Chữ “Không” Trong Nhà Phật

0
38

CHỮ “KHÔNG” TRONG NHÀ PHẬT
Lê Sỹ Minh Tùng

chukhongtrongnhaphatchukhongtrongnhaphatTrong
Phật giáo thiền được xem là pháp môn phổ biến của đạo Phật, nhưng trên thực tế
thiền được áp dụng trong tất cả mọi sinh hoạt của cuộc sống mà con người không
hề để ý đến. Thí dụ trong các lãnh vực khoa học hiện đại thì danh từ thiền được
hiểu là sự nghiên cứu để vận dụng tất cả mọi tư duy từng giai đoạn với mục đích
tìm ra phương thức ứng dụng để phục vụ cho đời sống con người. Nếu sự nghiên cứu
này có kết quả rốt ráo, thành tựu mỹ mãn có thể đem ra ứng dụng làm lợi ích cho
cuộc đời thì sự nghiên cứu đó được gọi là “phát minh”. Nhưng tất cả những sự
phát minh của khoa học, kỷ thuật là để phục vụ con người đối với thế giới vật
chất
để có cuộc sống dễ dàng, tiện nghi và đưa con người gần gủi với nhau hơn.
Thí dụ khi các khoa học gia khám phá và phóng những vệ tinh vào quỷ đạo của địa
cầu nên ngày nay ai ai cũng có điện thoại di động, có thể xem trực tiếp truyền
hình trận đá banh vô địch thế giới trên TV ở bất cứ nơi nào. Chẳng hạn có một vị
bác sĩ trước khi cho thuốc thì phải suy tư, thẩm xét để suy tìm ra căn bệnh của
thân chủ mình do vậy chính vị bác sĩ này hằng ngày đã vô tình vào thiền định rất
nhiều lần mà không hề hay biết. Một học sinh đang suy nghĩ để tìm cách giải một
phương trình toán học, một bà nội trợ đang suy nghĩ phải nấu món ăn gì cho bửa cơm
gia đình tối nay. Tóm lại thiền là sự tư duy, quán chiếu để thấu biết rốt ráo một
đối tượng nào.

Tu
thiền
trong Phật giáo cũng vậy, nhưng thay vì tư duy, quán chiếu để tìm những
phát minh cho thế giới vật chất thì hành giả xoay ngược vào tâm để thấy biết
con người thật của mình. Có vào trong thiền định hành giả mới có thể thật sự sống
trong tỉnh thức của tánh giác của mình để biết thấu suốt thế gianvô thường,
khổ, không và bất tịnh. Cho dù hành giả tu theo thiền Tứ Niệm Xứ (thiền minh
sát
,), tổ sư thiền (Như Lai thanh tịnh thiền) thì cứu cánh tối hậu vẫn là phát
minh về mặt trí tuệ. Cũng như nếu một khoa học gia cả đời tận tụy nghiên cứu
cuối cùng không tìm ra được một phát minh nào thì sự nghiên cứu kia cũng không
đến đâu cả, không có lợi ích gì cho mình và cho đời. Do đó dựa theo tinh thần đạo
Phật
thì thiền định phải phát sinh trí tuệ để nhận biết thấu suốt thật tướng của
nhân sinh vũ trụ. Tâm của chúng sinh ví như ngọn đèn vốn sáng tỏ, nhưng vì gió
vọng trần lay động làm ánh sáng lý trí bị lu mờ. Bây giờ nếu đi vào thiền định
ví cũng như chụp cái bóng che gió vào thì ngọn đèn tâm bây giờ sẽ bừng sáng tức
là có định thì trí tuệ sẽ phát sinh.

Bây
giờ dưới cái nhìn của Phật giáo nguyên thủy thì tam pháp ấn “Vô thường, khổ, vô
ngã” là những chất liệu chính để giúp họ vượt thoát ra khỏi sinh tửđạt đến
cứu cánh tột đỉnh là thanh tịnh Niết bàn. Họ dùng “Tích không quán” để quán rằng
thế gian vô thường, tứ đại khổ, không và ngũ uẩn vô ngã (ngũ uẩn là sắc, thọ,
tưởng, hành, thức của đại thừa và cũng chính
là thân, thọ, tâm, pháp của tiểu thừa) nên thế gian vạn pháp dưới ánh mắt của họ
không có gì đáng quý, không có gì đáng tham luyến, say mê, không có gì đáng giữ
gìn
, bảo thủ ngay cả tấm thân tứ đại của họ. Do đó cái “không” của hàng Thanh
văn
vạn pháp không tồn tại, trường cửu, không bền không chắc của sự vô thường
nên họ chứng được ngã không. Nói cách khác đối với sự vật hiện tượng của thế giới
hữu vi như trời trăng mây nước, chim bay cá lặn thì không có vật gì thoát khỏi
luật vô thường nên tất cả vạn pháp trong thế gian dưới ánh mắt của họ thì tât cả
đều là không. Vì vậyngã không” ở
đây chính là nhất thiết pháp vô ngã. Vô ngã nghĩa là vạn pháp ngay cả tấm thân
của họ không có tự thể cố định, trường tồn, vĩnh cửu bởi vì chữ “ngã” trong đạo
Phật
tự tại, thường nhất, bất biếnvạn pháp trong thế gian nầy không có
cái gì là bất biến, thường nhất, cố định cả. Khi đạt được chân lý ngã không thì
các vị trở thành bậc A la hán.

Vậy
tư tưởng đại thừa về chữ “không” như thế nào?

Đối
với Bồ tát thì chẳng những họ thấy thế giới vạn phápvô thường, ngã không
khổ như các vị Thanh vănBồ tát còn thấy thực tướng của vạn phápvô tướng.
Thế nào là vô tướng? Vô tướng dưới cái nhìn của Bồ tátthế giới vạn pháp
huyễn hóa, không thật, tuy có mà như không. Đó chính là “đương thể tức không” nghĩa là vạn pháp tuy sờ sờ ra đó, nhưng tâm Bồ
tát
không chấp cái có của nó nên tuy có mà vẫn như không. Do đó cái khác biệt của
Bồ tát là thấy cả “ngã khôngpháp
không
” chứ không nhất thiết chỉ biết ngã không như các vị A la hán. Vì thế
tư tưởng đại thừa là “vạn pháp giai
không
, duyên sanh như huyễn
” nên không chấp vào sự hiện hữu của thế gian
trụ
nghĩa là tuy vạn pháp có đó mà trong tâm vẫn cứ như không. Vì không chấp
nên Bồ tát không cần xa lánh thế gian mà vẫn không hề bị thế gian đắm nhiễm,
tâm hằng tự tại, thanh tịnh niết bàn. Thí dụ các vị Thanh văn thấy con người
sinh ra rồi già yếu, bệnh tật và sau cùng là chết nên các vị ấy sợ sinh tử,
chán ngán cuộc đời. Ngược lại đối với Bồ tát quán pháp vô sanh nghĩa là khi
duy
quán chiếu để nhìn vạn pháp vô sanh thì cũng có nghĩa là nhìn vạn pháp
diệt. Thí dụ khi nhìn một nụ hoa thì làm sao biết được tánh vô sanh của nó? Khi
nhìn đóa hoa mới nở thì chắc chắn là nụ hoa sanh và vài tuần sau, hoa tàn thì
nói rằng nụ hoa diệt. Nhưng đây chỉ là cái nhìn thiển cận của phàm nhân, còn
cái nhìn của Bồ-tát ngộ được vô sanh là ngay trong lúc nụ hoa mới nở thì cái
sinh đã có diệt trong đó rồi. Ngược lại trong lúc nó tàn úa thì các vị Bồ-tát lại
nhìn cái diệt là bắt nguồn cho cái sinh khác. Đó là hiện tượng quy về bản thể
bản thể duyên khởi thành ra hiện tượng cho nên có cái gì là thật sinh hay
cái gì là thật diệt đâu. Nói cách khác sinh để rồi diệt, diệt rồi lại sinh,
sinh sinh diệt diệt vô cùng vô tận nên sinh diệt, sống chết là chuyện thường,
chẳng có gì quan trọng nên không còn lo sợ, khổ đau. Chúng sinh khi thấy mình
già yếu, bệnh tật thì đau khổ buồn phiền. Ngược lại, đối với Bồ-tát sống chết
là chuyện bình thường, tử sanh là trò dâu biển nằm trong chu kỳ bất biến tùy
duyên
rồi tùy duyên bất biến thế thôi. Vì vậy với tuệ nhãn của Bồ-tát hay Phật
nhãn
của chư Phật thì nhìn vạn pháp sanh mà không thật sanh và diệt nhưng không
phải là mất hẳn nghĩa là sinh để rồi diệt và diệt rồi để lại sanh, sinh sinh diệt
diệt vô cùng vô tận.

Tóm
lại
dưới nhãn thức của tiểu thừa thì cuộc đời vô thường, hoại diệt, nay có mai
không nên họ cố tu để chứng đắc Niết bàn, giải thoát sinh tử luân hồi. Ngược lại
dưới tuệ nhãn của Bồ tát thì vạn pháp giai không nghĩa là thế gian vũ trụ tuy
có mà vẫn như không, sinh rồi lại diệt, diệt để rồi sinh vô cùng vô tận. Không
sợ sinh tử nên họ sống an vui tự tại, không chấpchấp không nên lòng họ
không tham luyến. Khi biết hóa giải hết tham đắm dục tình (tập đế hay thập triền
thập sử) nghĩa là không còn dính mắc thì tâm hằng thanh tịnh, Phật tánh hiển
bày
mà không cầu chứng đắc gì hết. Do đó người tu theo đại thừa thì không có vấn
đề
chứng đắc là ở chỗ này vì còn ý niệm chứng đắc cho dù là vi tế thì tâm vẫn
còn tham tức là chưa dứt được thập sử vậy.


người tu thiền cố ngồi suy tư quán chiếu để biến tất cả thế gian thành ra không
thì đây không phải là thiền của Phật giáo, càng tu càng khổ càng mê muội. Thế
gian
, nhà cửa, xe cộ, nam thanh nữ tú sờ sờ ở đó mà quán thành không, chẳng còn
gì hết thì thế gian còn cái gì để sống, để tu. Cái không của nhà Phật là “không
chẳng khác sắc” nghĩa là “không là sắc và sắc là không”. Nói cách khác tất cả mọi
vật
thể trong thế gian này dù to lớn như mặt trời, mặt trăng hay nhỏ như hạt
cát
như vi trần đều do duyên khởi tác tạo mà thành chớ không vật nào tự nó sinh
khởi
hay tồn tại được cho nên vật thể là vô ngã, không có tự thể nên tuy là có,
là thấy sờ sờ ở đó nhưng một ngày nào đó nó sẽ bị biến hóa, tiêu hoại nên gọi
là không. Vì thế cái không của Phật giáo là không tham đắm, si mê, không chấp
thủ chạy theo hình sắc sinh diệt chớ không phải dùng thần thông hay quán làm biến
đi tất cả. Ngày xưa Đức Phật cũng sống trong cái thế giới có đầy đủ vật chất
như chúng ta hiện nay, nhưng dưới mắt của người giải thoát giác ngộ là tuy có
nhưng tất cả đều là không nên Ngài không dính mắc vào bất cứ cái gì ngay cả Bồ
Đề
, Niết Bàn. Vì vậy chán cái khổ vì có nên cố tìm cầu cái không thì kết quả
cũng khổ như nhau tức là vẫn còn chấp bên này bên kia, chưa tự tại.

Trí tuệ của chúng sinhthật tánh để có khả năng trực nhận
chân lýTự tánh thanh tịnh hay Phật Tánh là có sẵn trong tất cả mọi người. Tự
tánh
luôn vắng lặng thanh tịnh thì cần gì phải chứng đắc Niết bàn. Bồ-đề, Phật
Tánh
là có sẳn chớ đâu phải tu hành đắc đạo mới có. Khi mê vọng điên đảo thì
không biết mìnhPhật Tánh thanh tịnh. Lúc thức tỉnh thì nó hiện ra cũng như
trong túi luôn có viên ngọc quý Ma ni mà không biết, chỉ cần thò tay vô lấy thì
sẽ hết nghèo đói, điên đảo khổ đau ngay. Trong tánh Không tức là Tự Tánh thanh
tịnh bản nhiên
thì không có trí tuệ hay chứng đắc gì cả. Vì thế Tâm Kinh mới có
câu : ”Vô trí diệc vô đắc” và “vô sở đắc cố” là vậy. Trong Chân
Không
Diệu Tánh, Phật Tánh thì luôn sẳn có cho nên chứng đắc chỉ là cách nói,
giả danh để tìm thấy được con người thật tức là Bản Lai Diện Mục của mình mà
thôi.

Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật Thích Ca dạy rằng “Như Lai không chứng đắc quả Vô thượng Chánh
đẳng Chánh giác
gì cả
”. Sở dĩ Ngài không chứng mà thế gian đều tôn trọng
Ngài là vì Như Lai không có tướng ngã, không có tướng nhơn, không có tướng
chúng sinh và cũng không có tướng thọ giả. Như Lai nhìn vạn pháp đều bình đẳng
không thương, không ghét, không giận không hờn, không thiên không vị. Và Như
Lai
luôn sống trong thiện pháp chớ không lọt vào trong qũy đạo của ác pháp cho
nên người đời gọi Như Lai chứng quả Vô thượng Bồ-đề chớ thật ra Như Laichứng
đắc
gì đâu. Tuy Như Lai nói không chứng đắc mà thật ra Như Laichứng đắc.
Cái chứng đắc nầy là vô thực và vô hư
tức là không phải thật và cũng không phải là không. Tại sao không là thật? Bởi vì cái mà Như Lai chứng đắc thì không có
hình tướng, không có màu sắc, không có kích thước, nặng nhẹ, không có văn tự
ngôn ngữ để diễn tả. Thế thì cái mà Như lai chứng đắckhông thật có. Nhưng nếu
không
thật thì phải là hư. Vậy mà cái quả chứng đắc của Như Lai lại là vô hư. Tại sao? Là vì Như Lai có đầy đủ trí tuệ
để nhận thức chân lý hoàn toàn đúng, đúng theo tự tánh Bồ-đề và tự tánh thanh tịnh
Niết bàn của sự vật hiện tượng, đúng theo Thật Tánh của con người, đúng theo
Pháp Tánh của vạn pháp cho nên Như Lai không bao giờ có vô minh phiền não khổ
đau, tâm luôn thường trụ Niết bàn. Thế thì quả chứng đắc chính là vô hư tức là
không phải là không có. Cho nên Tâm Kinh mới có câu : ”Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc” có nghĩa là Có tức là Không
và Không mới chính là Có vậy.

Tu hành trong Phật giáo thì gọi là hồi đầu thị ngạn. Vì sao?
Phật ví như người đã ở trên bờ còn phàm phu chúng sinh thì vốn cũng đã ở trên bờ
như Phật nhưng họ vì sự tham đắm sắc dụcvô minh che lấp trí tuệ nên đã lên
thuyền vượt ra biển cả mênh mông mà phải bị sóng dập gió biển trùng trùng. Bây
giờ nếu nghe lời Phật dạy, nương theo chánh pháp mà chịu quay thuyền trở lại thì cũng có thể
lên bờ và được an vui tự tại như Phật. Đó chính là hồi đầu thị ngạn tức là có hồi
thuyền mới có ngày đến bến. Người học Phật nếu thấu hiểu đạo lý nầy để cảm nhận
được chân lý huyền diệu của Thế Tôn mà không rơi vào mê tín dị đoan. Tuy Phật
và Bồ-tát thương tất cả chúng sinh như con một của các Ngài, nhưng chính chúng
sinh
phải tự mình thức tỉnh và biết áp dụng những chân lý nhiệm mầu của Phật.
Đó chính là ba từng kinh điển giáo pháp. Đừng hiểu lầm chỉ đường để chúng sinh quay về bờ không có nghĩa là Phật
ra biển đưa chúng sinh về bờ mà chúng sinh phải tự mình chèo lái dựa theo tấm hải đồ mà Đức Phật đã ban cho.
Nói một cách khác là Phật không độ hiểu theo nghĩa cầu nguyện, cúng lạy cho ai
hết mà Phật chỉ độ hiểu theo nghĩa y giáo phụng hành mà thôi. Chèo nhanh, chèo
chậm là tùy theo căn cơ, sở nguyện của chúng sinh, nhưng hễ có chèo là có ngày
đến bến. Tóm lại quả vị vô thượng Bồ-đề không phải dành riêng cho Như Lai, nếu
tất cả chúng sinh chịu hướng về với tự tánh thanh tịnh tức là Phật tánh của
mình thì sẽ có Bồ-đề ngay.

Vì thế tất cả trăm vạn phương tiện của Phật giáo cũng không
ngoài mục đích giúp chúng sinh hồi đầu thị ngạn để quay thuyền trở lại bến xưa
mà sống với chơn tâm, Phật tánh thanh tịnh thường hằng sáng suốt trong ta. Thuyền
về lại bến xưa thì chơn tâm hiển bày, Phật tánh biểu lộ và từ đây chúng sinh sẽ
sống rất sáng suốt thanh tịnh an bình đầy phúc lạc.

Nam Mô Bổn Sư
Thích Ca Mâu Ni Phật

Lê Sỹ Minh Tùng

CÙNG TÁC GIẢ:

ĐẠI THẾ CHÍ BỐ TÁT NIỆM PHẬT VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI – Lê Sỹ Minh Tùng

QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG GIẢNG GIẢI – Lê Sỹ Minh Tùng

THANH TINH TÂM Lê Sỹ Minh Tùng

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI (SURAMGAMA SUTRA) Lê Sỹ Minh Tùng – Cuốn Hai

KINH THỦ LĂNG NGHIÊM GIẢNG GIẢI (SURAMGAMA SUTRA) Lê Sỹ Minh Tùng – Cuốn Một

CÁC TÔN GIÁO LỚN TRÊN THẾ GIỚI VÀ NIỀM TIN CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ. Lê Sỹ Minh Tùng

NIỀM TIN PHẬT GIÁO Lê Sỹ Minh Tùng

BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI – Lê Sỹ Minh Tùng

KINH DUY MA CẬT GIẢNG GIẢI – Lê Sỹ Minh Tùng