quả Đó—We Reap What We Sow
Chương Bảy—Chapter Seven: Nghiệp Không Bao Giờ Mất—Karma Never Gets Lost
Chương Tám—Chapter Eight: Nghiệp Chướng—Karmic Hindrances
Chương Chín—Chapter Nine: Các Loại Nghiệp Dẫn Đến Luân Hồi—Karmas Lead to Reincarnation
Chương Mười—Chapter Ten: Thân Nghiệp—Karma of the Body
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Khẩu Nghiệp—Karma of the Mouth
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Ý Nghiệp—Karma of the Mind
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Thiện Ác Nghiệp—Good and Evil Actions
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Nghiệp Đời Trước—Karma of Previous Life
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Nghiệp Mới—New Karma
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Những Loại Nghiệp Khác—Other Karmas
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Ngũ Vô Gián Nghiệp Cảm—Five Uninterrupted Due To Five Retributions for Karma
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Biệt Nghiệp Vọng Kiến—Specific Karma and Delusional Views
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Ai Chịu Trách Nhiệm Cho Nghiệp của Mình?—Who is Responsible for Our Karma?
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Thiện Ác—Good and Evil
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Thiện Pháp—Kusala Dharmas
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Bất Thiện Pháp—Akusala Dharmas
Chương Hai Mươi Ba—Chapter Twenty-Three: Chư Ác Mạc Tác, Chúng Thiện Phụng Hành, Tự Tịnh Kỳ Ý—Do no Evil, to Do Only Good, to Purify the Mind
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Thiểu Dục Tri Túc—Content with few Desires and Satisfy with What We Have at This Very Moment
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Chế Ngự Tham Lam-Sân Hận-Si Mê-Đố Kỵ Và Những Hành Động Xấu Ác Khác—To Overcome Greed, Anger, Ignorance, Jealousy, and Other Evil Deeds
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Phóng Dật-Buông Lung—Heedlessness and Giving Free Rein to One’s Emotion
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Cố Đừng Chối Bỏ Nhân Quả Để Tạo Thêm Nghiệp—Try Not to Negate on Cause and Effect to Create More Karmas
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Bồ Tát Sợ Nhân, Chúng Sanh Sợ Quả—Bodhisattva Fears of Causes, Ordinary People Fear of Results Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Tu Tập Thêm Thiện Nghiệp—Cultivate More Good Deeds
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Thân Tam-Khẩu Tứ-Ý Tam—Three in Kaya-karmas-Four in Vac-karmas-Three in Moras-Karmas
Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Thanh Tịnh Hắc Nghiệp—Purification of Negative Karmas
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two: Sám Hối Tam Nghiệp—Repentance on the Three Karmas
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Làm Thế Nào Để Phản Tỉnh Tam Nghiệp Thân-Khẩu-Ý?—How Do We Reflect Three Karmas of Body-Mouth-Mind?
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tu Là Chuyển Nghiệp—Cultivation Means Changing the Karma
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Hành Giả Với Nghiệp Báo—Practitioners with Karma and Results
Tài Liệu Tham Khảo—References
Copyright © 2020 by Ngoc Tran. All rights reserved.
No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832.
LỜI MỞ ĐẦU
Có người cho rằng “Tôi không chịu trách nhiệm cho những gì tôi đang là, vì mọi sự gồm trí óc, bản tánh và thể chất của tôi đều mang bản chất của cha mẹ tôi.” Quả thật ông bà cha mẹ có một phần trách nhiệm, nhưng phần lớn những đặc tính khác là trách nhiệm của chúng ta, những thứ đến từ kết quả của nghiệp mà chúng ta đã tạo ra trong những đời quá khứ. Hơn nữa, cái “ngã” đang hiện hữu sau thời thơ ấu của một người là kết quả của nghiệp mà chính người ấy đã tạo ra trong đời này. Vì thế mà trách nhiệm của các bậc cha mẹ rất giới hạn. Ý niệm về nghiệp dạy chúng ta một cách rõ ràng rằng một người gặt lấy những quả mà mình đã gieo. Giả dụ hiện tại chúng ta không hạnh phúc, chúng ta có thể mất bình tĩnh và tỏ ra bực bội nếu chúng ta gán ghép sự bất hạnh của chúng ta cho người khác. Nhưng nếu chúng ta xem nỗi bất hạnh trong hiện tại của chúng ta là kết quả của các hành vi của chính chúng ta trong quá khứ thì chúng ta có thể chấp nhận nó và nhận trách nhiệm về mình. Ngoài sự chấp nhận ấy, hy vọng ở tương lai sẽ tràn ngập trong tim chúng ta: “Tôi càng tích tụ nhiều thiện nghiệp chừng nào thì trong tương lai tôi sẽ càng có nhiều quả báo tốt chừng ấy. Được rồi, tôi sẽ tích tụ nhiều hơn nữa những thiện nghiệp trong tương lai.” Chúng ta không nên chỉ giới hạn ý niệm này trong các vấn đề của kiếp sống con người trong thế giới này. Chúng ta cũng có thể cảm thấy hy vọng về những dấu vết cuộc đời chúng ta sau khi chết. Đối với những người không biết Phật pháp, không có gì kinh khủng bằng cái chết. Mọi người đều sợ nó. Nhưng nếu chúng ta thật sự hiểu biết ý nghĩa của nghiệp quả thì chúng ta có thể giữ bình tĩnh khi đối diện với cái chết vì chúng ta có thể có hy vọng ở cuộc đời sau. Khi chúng ta không chỉ nghĩ đến mình, mà nhận ra rằng nghiệp do những hành vi của chính mình tạo ra sẽ gây một ảnh hưởng đến con cháu chúng ta thì tự nhiên chúng ta sẽ nhận thấy có trách nhiệm về hành vi của chính mình. Chúng ta cũng sẽ nhận ra rằng chúng ta là các bậc cha mẹ, phải giữ một thái độ tốt trong đời sống hằng ngày để có một ảnh hưởng hay quả báo thuận lợi cho con cháu chúng ta. Chúng ta sẽ cảm thấy rõ ràng rằng chúng ta phải nói năng đúng đắn với con cái và nuôi nấng các em một cách thích đáng trong tình yêu thương.
Liên hệ tới nghiệp còn có cái gọi là tự tác giáo tha. Tự tác giáo tha là tự mình làm, rồi xúi người khác cùng làm cũng là nghiệp của mình đó! Chúng ta phải biết rằng sát sanh, trộm cắp, tà dâm, vọng ngữ và uống những chất cay độc là những hành vi tạo nghiệp. Những tội nầy được phân làm bốn thứ: Nhân, duyên, pháp và nghiệp (nguyên nhân, điều kiện tiếp trợ, phương thức và việc làm). Sự sát sanh gồm có sát nhân, sát duyên, sát pháp và sát nghiệp. Trong bất cứ tiến trình nào của bốn thứ nầy, tội đều do tự mình làm hay xúi bảo người khác làm. Tự mình làm là chính mình làm chuyện bất chính. Trong khi xúi kẻ khác làm tức là cổ vũ người khác làm chuyện không đúng. Đó là phạm tội một cách gián tiếp. So sánh với tội trực tiếp thì tội gián tiếp nầy nặng hơn, bởi vì tự mình đã có tội rồi mà mình còn mang thêm tội xảo trá nữa. Cho nên tự mình làm đã là có tội, mà xúi người khác làm thì tội lại nặng hơn. Chúng ta tạo nghiệp bằng cách “Kiến Văn Tùy Hỷ”. Kiến văn tùy hỷ có nghĩa là thấy và nghe người khác làm bậy rồi vui theo. Nghĩa là mình biết kẻ khác phạm tội mà còn trợ giúp cho họ nữa. Tự mình làm là chính mình làm chuyện bất chính. Trong khi kiến văn tùy hỷ tức là nghe thấy và cổ vũ người khác làm chuyện không đúng. Tương tự như trên, đây là phạm tội một cách gián tiếp. So sánh với tội trực tiếp thì tội gián tiếp nầy nặng hơn, bởi vì tự mình đã có tội rồi mà mình còn mang thêm tội xảo trá nữa. Cho nên tự mình làm đã là có tội, mà xúi người khác làm thì tội lại nặng hơn. Phật tử chơn thuần nên luôn nhớ rằng đức Phận, cha mẹ, chư Tăng Ni, kinh sách, bạn đạo, vạn vân… là tất cả những thứ mà chúng ta rất cần sự hỗ trợ trên bước đường tu tập giải thoát, bởi vì chúng ta phải học nhiều, phải giữ giới nghiêm minh, phải tìm một môi trường thích hợp để tu tập thiền định. Nhưng chỉ riêng một mình mình mới có thể nhìn vào tâm mình, và chỉ riêng mình mới có thể xóa đi tam độc tham, sân, si đã trói buộc chúng ta vào vòng luân hồi sanh tử từ vô thỉ đến nay mà thôi. Đức Phật đã chỉ ra đường đi, nhưng chúng ta phải tự đi lấy con đường tu tập giải thoát của chính mình!
Qua những diễn giải tóm lược về Nghiệp, chúng ta thấy nói chung giáo thuyết về Nghiệp trong Phật giáo là một chân lý không thể nghĩ bàn. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng Nghiệp không thể bị triệt tiêu được bằng cách học hỏi từ sách vở, mà chỉ được bằng cách chấp nhận một thái độ đến với cuộc sống bằng tu hành giới hạnh. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng chúng ta phải cố gắng hết sức mình diệt sạch nghiệp luân hồi sanh tử như lời đức Phật đã dạy trong kinh Pháp Cú. Điều này cực kỳ khó khăn cho tất cả chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Vấn đề ở đây chỉ là thời gian sớm hay chậm mà thôi, bạn sẽ gặt những gì bạn gieo. Vì đạo Phật là đạo thực tiễn, đạo của tu và hành thật sự nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng… và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thức và hạnh phúc. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng hết sức mình nhằm triệt tiêu nghiệp chướng ngay trong đời này. Bên cạnh đó, tu hành triệt tiêu nghiệp chướng cũng sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen mới trong việc biết dừng lại đúng lúc đúng thời, thói quen biết ngừng lại, và không tiếp tục làm những hành động bất thiện nữa.
Quyển sách nhỏ có tựa đề “Ai Tạo Nghiệp?” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về triết thuyết Nghiệp, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra chân lý mà Đức Phật, một bậc Đại Giác trong lịch sử của nhân loại, đã từng tuyên thuyết tại xứ Ấn Độ. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng triệt tiêu nghiệp chướng theo đúng nghĩa Phật dạy không hẳn là phải xuất gia vào chùa làm Tăng hay làm Ni, mà nó có nghĩa là bước vào việc tu tập nhằm thiết lập những mẫu mực sống hằng ngày của mình, làm cho đời sống của chúng ta trở nên an lạc, tỉnh thức, và hạnh phúc hơn. Trong Kinh A Hàm, Phật dạy: “Không làm những việc ác, chỉ làm những việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó lời chư Phật dạy.” Biển pháp mênh mông cũng từ bốn câu kệ nầy mà ra. Trong Kinh Pháp Cú, đức Phật dạy: Người trí hãy nên rời bỏ hắc pháp (ác pháp) mà tu tập bạch pháp (thiện pháp), xa gia đình nhỏ hẹp, xuất gia sống độc thân theo pháp tắc Sa-môn (87). Người trí phải gột sạch những điều cấu uế trong tâm, hãy cầu cái vui Chánh pháp, xa lìa ngũ dục mà chứng Niết bàn (88). Người nào thường chính tâm tu tập các phép giác chi, xa lìa tánh cố chấp, rời bỏ tâm nhiễm ái, diệt hết mọi phiền não để trở nên sáng suốt, thì sẽ giải thoát và chứng đắc Niết bàn ngay trong đời hiện tại (89).
Nếu chúng ta thực sự biết ai là người tạo nghiệp, sẽ có cơ hội cho chúng ta cố gắng tu tập triệt tiêu Nghiệp Chướng rồi chúng ta sẽ thấy rằng trải nghiệm được việc thoát ly khổ đau phiền não để có được sự yên bình, tỉnh thức, và hạnh phúc không có nghĩa là chúng ta phải đi vào một nơi không có tiếng ồn ào, không có sự rắc rối hay không có những công việc nặng nhọc. Kỳ thật, sự yên bình thật sự hiện diện giữa những thứ vừa kể trên mà chúng ta vẫn có sự yên tĩnh nơi nội tâm mình. Đối với người Phật tử thuần thành, một khi đã quyết định tu tập triệt tiêu Nghiệp Chướng phải kiên trì không thối chuyển; từng bước một, phải cố gắng hết sức mình để tu tập triệt tiêu nghiệp chướng mỗi ngày. Lâu dần, sự việc này sẽ giúp mình có những thói quen khiến cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Mà thật vậy, một khi chúng ta đã có được những thói quen này, chúng sẽ trở thành những thói quen tự nhiên. Đức Như Lai đã giải thích rõ về sự triệt tiêu nghiệp chướng của Ngài để tiến tới quả vị Phật. Bây giờ là trách nhiệm của chính chúng ta là có tu tập hay không mà thôi. Cuộc hành trình triệt tiêu nghiệp chướng để đi từ người lên Phật đòi hỏi nhiều cố gắng và hiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, cả sách in lẫn sách trên mạng điện tử, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Ai Tạo Nghiệp?” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bình và hạnh phúc.
Preface
Some people say “I am not responsible for what I am because everything, including my brain, nature, and physical constitution, partake of the nature of my parents.” It’s no doubt that our parents and ancestors must be responsible for some of the nature of their descendants, but the majority of other characteristics is the responsibility of the descendants themselves because beings coming into existence with their own karmas that they have produced in their past lives. Moreover, the self that exists after one’s childhood is the effect of the karma that one has produced oneself in this world. So the responsibility of one’s parents is very limited. The idea of karma teaches us clearly that one will reap the fruits of what he or she has sown. Supposed that we are unhappy at present; we are apt to lose our temper and express discontent if we attribute our unhappiness to others. But if we consider our present unhappiness to be the effect of our own deeds in the past, we can accept it and take responsibility for it. Besides such acceptance, hope for the future wells up strongly in our hearts: “The more good karma I accumulate, the happier I will become and the better recompense I will receive. All right, I will accumulate much more good karma in the future.” We should not limit this idea only to the problems of human life in this world. We can also feel hope concerning the traces of our lives after death. For those who do not know the teachings of the Buddha, nothing is so terrible as death. Everyone fears it. But if we truly realize the meaning of karma-result, we can keep our composure in the face of death because we can have hope for our next life. When we do not think only of ourselves but realize that the karma produced by our own deeds exerts an influence upon our descendants, we will naturally come to feel responsible for our deeds. We will also realize that we, as parents, must maintain a good attitude in our daily lives in order to have a favorable influence or recompense upon our children. We will feel strongly that we must always speak to our children correctly and bring them up properly and with affection.
Relating to Karmas, we also have a so called doing things ourselves, then telling others to do exactly the same as what we have done are also considered our own karmas! That is to say, we have done these ourselves, then told others to do them. We know that killing, stealing, committing sexual misconduct, lying, and taking intoxicants are improper ways to behave that causes bad karmas. These offenses are divided into four aspects: causes, conditions, dharmas, and karma. For example, with killing, there are the causes of killing, the conditions of killing, the dharmas of killing, and the karma of killing. In any of these aspects, one either personally commits the offenses, or tells someone else to do it. Doing things ourselves means that we personally engage in the improper deeds. While telling others to do things means encouraging and inciting others to do improper things. This way of indirectly committing an offense is more serious than directly committing it, because the offense of fraud is adding to the original offense. Thus, if we do it ourlseves, it’s already an offense, but if we tell others to do it, the offense is even greater. We create Karma by “Rejoicing at seeing and hearing it done”. “Rejoicing at seeing and hearing it done” means we know someone else is committing an offense, and we help that person to do it. Doing things ourselves means that we personally engage in the improper deeds. While rejoicing at seeing and hearing it done means seeing and hearing it done, then encouraging and inciting others to do improper things. Similarly, this way of indirectly committing an offense is more serious than directly committing it, because the offense of fraud is adding to the original offense. Thus, if we do it ourlseves, it’s already an offense, but if we tell others to do it, the offense is even greater. Devout Buddhists should always remember that the Buddha, parents, monks and nuns, sutras, and dharma friends, etc., are all that we need on our way to liberation because we have to learn a lot, have to keep precepts strictly, and have to find an appropriate environment for practicing meditation. But only we ourselves can watch our mind, and only ourselves can wipe out the three poisons of desire, hatred and ignorance that have been binding us in the cycle of rebirth since the beginningless time. The Buddha pointed out the Way, but we have to do the walking on the path of our liberation!
Through these summaries of explanations on Karma, we see that generally the theory on Karma in Buddhism is beyond any human discussions. Devout Buddhists should always remember that Karma cannot be eliminated by studying through books, but by adopting an attitude to life that is disciplined. Devout Buddhists should always remember that we must all strive our best to eradicate all karmas leading to rebirths as taught by the Buddha in the Dharmapada Sutra (126). This is extremely difficult for all of us in our daily life. The problem here is only a matter of time, sooner or later, you will reap what you sow because Buddhism is a practical religion, a religion of real cultivation, the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on… and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially, human beings to eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life. So, we must try our best to eliminate all karmas and hindrances right in this very life. Besides, eliminating karmas and hindrances also helps us develop new habits of appropriate pausing, habits of knowing how to stop from continuing doing unwholesome activities.
This little book titled “Who Creates Karmas?” is not a profound study of the theory of Karma, but a book that simply points out the Truth which the Buddha, the Great Enlightened in human history, once taught in India. Devout Buddhists should always remember that eliminating karmas and hindrances as the Buddha taught does not necessarily mean to renounce the world and to enter into a temple as a monk or nun, but it means to enter into practicing and cultivating in order to established daily life patterns, makes our lives more peaceful, mindful, and happier. In the Agama Sutra, the Buddha taught: “Do not commit wrongs, devoutly practice all kinds of good, and purify the mind, that’s Buddhism” or “To do no evil, to do only good, to purify the will, is the doctrine of all Buddhas.” These four sentences are said to include all the Buddha-teaching. In the Dharmapada Sutra, the Buddha taught: A wise man should abandon the way of woeful states and follows the bright way. He should go from his home to the homeless state and live in accordance with the rules for Sramanas (Dharmapada 87). A wise man should purge himself from all the impurities of the mind, give up sensual pleasures, and seek great delight in Nirvana (Dharmapada 88). Those whose minds are well-trained and well-perfected in the seven factors of enlightenment, who give up of grasping, abandon defiled minds, and eradicate all afflictions. They are shinning ones and have completely liberated and attained Nirvana even in this world (Dharmapada 89).
If we really know who creates karmas, there will be opportunities for us to cultivate eliminating of Karmas and Hindrances, then we will see that to experience the escape of sufferings and afflictions in order to have peace, mindfulness and happiness does not mean that we have to be in a place where there is no noise, no trouble, or no hard work. As a matter of fact, peace is really to be in the midst of those things and still be calm in our heart. For devout Buddhists, once you make up your mind to cultivate eliminating of Karmas and Hindrances, should persevere and never have the intention of retreat; step by step, you should try your best to practice eliminating karmas and hindrances on a daily basis. Over the times, this will help us form habits which make our life better and better. In fact, once we have these habits, they will become our natural habits. The Buddha already explained very clearly on how He eliminated His own karmas and hindrances in order to achieve Buddhahood. It’s our own responsibility to practice or not practice. The journey leading to elimnation of karmas and hindrances in order to advance from human to Buddha demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently, even with so many Buddhist books available in printing and online, I venture to compose this booklet titled “Who Creates Karmas?” in Vietnamese and English to spread basic teachings in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.
.