Đức Phật Giảng Pháp

0
39

Tôi thắc mắc về câu “Phật đã giảng đạo mấy chục
năm, nhưng thật ra Phật không nói gì hết
“. Vậy có
phải Đức Phật giảng đạo cho mọi người cùng nghe, nhưng
tâm mỗi người mỗi khác, người hiểu nhiều sẽ nghĩ thế
này, người hiểu ít thì nghĩ thế khác, còn người không
hiểu thì có cách nghĩ của họ? Xin ban biên tập hoan
hỷ
cho tôi biết ý kiến

TRẢ
LỜI
:
Trong các danh từ chuyên môn của đạo Phật, có lẽ
không chữ nào mà người học Phật cần phải hiểu và cần
phải
phân biệt r ràng, như hai từ “Chân Đế” và “Tục
Đế
“, nếu như muốn hiểu Phật pháp thâm sâu.

Thật
vậy, Đức Phật, vì muốn độ chúng sinh thoát khổ sinh tử
nên mới nương vào thế giới Tục đế mà nói pháp, nhằm
chỉ bày cho chúng sinh thấy được cái bản chất chân thật
tự nhiên của Tâm vốn sẵn có, để chúng sinh, tự nỗ lực
tu hành giải thoát khỏi khổ đau sinh tử, lìa khỏi thế giới
Tục đế, đến thế giới Chân đế.

Cũng
vì thế mà ngài Long Thọ Bồ tát nói rằng “… Các Đức
Phật
chúng sinh, y vào Nhị đế mà nói pháp, thứ nhất
Thế tục đế và thứ hai là Đệ nhất nghĩa đế. Nếu
người nào không nhận thức được hai chân lý này, thì đối
với Phật pháp sâu xa, không thể hiểu được chân nghĩa.
Nếu không nương tựa vào tục đế, thì không thể thấy được
chân lý; nếu không thấy được chân lý, thì không thể ngộ
được Niết bàn.
..”(1)

Tục
đế
là một hợp từ: “tục” nghĩa là thế tục hay phàm tục,
“đế” nghĩa là chân lý. Tục đế có nghĩa là những cái
gì mà người thế tục đồng ý với nhau
, gọi là chân
quy ước hay còn gọi là chân lý tương đối. Còn Chân
đế
, cũng là một hợp từ, có nghĩa là chân lý chân thật
không hư vọng, là chân lý tuyệt đối
, là chân lý tối
thượng
, cũng còn gọi là Đệ nhất nghĩa đế, là chân tâm,
giác tánh, chân như

Chân
tuyệt đối là gì? Không ai biết được ngoại trừ chính
chư Phật và chư Tổ đã giác ngộ. Các ngài cũng không thể
nói cho chúng ta biết được. Toàn bộ giáo điển của chư
Phật là pháp phương tiện, Ngài “dùng pháp thế gian,
(tức thế tục đế) để giảng nói cho chúng sinh
” (2),
cốt để chúng sinh ngộ được cái chân lý tuyệt đối như
Ngài vì Ngài thấy Tâm Phật và Tâm chúng sinh vốn không khác,
vốn tự đầy đủ mênh mông khắp không gianthời gian.

Thật
vậy, xuyên qua lời dạy của Phật và chư Tổ, sở dĩ
sự sai khác là vì tâm chúng sinh bị mê mờ ô nhiễm.
Cái Tâm bị bao vây bởi tham sân si, bởi vọng tưởng điên
đảo
, bởi tham nhiễm các pháp có không. Ngài Sogyal Rinpoche,
một đại sư Tây tạng, ví Tâm chúng ta bị vây kín trong một
cái bình mà “khoảng không trong bình cũng giống như khoảng
không bên ngoài. Khi chúng ta giác ngộ, thì cũng như cái bình
vỡ tan thành mảnh vụn… Ngay lúc đó và tại chỗ đó, chúng
ta
trực nhận được rằng chúng chưa từng bao giờ có sự
ngăn cách hay sai khác…” (3)


tâm tánh của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp “
không
” nơi thế giới hiện tượng tức thế giới tục
đế
, nên Đức Phật thấy thật là khó nói về cái mà Ngài
đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm,
vốn không hình tướng, không số lượng. Nếu nói chúng sinh
Phật tánhchấp trước, nói không có Phật tánh
hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược
nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên
Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện, “giả lập
kệ pháp, giả lập danh tự, vốn chẳng phải Phật, nói với
họ là Phật, vốn chẳng phải Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát,
nói với họ là Bồ Đề, Niết Bàn, giải thoát, … Biết
họ gánh trăm tạ chẳng nổi, tạm cho họ gánh một lon, một
chén, biết họ khó tin giáo liễu nghĩa, tạm nói với họ
giáo bất liễu nghĩa, tạm được pháp lành lưu hành còn hơn
là pháp ác…”.(4)

Cũng
chính vì chân lý tuyệt đối này rất khó hiểu, khó
nhận, khó nói nên đôi khi Ngài phải dùng những thí dụ bằng
lời nói, như trong kinh Pháp Hoa, Phật dùng bẩy thí dụ, trong
đó có hai thí dụ là cái nhà lửa và câu chuyện đứa con
cùng tử mà ai cũng biết. Ngoài ra còn nhiều kinh khác như
Bá Dụ Kinh, Tạp Thí Dụ Kinh, Bồ Tát Bổn Sanh Kinh, vân vân
Các thí dụ Ngài nói trong kinh dùng phương thức ngụ ngôn,
hàm chứa những ý nghĩa thâm thúy, ám thị lý tuyệt đối
chân lý tuyệt đối này không thể dùng lời trực tiếp
giảng giải vì lời chỉ là khí cụ diễn đạt cái
tưởng
tương đối, cái có hình, có tướng trong thế giới
nhị nguyên.

Chư
tổ chứng ngộ cũng vậy, không thể nói cho chúng ta biết
được chân lý tuyệt đối là gì, mà quý ngài chỉ dùng những
câu chuyện ngụ ngôn, như câu chuyện con rùa và con cá để
làm thí dụ mà thôi. Rằng con rùa từ dưới nướclên
mặt
đất, đi một vòng rồi trở về nước, bơi cạnh con
cá, kể chuyện đất liền cho nó nghe. Nhưng con cá, vì chưa
bao giờ
rời khỏi nước, không thể tưởng tượng nổi lại
có một môi trường có thể sống được mà không có nước,
không bơi lội. Cho nên con rùa đành chịu mang tiếng là nói
chuyện viển vông hoang đường, không có trong thực tế (5).

Cảnh
giới
tuyệt đối, chân tâm, giác tánh, chân như, mà Phật
đã giác ngộ không thể nói cho người chưa chứng ngộ biết
được. Vì lẽ đó mà người đời đôi khi cũng phê bình:
“Đạo Phật cao siêu quá, không có trong thực tế”. Nhưng chính
đó mới là cốt tủy của Phật Giáo.

Kinh
Kim Cang
là kinh liễu nghĩa, nói về cốt tủy của đạo Phật,
về chân lý tuyệt đối, cho nên không có pháp gì để nói.
Những lời Phật dạy trong kinh chỉ giúp chúng sinh phá bỏ
những hiểu biết tương đối, phá bỏ những kiến chấp sai
lầm
cố hữu, những vướng mắc lâu đời vốn là nhân kiên
cố
của vòng xích luân hồi, đã lôi kéo chúng sinh vào vòng
trầm luân muôn vạn kiếp. Ngài phá bỏ không còn một kiến
chấp
nào và Ngài cũng tuyên bố luôn là Ngài không thuyết
pháp
: “- Tu Bồ Đề! Ông chớ cho Như Lai có nghĩ rằng: “Ta
có nói pháp”. Ông chớ nghĩ như vậy. Bởi vì sao? – Vì nếu
người nào nói rằng: Như Lai có nói pháp, tức là chê Phật,
không hiểu được lời của ta nói. Tu Bồ Đề! Nói pháp,
là không có pháp gì nói được, ấy gọi là nói pháp.” (6)
Có nghĩa là Phật không nói về cái chân lý tuyệt đối,
về cái chân tâm, Phật tánh, Chân Như, vì chân lý tuyệt đối
vốn chẳng thể dùng ngôn ngữ tương đối để biểu thị.
Ngài chỉ dùng ngôn ngữ chân lý thế tục để chỉ bảo chúng
sinh
, mà ngôn ngữ thế tục, là pháp tương đối thì không
tự tánh, chỉ do nhân duyên hòa hợp, và do nhân duyên hòa
hợp
nên không có thật.

Đến
đây, chúng ta trở lại bài kệ của Bồ Tát long Thọ đã
nêu trên phần mở đầụ. Bồ Tát dạy chúng ta rằng nếu
chúng ta không phân biệt được chân lý tương đốichân
tuyệt đối thì chúng ta không thể hiểu được đạo Phật.
Do sự không hiểu và không phân biệt này, chúng ta lại nhập
nhằng
đem lời Đức Phật nói “Không thể nói pháp Tuyệt
Đối
“, mà cho là Đức Phật nói “Không nói pháp tương
đối
” là chúng ta vô tình vướng mắc vào sự hủy báng
kinh, chứa đựng những lời tâm huyết của Đức Phật. Ngài
đã dùng ngôn ngữchân lý thế tục để dạy người
thế tục biết cách mà tiến dần trên con đường từ bỏ
thế tục, trở về bản thể tuyệt đối.
Nếu chúng ta
không hiểu được điều đó, mà tưởng rằng Đức Phật
không nói pháp, thì chúng ta sẽ mất niềm tin nơi kinh, sẽ
mất cơ hội có bản đồ chính xác để tìm đường trở
lại
bản thể chân tâm tuyệt đối.


Ban
Biên Tập TVHS

Cước
Chú

(1)
Thích Tâm Thiện, Lịch Sử Tư TưởngTriết Học Tánh Không,
Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh 1999, Thư Viện Phật
Giáo
Hoa Sen Online


(2)
Kinh Đại Bát Nhã, Cuốn 2, Trang 275


(3)
Sogyal Rinpoche -Thích Nỉ Trí Hải dịch, Tinh Chất Cam Lồ, TP
HCM Việt Nam 1969


(4)
Bá Trượng Ngữ Lục, Thích Duy Lực dịch, Từ Ân Thiền Đường
xuất bản 1999 trang 29-30


(5)
Narada Maha Thera, Đức PhậtPhật Pháp, Phạm Kim Khánh Việt
dịch, Đại Nam xuất bản 1987, trang 458-459


(6)
Thích Huệ Hưng dịch, Kinh Kim Cang Giảng Lục, Phật Học Viện
Quốc Tế xuất bản 1983, trang 82.