Nghi Vấn Về Nguyên Do Đức Phật Niết Bàn

0
43

 

NGHI VẤN VỀ NGUYÊN DO ĐỨC PHẬT NIẾT BÀN

 

HỎI: Sau
khi thọ dụng bữa ăn do Cunda dâng cúng, Thế Tôn dạy: “Cunda, chỗ còn lại của món nấm chiên đàn này con nên đào đất chôn đi đừng để ai ăn nữa”. Xin cho biết vì sao Thế Tôn dạy như vậy, có hàm ý gì không?

ĐÁP:
Sự kiện bữa ăn cuối cùng của Thế Tôn trước khi Niết
bàn
do Cunda (Thuần Đà, Châu Na) dâng cúng được đề cập
đến trong các kinh như kinh Đại Bát Niết Bàn (Trường Bộ
I), kinh Du Hành (Trường A Hàm I), kinh Đại Bát Niết Bàn (Bắc
bản), kinh Niết Bàn (Nam bản)… Chính lời dạy “này Cunda,
món ăn mộc nhĩ còn lại này ngươi hãy đem chôn” cùng với
sự kiện “sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị
nhiễm bệnh nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến
chết” (Đại Bát Niết Bàn, Trường Bộ I, VNCPHVN ấn hành,
1991, tr 624) đã khiến cho mọi người đặt vấn đề với
món mộc nhĩ hay chiên đàn (Sùkara maddave)” của Cunda?

Thế
Tôn
đã giải thích nguyên do của việc “đem chôn phần mộc
nhĩ còn lại
” cho Cunda rằng “Ta không thấy một ai ở cõi
Trời
, cõi Người, Ma giớiPhạm thiên giới; không một
người nào trong chúng Sa môn và chúng Bà la môn ăn món mộc
nhĩ này mà có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai” (sđd).

Cũng
theo kinh văn, trong nhiều món thức ăn mà Cunda dâng cúng Phật
chư Tăng ngày đó, Phật chỉ chọn duy nhất món mộc
nhĩ,
dạy Cunda dâng cúng chư Tăng các loại thức ăn
khác đồng thời sau khi ăn xong, phần mộc nhĩ còn lại bảo
Cunda đem chôn.
Từ đây chúng ta có thể khẳng định, với
tuệ giác của Thế Tôn, Bậc Chánh Biến Tri, Ngài thấy rằng
món ăn thượng vị mộc nhĩ ấy có thể đã bị nhiễm khuẫn
hay vì một nguyên nhân nào đó mà nếu thọ dụng sẽ có hại
cho sức khỏe (Cunda hoàn toàn vô tâm, không hề biết chuyện
này) nhưng vì lòng bi mẫn đối với tâm thanh tịnh cúng dường
của Cunda nên Ngài thọ nhận để Cunda được phước báo
thù thắngtối thượng.

Tất
nhiên, với nhục thân ngũ uẩn già yếu và đã nhuốm bệnh
trước
đó, nơi vườn xoài Ampapàli nên sau khi thọ dụng mộc nhĩ
của Cunda bệnh của Ngài càng nặng thêm, chứ không phải
vì ăn mộc nhĩ mà sinh bệnh (Thích Giới Nghiêm, Kinh Mi Tiên
Vấn Đáp, NXB Tôn Giáo, 2003, tr 452). Do vậy, sau khi rời khỏi
nhà Cunda, Thế Tôn đã dạy ngài A Nan, giải nghi cho Cunda và
đại chúng về bữa ăn sau cùng của Như Lai. Ngài khẳng định
“Có hai sự cúng dường ăn uốngquả báolợi ích lớn
hơn các sự cúng dường về ăn uống khác. Đó là bữa ăn
trước khi Như Lai chứng Vô thượng Chánh đẳng giácbữa
ăn
trước khi Như Lai diệt độ, Niết bàn” (sđd, tr 637). (Ban
Tư Vấn TC. Giác Ngộ)

 

NGHI
VẤN

VỀ NGUYÊN DO


ĐỨC
PHẬT

NIẾT BÀN

Đây

thể là thắc mắc của nhiều người Phật tử hay không
phải Phật tử, đặc biệt là những người nghiên cứu
đạo Phật qua sách vở biên soạn bởi các nhà học Phật
Tây phương.

Trước
tiên
phải nói đến vị cư sĩ, tên là Thuần Đà ( Cunda) người
đã thỉnh cầu Đức Phật và hàng Tỳ kheo nhận phần cúng
dường
bữa cơm cuối cùng vào ngày hôm sau. Đức Phật nhận
lời sau khi đã giảng một thời pháp cho Thuần Đà cùng với
mười lăm người bạn đồng nghiệp của ông ta.

Ngày
hôm sau Đức Phật và hàng Tỳ kheo đến nhà ông Thuần Đà.
Sau khi Phật và tăng chúng an tọa, Thuần Đà cung kính dâng
lên cúng Phật bát canh nấm Chiên Đàn mà ông đã nấu riêng
để dành đặc biệt cho Phật. Khi Đức Phật nhận bát canh
nấm từ tay Thuần Đà, Ngài có nói với Thuần Đà rằng,
đừng đem thứ canh nấm còn dư này cúng dường cho các vị
Tăng khác, Thuần Đà vâng lời rồi lui ra. [1]

Từ
ngữ
Chiên Đàn mà chữ Pali là sukara-maddava được các
nhà học giả Tây phương dịch là truffles. Truffles có bốn
nghĩa: (1) một loại thức ăn mềm cho heo, (2) một loại thức
ăn
mà heo rất ưa thích, (3) thịt heo mềm, và (4) bột thịt
heo khô xay nhuyễn (pig-pound). Nguyên ngữ trong kinh điển Nguyên
Thuỷ (Nam Tông) ghi là nấm mộc nhĩ.

Từ
sukara-maddava được kết hợp bởi hai từ sukara có nghĩa là
con heo và maddava có nghĩa là phơi khô. Do nghĩa này
một số người Tây phương đã cho rằng Thuần Đà đã
dâng bát canh thịt heo phơi khô nấu nhuyễn cúng dường Phật,
đức Phật đã vì ăn bát canh thịt heo ấy mà ngộ độc.

Tuy nhiên theo những nhà học giả khác thì chữ maddava có nghĩa
là ngon, một thức ăn mà giống heo rừng rất thích ăn.

Gạt
bỏ mọi sự tranh luận của các học giả, chúng ta cần phải
hiểu rằng: (1) Thuần Đà là một vị cưPhật tử đã
theo Phật và đã biết rằng Phật quen dùng các món ăn chay
và Ngài rất nhạy cảm đến nỗi khổ đau của chúng sinh
nỡ nào lại cúng dường Phật bát canh thịt heo nấu nhuyễn,
(2) Tại sao Phật dặn Thuần Đà đừng cúng dường cho các
vị Tăng khác phần còn dư của món canh nấm. Có phải Phật
đã biết bát canh nấm độc là cơ duyên để Phật Niết Bàn
nên không cho chư tăng khác ăn? (3) Nếu là thịt heo khô tán
nhuyễn nấu canh thì đâu có thể xem là quý mà chỉ dâng một
mình
Phật ăn. Cho nên rất có thể đây là món canh nấm, vì
loại nấm này rất quí, một loại nấm chỉ mọc ở dưới
gốc cây
chiên đàn và chỉ có heo rừng mới tìm ra được
mà thôi.

Đó
là những nghi vấný kiến khác nhau, chúng tôi cũng xin
trình bày ra đây để tùy ý quý độc giả thẩm định. Chúng tôi xin trích nguyên văn một đoạn kinh trong Trường
Bộ Kinh
do HT. Minh Châu dịch từ nguyên bản Pali: (BBT TVHS)

Trích
đoạn kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya) 16. Kinh Đại
Bát-Niết-Bàn
(Mahàparinibbàna sutta), Tụng phẩm IV.


Hòa
thượng

Thích Minh Châu dịch Việt – Phật Lịch 2535 – 1991


http://www.thuvienhoasen.org/truong16.htm


17.

thợ sắt Cunda, sau khi đêm đã mãn, liền cho sửa soạn
tại nhà các món ăn thượng vị, loại cứng và loại mềm
và nhiều thứ Sùkara-maddave (một loại mộc nhĩ), và báo tin
cho Thế Tôn: “Bạch Thế Tôn, giờ đã đến, cơm đã sẵn
sàng”.

18.

Thế Tôn buổi sáng đắp y, mang theo y bát, cùng với chúng
Tỷ-kheo đến nhà thợ sắt Cunda, khi đến xong liền ngồi
trên chỗ đã soạn sẵn. Sau khi ngồi. Thế Tôn nói với thợ
sắt Cunda:

– Này
Cunda, loại mộc nhĩ đã soạn sẵn, hãy dọn cho ta. Còn
các món ăn khác đã soạn sẵn, loại cứng và loại
mềm, hãy dọn cho chúng Tỷ-kheo.

– Xin
vâng, bạch Thế Tôn!

Thợ
sắt Cunda vâng lời Thế Tôn, dọn cho Thế Tôn các món mộc
nhĩ
đã soạn sẵn, và dọn cho chúng Tỷ-kheo các món ăn
khác, loại cứng và loại mềm.

19.
Rồi Thế Tôn nói với thợ sắt Cunda:

– Này
Cunda, món ăn mộc nhĩ còn lại. Ngươi hãy đem chôn vào
một lỗ.
Này Cunda, T
a không
thấy một ai ở cõi Trời, cõi Người, ở Ma giới, ở Phạm
thiên giới
, không một người nào trong chúng Sa-môn và chúng
Bà-la-môn, giữa những Thiên, Nhân, ăn món mộc nhĩ này mà
có thể tiêu hóa được, trừ Như Lai.

– Xin
vâng, bạch Thế Tôn!

Thợ
sắt Cunda vâng theo Thế Tôn, đem chôn món ăn mộc nhĩ còn
lại vào một lỗ, đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ Ngài
và ngồi xuống một bên. Rồi Thế Tôn thuyết pháp cho thợ
sắt Cunda đang ngồi xuống một bên, khích lệ, làm cho phấn
khởi, khiến tâm hoan hỷ rồi từ chỗ ngồi đứng dậy
ra đi.

20.
Sau khi dùng cơm của thợ sắt Cunda, Thế Tôn bị nhiễm bệnh
nặng, bệnh lỵ huyết, đau đớn gần như đến chết, và
Thế Tôn chánh niệm tĩnh giác, nhẫn nại, chịu đựng cơn
bệnh.


….

42.
Rồi
Thế Tôn nói với Tôn giả Ananda:

– Này
Ananda, rất có thể có người làm cho thợ sắt Cunda hối hận:
Này Hiền giả Cunda, thật không lợi ích gì cho Ngươi,
thật là tai hại cho Ngươi, vì Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng
từ Ngươi cúng dường, và nhập diệ
t”.

Này
Ananda, cần phải làm tiêu tan sự hối hận ấy của thợ sắt
Cunda
: “Này Hiền giả, thật là công đức cho bạn, vì
được Như Lai dùng bữa ăn cuối cùng từ bạn cúng dường,
nhập diệt. Này Hiền giả Cunda, tôi tự thân nghe, tự
thân lãnh thọ lời nói này của Thế Tôn
: “Có hai sự cúng
dường
ăn uống đồng một quả báo, đồng một dị thục
quả
, quả báo lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường
ăn uống khác?

Thế
nào là hai? Một là bữa ăn trước khi Như Lai chứng vô thượng
Chánh Đẳng Chánh Giác
, hai là bữa ăn trước khi Như Lai diệt
độ
Niết-bàn giới, không còn di hưởng sanh tử. Hai bữa
ăn
này đồng một quả báo, đồng một dị thục quả, quả
báo
lớn hơn, lợi ích hơn các sự cúng dường ăn uống khác.
Nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng tuổi
thọ; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được hưởng
sắc đẹp; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được
hưởng an lạc; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ được
hưởng danh tiếng; nhờ hành động này, đại đức Cunda sẽ
đợưc hưởng cõi trời, nhờ hành động này, đại đức
Cunda sẽ được hưởng uy quyền”.

Này
Ananda, cần phải làm cho thợ sắt Cunda tiêu tan hối hận.