Thế Nào Là Phật Pháp?

0
43

 THẾ NÀO LÀ PHẬT PHÁP
Hòa Thượng Thích Thanh Từ

 

Phật
pháp
là những điều đức Phật chứng kiến được sau khi giác ngộ, đem chỗ chứng kiến
ấy nói lại để cho mọi người hiểu biết để dứt sạch mê lầmgiác ngộ như Ngài.
Chính từ chỗ chứng kiến của Ngài nói ra, không phải do suy tư phỏng đoán như
nhiều triết thuyết khác. Vì thế, Phật pháp là những chơn lý, tùy trình độ của
người, Phật nói có sai biệt : Chơn lý phổ biến, Chơn lý tương đối, Chơn lý tuyệt
đối
.

CHƠN LÝ PHỔ BIẾN

Chơn lý phổ biến là những sự thật hiện
hữu
tràn đầy trên vạn vật. Những sự thật ấy đức Phật chỉ ra, chúng ta chịu khó
khảo sát một cách tinh tế sẽ thấy hiển nhiên không sai lệch. Trước hết nhìn
theo dòng thời gian, Phật nói :

I.
NHƠN QUẢ

Tất cả sự vật có hình tướng, có tác động
đều hình thành bằng nhơn quả. Nhơn quả trùm khắp cả mọi sự vật, không một sự vật
nào có thể thoát ngoài nhơn quả được. Song trong nhơn đến quả có chánh nhơn, trợ
nhơn, thuận nhơn, nghịch nhơn nên trở thành vấn đề phức tạp. Lại có những trường
hợp
vì nhơn quá nhỏ nhiệm, nhơn xa xôi khiến người ta không thể thấy, không thể
nhớ mà biến thành khó hiểu. Chúng ta thử nhìn từ lãnh vực thực vật, động vật
để minh chứng lý nhơn quả.

1. Về Thực Vật. Không một thứ cây loại cỏ nào mà chẳng
từ nhơn thành quả. Hoặc có thứ nhơn của nó là hạt, có thứ nhơn nó là lá, có thứ
nhơn nó là ngọn, có thứ nhơn nó là rễ, là thân. Từ cái nhơn ấy nẩy mầm sanh trưởng
thành
cây, đơm hoa, kết quả. Không có loài thực vật nào ngẫu nhiên không nhơn
thành quả.


dụ, hạt cam là nhơn, lên thành cây cam có trái cam là quả. Hạt ớt là nhơn, lên thành cây ớt có
trái ớt là quả… Có nhơn ắt phải có quả. Song trong ấy còn tùy thuộc thuận
nhơn hay nghịch nhơn, mà thành quả hay bất thành quả. Như có hạt cam là chánh
nhơn, có phân, đất, nước, ánh nắng… là trợ nhơn, được săn sóc vun quén là thuận
nhơn, hạt cam ấy sẽ nẩy mầm sanh trưởng thành cây cam và có trái cam không sai.
Ngược lại, có hạt cam mà thiếu
phân đất nước ánh nắng… thì không thể nẩy mầm sanh cây cam, huống là có trái
cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng… mà thiếu người săn sóc vun
quén thì có thể có
cây cam mà khó mong có quả cam. Hoặc có hạt cam, có phân đất nước ánh nắng…,
có người vun quén, song bị sâu trùng ăn gốc, đục trong thân cây – nghịch nhơn –
thì cây cam ấy sẽ bị hoại. Hoặc có trường hợp dường như không nhơn mà thành quả.
Như chúng ta dọn sạch một thửa đất để trồng trọt. Thửa đất ấy, chúng ta cuốc
không còn một gốc cỏ, lượm sạch không sót một cọng cỏ, ta tự cho là đất thật sạch.
Thế mà, qua một vài trận mưa, chúng ta thấy từ lòng đất cỏ vọt lên lấm tấm đều
hết. Cỏ này từ đâu đến ? Phải chăng đất sanh cỏ ? Thật không phải thế, bởi những
hạt cỏ li ti đã nằm sẵn trong lòng đất mà mắt chúng ta không thể thấy. Gặp mưa,
chúng nẩy mầm lên cây là lý đương nhiên. Đây là vì nhơn nhỏ nhiệm chúng ta
không thấy, nên có những nhận xét sai lầm.

Lại
trường hợp khác, một hôm tăng chúng trong chùa chúng tôi ra thăm vườn, bẻ được
hai trái mãng cầu xiêm, từ hai cây mãng cầu cách nhau độ 4 thước tây. Khi xẻ ra
ăn, cả chúng đều ngạc nhiên, trố mắt nhìn nhau, đặt câu hỏi : Tại sao cùng một
loại, chung một thửa đất, mà trái này ngọt, trái kia chua ? Mỗi người đều có giả
thuyết
khác nhau, riêng tôi chỉ cười thôi. Cuối cùng, tôi giải thích cho họ
nghe : Sở dĩ hai cây cùng một loại, chung một thửa đất
mùi vị khác nhau, do trước kia tôi lấy hạt của hai trái mãng cầu chua và ngọt
ương trồng, nên kết quả như thế. Đó là vì nhơn xa xôi khiến người ta không thể biết,
nên sanh nghi ngờ. Bởi những lý do trên, nhơn quả trở thành tế nhị phức tạp, nếu
người nhận xét nông nổi đơn thuần thì khó thấu triệt được.

2. Về Động Vật. Tất cả loài động vật hình thành
cũng từ nhơn đến quả. Có loài động vật nhơn là trứng, có loài động vật nhơn từ
bào thai, có loài động vật nhơn từ loài khác hóa ra. Không có loài động vật nào
tự nhiên mà có, song có cũng tùy thuộc chánh nhơn, trợ nhơn, thuận nhơn, nghịch
nhơn, sự sanh trưởng của nó được hoàn hảo hay suy kém, hoặc hoại diệt chẳng hạn.

Đây là nói nhơn
quả trên vạn vậthình tướng. Chúng ta có thể khẳng định rằng “tất cả
loài sinh vật trên quả địa cầu và cả quả địa cầu này đều nằm gọn trong lòng
nhơn quá”.

3. Về tác động. Chẳng những nhơn quả trùm khắp mọi
loài mọi vậthình tướng, mà nhơn quả cũng bao gồm mọi tạo tác mọi hành động
của mọi loài, ở đây chúng ta chú mục vào loài người để thấy rõ nhơn quả.

Những
tác động về thân miệng của chúng ta có tánh cách lợi người, đem lại nguồn an
vui cho người, là tác động
lành. Nó sẽ mang lại cho ta sự an vui ngay hiện tại, hoặc sau này, gọi là quả
lành. Những tác động có tánh cách thương tổn khiến người đau khổ, gọi là nhơn dữ.
Nó sẽ chuốc lấy sự đau khổ trở về ta ngay hiện tại, hoặc mai kia, gọi là quả dữ.

Ví dụ, chúng ta
ra tay cứu giúp người hoạn nạn nguy khốn, qua cơn hoạn nạn họ vui vẻ cám ơn ta.
Chính khi thấy họ an ổn, lòng chúng ta cũng vui lâng lâng. Mặc dù chúng ta
không mong gì hơn nữa, song người thọ ơn bao giờ cũng nghĩ đến đền đáp, nếu gặp
cơ hội tốt, họ sẽ đền ơn ta. Ngược lại, chúng ta làm thương tổn khiến người đau
khổ
, họ sẽ bực tức oán hờn phản kháng ta. Chính khi ấy lòng chúng ta cũng bị bất
an
. Nếu mai kia họ gặp dịp thuận tiện sẽ trả thù, khiến chúng ta bị khổ đau
hơn, họ mới vừa lòng. Đó là nhơn lành gặt quả lành, nhơn dữ chịu quả dữ.

Nhưng
cũng có những trường hợp dường như ngoại lệ, mà thực không phải. Như chúng ta
đã gieo nhơn lành hoặc dữ, mà suốt đời không gặt được kết quả; vì nhơn chưa
chín mùi mà báo thân chúng ta đã hoại, nhơn ấy sẽ còn tiếp tục theo thời gian
chớ không mất. Hoặc có khi chúng ta không gây nhơn lại chịu quả. Vì nhơn xa xôi
còn lưu lại, chúng ta không nhớ.

Tác
động
của ý còn thầm lặng bên trong chưa phát lộ ra, song nó rất nguy hiểm. Vì thân
miệng đều do nó chủ động sai khiến. Nó dấy nhơn lành thì thân miệng theo đó tạo
nhơn lành, nó dấy
nhơn dữ thì thân miệng theo đó tạo nhơn dữ. Cho nên, người hiểu lẽ nhơn quả đối
với tác động của ý, phải dè dặt tối đa. Tác động của ý có nhơn quả cũng y hệt
thân miệng.

Tuy nhiên, nhơn
quả, không phải đơn giản như nhiều người đã hiểu “gây
nhơn lành được quả lành, tạo nhơn dữ bị quả dữ.” vẫn có những
trường hợp dường như trái lại. Bởi vì nhơn quả là một dòng biến động theo thời
gian
. Thời gianquá khứ, hiện tại, vị lai thì nhơn quả không thể chặn một
quãng mà đoán định được. Chúng ta muốn hiểu thấu đáo nhơn quả phải căn cứ vào
ba thời mà khảo sát. Nắm chắc lý nhơn quả, chúng ta sẽ có sức tự tín mãnh liệt,
vì không còn lệ thuộc vào sức thiêng liêng bên ngoài. Chúng ta tự nhận là chủ
nhơn ông toàn cả cuộc đời
của mình.

Nhơn quả là dòng biến động sinh diệt
tiếp nối, nên nó là hiện thân của
Vô thường. Vì vô thường nên mãi lăn lộn trong vòng sanh diệt, cũng là thành quả
của luân hồi. Chủ thuyết nhơn quả không phải cố định cứng khằn, mà linh động
thăng giáng, tùy theo sự đủ thiếu các nhơn của nó. Người học Phật nhận chắc
nhơn quả, là đã có căn bản vững vàng trên đưòng tiến tu. Đồng thời cũng gạt phắt
những thuyết mê tín vu vơ như : đồng bóng, bói xâm, tướng số, may rủi… Vì biết
rõ mọi tác động đẹp xấu của chúng ta, sẽ cải tạo xây dựng một cuộc đời vui khổ trong hiện tạivị lai. Còn
băn khoăn trông đợi, thắc mắc điều gì mà phải đi coi bói tướng số ?. Thế là,
chúng ta can đảm nhận chịu mọi trách nhiệm hay dở do mình gây nên, không còn
oán hờn kêu than chi
cả. Cũng phá tan những bệnh chấp : định mạng, nhất nhơn, vô nhơn.
Vì biết rõ vạn vật trên thế gian không có cái gì cố định, duy nhất, ngẫu nhiên,
mà đều do nhơn quả hình thành.

II. DUYÊN SANH :

Nhìn về mặt không gian, vạn vật đều do
các duyên chung hợp thành hình. Cho nên nói “Các pháp từ duyên sanh”.
Duyên là chỉ cho nhiều phần tử tổ hợp thành một vật thể. Vật thể không tự có,
phải do nhiều nguyên tố hay nhiều phần tử chung hợp. Nói tới duyên sanh
không chấp nhận sự đơn thuần, mà khẳng định là hợp thể. Vạn vậthình tướng
trên quả địa cầu và kể luôn quả địa cầu đều do các duyên chung hợp thành hình.
Cho đến những thứ không có hình tướng, chỉ có tác động, cũng thuộc duyên sanh.

Trước
khảo sát những vật có hình tướng gần chúng ta nhất. Như cái bàn viết hiện đây của
ta, trước nó không tự có, phải có gỗ, có đinh, có bào, có đục, có cưa… và có
ông thợ mộc, do sự cưa xẻ bào đục kết ráp của ông, sau mới thành cái bàn. Những
nguyên liệu dụng cụ và ông thợ mộc, đều là duyên chung hợp thành cái bàn. Nếu
có người hỏi : cái bàn này do vật gì làm ra ?. Chúng ta đáp : do ông thợ mộc,
hoặc do gỗ… Đó là lối đáp đơn thuần, không đúng toàn thể của cái bàn. Nếu chấp
nhận

lối đáp ấy đúng,
thì mắc phải bệnh thiên kiến.

Đến như cái nhà
chúng ta hiện ở hoặc nhà lá hay nhà gạch, trước nó cũng không tự có. Nếu là nhà
lá,
phải có cột kèo
đòn tay cây lá rồi, sau chúng ta mới ráp lại thành cái nhà. Nếu là nhà gạch, phải
có gạch xi măng cát vôi ngói gỗ và thợ hồ, mới xây thành cái nhà. Khi thành
hình
cái nhà, gọi là duyên hợp; khi cái nhà hư hoại đi, gọi là duyên tan. Chỉ
do duyên hợp duyên tan, thật thể cái nhà vốn không thật có.

Khảo
sát như thế qua mọi sự vật, chúng ta không thấy có một sự vật nào không phải
duyên hợp mà thành. Dù vật nhỏ bé như cây kim ngọn cỏ, vật to lớn như núi biển
quả địa cầu, đều nằm chung trong một thông lệ ấy.

Cho đến những
thứ không có hình
tướng
, chỉ thấy tác động, cũng do duyên hợp mà có. Như điện, gió, chúng ta
không thấy hình tướng nó, chỉ biết khi tác động dấy khởi. Về điện thì có điện
âm điện dương phối hợp mới phát khởi hiện tượng. Về gió phải có khí nặng khí nhẹ…
mới có hoạt động.

Nơi
con người, tư tưởng dấy khởi cũng phải có sáu cơ quan làm chỗ tựa và đối diện với
trần cảnh bên ngoài. Nếu ba phần – tư tưởng,
quan
, trần cảnh mà thiếu một thì, không sao dấy khởi được.
Thế nên mọi tác động có ra, đều do duyên hợp mà có.

Nói duyên sanh
là nhằm vào hợp thể, choán một khoảng
không gian. Đã là hợp thể thì không có tự thể và thật thể. Tự thể đã không thì,
tên đặt cho sự vật cũng rỗng. Ví như tên “cái nhà”, chúng ta phân
tích từng viên gạch, từng miếng ngói v.v…. ra, tìm xem cái gì là “cái
nhà” ? Chỉ khi hợp thể thành hình, tạm đặt cho nó một cái tên. Cái tên ấy
chỉ có giá trị tạm thời từ khi hợp thể thành hình, bởi trước và sau nó vốn
không có. Chính ngay khi thành hình, chúng ta phân tích từng đơn vị một, tìm tự
thể cái tên chung ấy, vẫn không có. Nên nói : “các
pháp duyên sanh tự thể là không”. Trước không, sau không, giữa
cũng chẳng thật, nên sự có mặt của các hợp thể là hư giả huyễn hóa. Do đó, nói
đến lý duyên sanh thì, xem vạn vật đều như huyễn như hóa.

Thông suốtduyên sanh, chúng ta
thoát khỏi hai chứng bệnh: thiên kiếnmê lầm. Nhất là bệnh mê lầm, quả là bệnh
trầm kha khó chữa trị. Vạn vật do hợp thể mà có, hư giả không thật, lại mê lầm
chấp là thật. Vì chấp thật nên theo đó có yêu ghét và sanh tham sân. Đó là
nguyên nhơn mãi lăn trong vòng luân hồi sanh diệt. Biết rõ duyên sanh hợp thể hư giả là, dứt
lầm
chuyển thành trí tuệ. Đây là cửa ngõ của lầu đài giác ngộ.

Trong phần
“Chơn lý phổ biến”, lý nhơn quả và duyên sanh là hai sự thật, tràn đầy
trên vạn vật và mọi tác động của chúng sanh. Sự thật ấy, quá khứ hiện tại vị
lai
đều không thay đổi. Song nó tinh vi khó hiểu, người chịu khó nghiền ngẫm
phân tích kỹ càng mới nhận ra được. Hai sự thật này nhằm vào hai chiều của
trụ
, nhơn quả chạy suốt chiều dọc thời gian, nhơn duyên xuyên tột chiều ngang
không gian. Do đó, gọi là “Chơn lý phổ biến”.

CHƠN LÝ TƯƠNG ĐỐI

Chơn
tương đối là những sự thật
còn nằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là : Sáng đối tối, lạnh đối nóng, xấu đối tốt,
thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vô sanh… Còn sinh hoạt
trong tương đối thì, có xấu phải có tốt, có thiện phải có ác, có khổ phải có
vui…, chúng ta không thể chối cãi sự thật ấy được. Chỗ khôn ngoan của chúng
ta
là, khéo lợi dụng cái này đối trị cái khác, để tiến lên đúng nguyện vọng của
mình. Như lương y biết bệnh biết thuốc, khéo dùng thuốc trị lành bệnh cho người.
Phật pháp là những phương thuốc tự lành bệnh cho chúng sanh, nên gọi Phật là Ông
vua thầy thuốc (Vô thượng y vương), ở đây, chúng ta chỉ đơn cử vài lối đối trị đế làm
sáng tỏ lẽ này.

Sáng đối tối. Chúng ta biết tối không phải tự nó tối, mà do
nhơn duyên thiếu ánh sáng. Nếu ta khéo tạo điều kiện – đèn dầu, đuốc, đèn điện…
– cho nó ánh sáng thì bóng tối tự mất. Ngược lại, muốn có bóng tối cũng như thế.
Đây là cái tối, sáng của hiện tượng bên ngoài. Đến cái tối, sáng tinh thần bên
trong của chúng ta cũng có nhơn duyên. Nhơn thiếu học, thiếu đọc sách khiến ta
tối dốt. Dùng ánh sáng học tập đọc sách… thì cái tối dốt dần dần tiêu diệt.

Nóng đối lạnh.
Chúng ta nhơn chạm khí lạnh, gió lạnh, nước lạnh… nên phát lạnh run. Biết thế,
chúng ta phải tạo điều kiện cho có hơi nóng để đối trị, như đốt lửa hơ, lò sưởi
ấm, mền bông trùm… Ngược lại, gặp khí nóng chúng ta phải dùng các thứ lạnh trị,
như nước, gió, máy điều hòa… Nếu lạnh trong thân thì dùng thuốc nóng trị.

Khổ đối vui. Khổ
có nhiều lọại : khổ do đói rét, khổ do bệnh tật, khổ do vô minh phiền não… Nếu
khổ do đói rét, chúng ta phải nỗ lực tạo điều kiện cho có ăn có mặc, tức là lây
cái vui no ấm trị cái khổ đói rét. Nếu khổ vì bệnh tật, chúng ta phải dùng thuốc
thang điều trị, lấy
cái vui khỏe mạnh trị cái khổ bệnh tật. Nếu khổ do vô minh phiền não, chúng ta
phải lấy chánh pháp của Phật trị nó. Vô minh phiền não tức là si tham sân. Si
vô minh, tham sân là phiền não.

Bệnh si mê, chúng
ta
dùng trí tuệ điều trị. Tức là dùng pháp “quán giới phân
biệt” hay “quán nhơn duyên”. Bởi chúng ta lười biếng không chịu
phân tích quán sát nên tâm trí mờ tối. Phân tích nội tâm tự thân và ngoại cảnh
có chia từng phần từng giới hạn, gọi là quán giới phân biệt. Chính sự chia chẻ
quán sát ấy, khiến chúng ta thấy rõ thân tâm này không thật, trí tuệ do đó dần
dần
phát sanh. Hoặc dùng quán nhơn duyên, khéo khảo sát như phần “duyên
sanh” trong mục Chơn lý phổ biến ở trước.

Bệnh
tham lam, cần phải tra xét coi tham thuộc loại nào trong năm thứ tham : tham tiền
của, tham sắc đẹp, tham danh vọng, tham ăn uống, tham ngủ nghỉ.

Tham tiền của thì
dùng bố thí trị. Bởi vì tham thì muốn gom góp gìn giữ, mà bố
thí
thì ban cho, cứu giúp chia sớt. Chính của mình còn mang ra cứu giúp chia sớt
kẻ khác, huống là của họ mà mình muốn gom góp về, thật vô lý. Do thật tâm bố
thí
thì bệnh tham tiền của từ từ lành hẳn.

Tham sắc đẹp và ăn
uống
phải dùng pháp “quán bất tịnh” điều trị.
Bất tịnh là bẩn thỉu nhơ nhớp. Xét nơi thân mình từ trong đến ngoài toàn trữ những
đồ nhơ nhớp, như cái bô đậy kín, nếu nó hở rỉ ở đâu sẽ nghe mùi hôi thối tràn
ra đấy. Những thứ nước hoa, mùi son phấn, đều là loại sơn vẽ khéo của cái bô. Nếu
thật con người là sạch sẽ, cần gì phải tô điểm. Các loại tô điểm ấy chẳng qua
là, lối đánh lừa mắt mũi kẻ khác mà thôi. Những thức ăn uống lúc còn bên ngoài
dường như thơm ngon, song khi qua khỏi cổ, sẽ biến thành những đồ bất tịnh. Thường dùng lối quán sát thân nhơ nhớp như thế, sẽ trị
lành bệnh tham sắc đẹp và ăn uống.

Tham danh vọng và
ngủ nghỉ, nên dùng pháp “quán vô thuờng” điều trị. Vô thường
chỉ cho sự đời chợt còn chợt mất không bền bỉ lâu dài. Danh vọng được đó rồi mất
đó, như sương đầu ngọn cỏ, như lằn điện chớp. Thường nghĩ xét như thế thì còn
lòng nào đeo đuổi danh vọng. Đời người mỏng manh sớm còn tối mất, lúc còn khỏe
mạnh còn hoạt động, chúng ta phải quý tiếc thời gian, nỗ lực làm lợi ích cho
mình cho người, đừng để một đời trôi qua vô ích. Thấy rõ như vậy thì, đâu cam
giết chết thì giờ trong cái ngủ nghỉ.

Sân hận dùng pháp
“quán từ bi” hạnh “nhẫn nhục” và “hỷ xả”, trị nó. Sân là
nóng giận, hận là hờn phiền. Nóng giận muốn la rầy đánh đập cho đã cơn giận,
khiến người phải đau khổ. Bởi vì khi giận thì không thương, lúc thương thì
không giận. Từ bi là hằng đem lòng thương chan rải khắp mọi người, xem sự vui
khổ của người như sự vui khổ của chính bản thân mình. Thương người như mình,
còn lòng nào hại người đau khổ. Tay trái lỡ đập tay phải đau điếng, tay phải
cam nhịn chịu không đập lại, vì biết cùng một thân mình. Lòng thương xem người
như mình, dù bị người làm đau khổ mấy cũng nhịn chịu, không nóng giận hại lại.
Nhẫn nhục là nhịn chịu. Khi cơn nóng nổi lên cố gắng dằn ép xuống, để giữ bình
tĩnh
và nhịn chịu cho qua. Bởi đè ép nên chỉ là phương tiện tạm thời không thể hết gốc nóng giận. Chỉ có quán từ bi thành công thì gốc nóng giận mới tiêu. Hờn phiền là lòng còn ôm ấp những mối bất bình. Hỷ xả
vui vẻ buông bỏ hết, khiến lòng nhẹ nhàng thơi thới. Ôm lòng hờn phiền là gốc bệnh
hoạn
khổ đau, vui vẻ buông bỏ hết thì lòng vui tươi an ổn, bệnh hoạn khổ đau
không có lý do gì tồn tại.

Khổ từ ngoại cảnh, khổ nơi bản thân,
khổ của nội tâm, chúng ta khéo lấy sự an vui đối trị. Vui no ấm, vui khỏe mạnh,
vui sáng suốt, vui hết tham lam, vui không nóng giận… trị lành các bệnh khổ
ở trên.

Khổ là thành quả xấu do nhơn duyên xấu tạo nên. Khổ về vật chất và thể xác,
do nhơn duyên thiếu thốn hoặc phản nghịch của vật chất gây nên. Khổ về tinh thần,
do nhơn duyên si, tham, sân… chủ động. Si là không biết đúng lẽ thật nên sanh
tham, tham không được
như ý nên nổi sân. Ba thứ
này là nhơn
chánh tạo nên
quả khổ. Quả khổ là khổ đế, nhơn duyên tạo nên nó là tập đế. Biết rõ nguyên nhơn
và các duyên rồi, dùng Phật pháp đối trịđạo đế. Khi mọi nhơn duyên gây
đau khổ dứt sạch, gọi là diệt đế. Đây là bốn lẽ thật (Tứ đế) nằm trong pháp đối
đãi
đối trị.

Động đối Tịnh. Động là xao xuyến rối
loạn
, tịnh là yên ổn lặng lẽ. Ở đây riêng giải thích về cách đối trị của tâm thức.
Tâm thức chúng ta xao xuyến rối loạn khiến suy yếu mờ tối. Muốn dừng sự xao xuyến
rối loạn này, chúng ta phải dùng sự yên ổn lặng lẽ đối trị. Song chúng ta phải
biết rõ do nhơn duyên gì khiến tâm thức xao xuyến rối loạn. Bởi tâm thức chạy
theo
sự được mất tiền của, được mất sắc đẹp, được mất danh vọng, được mất ăn uống,
được mất ngủ nghỉ, mà thành xao xuyến rối loạn. Muốn dừng sự chạy theo ấy, Phật
pháp
dạy chúng ta trước tiên phải giữ giới. Giới là hàng rào ngăn chận tâm thức
chạy theo ngũ dục. Kế dùng phương pháp thiền quán làm sợi dây cột nó lại. Ngoài
có hàng rào giới luật, trong có sợi dây thiền quán, con khỉ tâm thức sẽ thúc thủ
ngồi yên, dần dần ngủ lịm. Giới có năm giới, mười giới v.v… nhằm ngăn chận mọi
sự đuổi theo ngoại cảnh của tâm thức. Thiền quánsổ tức quán, từ bi quán, bất
tịnh quán
, nhơn duyên quán…, cốt cột chặt tâm thức lại một chỗ, bắt buộc nó
phải yên lặng. Đây là phương pháp lấy tịnh trị động.

Sanh diệt đối vô sanh : Cặp đối này cũng gọi là sanh tử đối niết bàn. Sanh diệt
là nói chung cho muôn loài, sanh tử chỉ nói riêng cho loài động vật. Sanh tử đối
niết bàn, lại khu biệt hoàn toàn vào người Phật tử. Muôn loài hằng chịu sanh diệt,
mà không biết lẽ vô sanh để dùng đối trị. Đức Phật sau khi giác ngộ đã thấy rõ
lẽ ấy, nên dạy đệ tử lấy vô sanh đối trị sanh diệt hay sanh tử. Vô sanh
nghĩa chánh của niết bàn. Dòng tâm thức biến động là nguồn gốc sanh tử. Tâm thức
biến động bởi do luyến ái bản thânngoại cảnh. Nếu biết rõ cảnh vật vô thường,
thân người vô ngã thì dòng luyến ái sẽ khô kiệt, tâm thức sẽ dừng lặng. Tâm thức
dừng lặng thì nhơn duyên sanh tử dứt bặt, đó là nghĩa vô sanh. Ví như gió dừng
thì sóng lặng, mặt biển sẽ bằng phẳng an lành. Luyến áiđộng cơ thúc đẩy tâm thức sanh diệt, còn luyến ái thì
sanh tử không bao giờ dứt. Chúng ta yêu mến một người, người ấy vắng đi thì tìm
cách
gặp lại, hoặc nơi này hay nơi khác. Lòng yêu mến thúc giục chúng ta tìm gặp
nhau
mãi mãi. Chỉ khi lòng yêu mến cạn thì sự tìm kiếm mới dừng. Trong pháp 12
nhơn duyên, Ái là động cơ thúc đẩy có Thủ, Hữu rồi Sanh Lão Tửđời sau. Ái dứt
thì Thủ Hữu không còn, làm gì có Sanh Lão Tử tiếp nối, Ái là luồng gió mạnh thổi
cuốn sóng tâm thức nổi dậy. Gió Ái dừng thì sóng tâm thức cũng theo đó mà lặng.
Bức tường chặn gió Ái không gì hơn quán các pháp vô thường, quán thân tâm
ngã
.

Bờ sông bên này
sanh tử, bờ sông bên kia là niết bàn. Thấy rõ như thế, hành giả cấp bách kết
bè vượt dòng sông qua bờ bên kia, qua rồi từ biệt vĩnh viễn bờ sông bên này. Đó
quan niệm chán sanh tử cầu niết bàn của hàng Nhị thừa, vì còn thấy sự đối
đãi
là chơn thật. Cũng dùng phương pháp đối trị này, song Bồ Tát chỉ thấy là
phương tiện tạm thời, nên không mắc kẹt ưa chán.

Chơn lý tương đối
bàng bạc khắp thế gian. Bất luận nhơn loại,
vật loại, ngôn ngữ, tư tưởng… phát xuất đều nằm
gọn trong phạm vi của nó. Chúng ta khôn khéo ứng dụng tài tình những phản đề, để
tiêu diệt chúng theo đúng đường lối vươn lên của chúng ta. Không biết dùng, hoặc dùng sai phương pháp
đối trị, mà muốn tiêu diệt chúng, không bao giờ thành công. Thầy thuốc hay, là
người khéo biết bệnh biết thuốc và dùng thuốc trị liệu đúng phương pháp. Vì thế,
Phật pháp gọi là “phương pháp trị liệu”.

CHƠN
TUYỆT ĐỐI

Một
thực thể không lệ thuộc nhơn quả, duyên sanh, thoát ngoài đối đãi là chơn lý
tuyệt đối. Không thuộc nhơn quả nên không sanh diệt vô thường. Không thuộc
duyên sanh nên không phải hợp tướng giả dối. Thoát ngoài vòng đối đãi nên không
trị liệu, không so sánh, không luận bàn, không suy nghĩ đến được. Thực thể này
không lệ thuộc thời gian, không bị chi
phối
của không gian, vượt ngoài mọi đối tượng trong vũ trụ. Chính
nó là sinh mạng,
là mạch sống của chúng sinh, mà chúng sinh không nhận ra nó. Nó hiển nhiên hằng
có mặt nơi chúng ta, mà chúng ta lãng quên nó một cách đáng thương. Nó là thể
chẳng sanh chẳng diệt vĩnh cữu trường tồn của chúng ta, chúng ta không biết đến
nó, đi nhận cái sanh diệt tạm bợ làm mình. Bỏ quên thực thể này là vô minh
si mê, nhận được nó là giác ngộtrí tuệ. Bỏ quên nó, đi theo sanh diệt
luân hồi, nhận sống với nó là vô sanh giải thoát. Bởi thực thể này hệ trọng dường
ấy, nên chúng ta phải biết : nó tên gì ? Làm sao nhận ra nó ? Nhận được nó có lợi
ích
gì ? Chúng tôi sẽ theo thứ tự giải quyết những thắc mắc này.

Thực
thể
này nguyên không có tên, trong Phật pháp tùy công dụng gắng gượng đặt rất nhiều tên : Kinh Kim Cang gọi là Kim Cang Bát
Nhã Ba la mật
, tức là trí tuệ cứu cánh như kim cang. Bởi vì trí tuệ này không
có cái gì phá hoại được nó, mà nó phá hoại
tất cả, như chất kim cang. Kinh Viên Giác gọi nó là Viên Giác tánh, là tánh
giác tròn đầy. Vì đối với các thứ chơn lý, chúng ta nhận được từng phần chơn lý
nào thì giác ngộ phần chơn lý ấy, nên gọi là phần giác. Chỉ nhận được Chơn lý tuyệt
đối
này, mới gọi là giác ngộ viên mãn. Kinh Pháp Hoa gọi là Tri Kiến Phật hay
Phật thừa. Bởi vì nó là cái thấy biết Phật, là cỗ xe đưa người đến Phật quả.
Kinh Hoa Nghiêm gọi là trí huệ Phật. Vì nhận được thực thể này là trí huệ giác
ngộ
của chư Phật. Kinh Lăng Nghiêm gọi là Chơn tâm hay Như lai tàng. Nó là tâm thể
chơn thật hay kho tàng Như Lai của chúng sanh. Kinh Duy Ma Cật gọi là Pháp môn
bất nhị
, vì nó vượt ra ngoài vòng đối đãi hai bên. Thiền Tông gọi là Chơn Tánh.
Nó là tánh chơn thật của tất cả chúng sanh. Lại còn những tên thông dụng là :
Chơn Như, Phật tánh, Pháp Thân, Đạo, Bản Lai diện mục…, không thể kế xiết.

Tạm biết tên thế
này một cách khái quát rồi, chúng ta cần phải nhận ra mặt mày nó mới là điều
thiết yếu. Song phàm có nói năng có trình bày đều thuộc về tương đối, làm sao
diễn đạt khiến người chưa hiểu nhận được. Đây quả là điều thiên nan vạn nan.
Tuy nhiên, chúng tôi cũng gắng gượng,
trước tạm đặt những nguyên tắc, kế dẫn lời Phật dạy trong kinh, sau cùng nhắc lại
những phương tiện của Thiền sư, họa chăng quí độc giả có nhận được phần nào
chăng.

Chúng ta tạm đặt
những nguyên tắc để khả dĩ nhận ra mặt mày của nó. Phàm cái gì “có hình tướng đều do duyên hợp là hư giả”,
cái gì “có tác động là sanh diệt”‘,
cái gì “đối đãi là không thật”.
Ngược lại, cái gì “không hình tướng, không tác động,
khống đối đãi là chơn thật,
thường còn,
vô sanh”.
Cái không hình tướng thì không giới hạn chỗ nơi trong ngoài. Vừa đặt câu hỏi
tìm chỗ nơi với nó là
sai. Cái không tác động thì không sanh diệt, không bị vô thường theo thời gian. Đặt
vấn đề thời gian với nó là sai. Cái không đối đãi thì không còn
so sánh, không
phân biệt. Đặt vấn đề so sánh phân biệt với nó là sai. Thực thể này tràn đầy hiện
hữu
nơi chúng ta, Vừa dấy tâm tìm kiếm nó là sai. Nó là thực thể của giác tri,
không phải cái đối tượng giác tri. Nếu khởi nghĩ cầu biết nó là sai. Nó không
hình tướng, không tác động, không đối đãi, mà có mặt khắp ba nơi ấy. Cho nên
nghĩ ly khai hình tướng tác động đối đãi để tìm nó là sai. Yếu chỉ nhận ra nó là tự ta
“trực nhận, thầm nhận”. Lời Phật dạy, phương tiện Tổ chỉ đều là lối
“đập cỏ rắn sợ” hay “vỗ nước cá đau đầu” mà thôi. Chúng ta
muốn nhận ra nó phải khéo nhìn theo tinh thần “ngón tay chỉ mặt
trăng”. Mặt trăng không nằm tại đầu ngón tay, khéo nương theo ngón tay thấy
mặt trăng ở tận trong hư không. Hoặc
nhìn theo tinh thần soi gương.
Nhơn thấy bóng trong gương, biết được mặt thật của mình, đừng chấp bóng là thật,
đợi khi xoay gương mất bóng la hoảng lên “mất mình”.

Đây là phương
tiện
tạm đặt những nguyên tắc, nương nó khả dĩ chúng ta thấy được thực thể
chính mình.

Thực
thể
này biếu lộ thường xuyên nơi sáu cơ quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) của
chúng ta, mà không lệ thuộc hoàn toàn sáu
quan
ấy. Dễ nhận dễ thấy nhất là ở
mắt và tai. Vì thế, đức Phật khi muốn chỉ thực thể chẳng sanh chẳng diệt ấy,
thường dùng phương tiện chỉ ngay nơi mắt và tai của chúng ta.

Kinh Lăng
Nghiêm
có đoạn :


Phật ở trong đại chúng đưa tay lên rồi nắm lại xòe ra, nắm lại xòe ra, hỏi
Ngài A Nan : Nay ông thấy cái gì ? A Nan thưa : Con thấy bàn tay trăm báu của
Như Lai ở trong chúng xòe nắm. Phật bảo A Nan : Ông thấy tay ta ở trong chúng
xòe nắm, là tay ta có xòe có nắm hay cái thấy của ông có xòe có nắm ? A Nan
thưa : Tay trăm báu của Thế Tôn ở trong chúng xòe nắm. Con thấy tay Như Lai tự
xòe nắm, chẳng phải tánh thấy của con có xòe nắm. Phật hỏi : Cái nào động cái
nào tịnh ? A Nan thưa : Tay Phật động, tánh thấy của con còn không có tịnh, huống
nữa là động. Phật khen : Đúng thế !

Lúc
đó, trong lòng bàn tay Phật phóng một làn hào quang báu soi bên phải Ngài A
Nan
, A Nan liền xoay đầu nhìn bên phải; lại phóng quang soi bên trái Ngài A
Nan
, A Nan xoay đầu nhìn bên trái.

Phật hỏi A Nan : Hôm nay tại sao đầu ông
dao động ? A Nan thưa : Con thấy hào quang báu của Như Lai phóng đến bên trái
bên phải của con, con nhìn theo hai bên nên đầu tự dao động. Phật hỏi : Ông
nhìn hào quang Phật soi bên trái bên phải nên đầu dao động, thế là đầu ông động
hay cái thấy động ? A Nan thưa : Bạch Thế Tôn ! Đầu con tự động, tánh thấy của
con còn chẳng dừng, huống là dao động. Phật khen : Đúng thế !

Khi ấy, Như Lai
bảo khắp đại chúng rằng : Nếu như chúng sanh nhận lấy cái dao động gọi là trần,
nhận lấy cái dao động gọi là khách. Các ông xem A Nan, đầu tự dao động cái thấy
không động. Lại xem ta, tay tự xòe nắm,
cái thấy không xòe nắm. Tại sao hôm nay các ông lấy động làm thân, lấy động làm
cảnh, từ thủy đến chung niệm niệm sinh diệt, quên mất chơn tánh làm việc điên đảo,
tâm tánh đã mất chơn, nên nhận vật làm mình, ở trong luân hồi tự chịu lưu chuyển.
(Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 1 Hán tự).

Qua
đoạn kinh này, chúng ta nhận thấy thâm ý Phật muốn chỉ cho Ngài A Nanđại
chúng
biết : Ngoại cảnh biến động sanh diệt như bàn tay Phật xòe nắm, thân này
dao động vô thường như đầu Ngài A
Nan
xoay qua lại. Chỉ có cái thấy, xem thấy cảnh biến động mà không bị biến động,
tựa nơi đầu dao động mà không bị dao động. Cái biến độngdao độngvô thường
hư giả, tại sao chúng ta nhận nó làm thật thân mình, làm thật cảnh của mình ?
Trái lại, cái thấy biết chưa từng dao
động
là chơn thật vô sanh, mà chúng ta lại bỏ quên nó, để cam chịu lưu chuyển
luân hồi.

Lại cũng một đoạn
trong kinh Lăng Nghiêm :

Vua
Ba Tư Nặc
đứng dậy bạch Phật : Con xưa chưa từng nghe sự chỉ dạy của Phật, gặp
Ca Chiên Diên, Tỳ La Chi Tử đều nói : “Thân này sau khi chết không còn
nữa
, gọi là Niết Bàn”. Nay con tuy gặp Phật vẫn còn hồ nghi “Làm sao
phát huy chứng biết chỗ tâm này chẳng sanh chẳng diệt ?”. Đại chúng ở đây, những người còn trong hàng hữu lậu, thảy đều
thích được nghe. Phật hỏi : Đại vương ! Nhục thân hiện tại của ông là đồng kim
cang
thường trụ chẳng hoại hay là biến hoại ? Vua thưa : Bạch Thế Tôn ! Thân
con hiện nay trọn theo biến diệt. Phật bảo : Đại vương ! Ông chưa từng diệt làm
sao biết nó diệt ? Vua thưa : Bạch Thế Tôn ! Thân biến hoại vô thường của con
tuy chưa từng diệt, song con xem hiện tiền niệm niệm đổi dời luôn luôn chẳng dừng,
như lửa tàn thành tro dần dần tiêu mất, mất hết không dừng, nên biết thân này sẽ
theo tiêu diệt. Phật bảo : Đại vương ! Đúng thế. Nay ông đã già, đi theo suy yếu,
nhan mạo đâu giống lúc còn trẻ ?. Vua
thưa : Bạch Thế Tôn ! Thuở xưa con còn trẻ,
da dẻ tươi nhuận, đến lúc trưởng thành khí huyết sung mãn, nay con già cả suy yếu, hình sắc khô khan, tinh thần
mờ tối, tóc bạc mặt nhăn không còn bao lâu sẽ chết, làm sao sánh được với lúc
sung thạnh ? Phật bảo : Đại vương ! Hình dung của ông đâu lẽ già liền ? Vua
thưa : Bạch Thế Tôn ! Nó thầm biến hóa đổi dời, thật con chẳng biết, nóng lạnh đổi
thay dần dần đến như thế. Vì sao ? Khi con 20 tuổi tuy nói niên thiếu, nhan mạo
đã già hơn lúc 10 tuổi, đến 30 tuổi lại suy hơn 20 tuổi, nay đã 62 tuổi, xem lại thuở 50 tuổi rõ ràng cường tráng. Bạch Thế Tôn ! Sự thầm đổi dời
tuy đặt thời hạn 10 năm, song con suy xét kỹ nó biến đổi đâu những 10 năm 20
năm, mà thật dời đổi từng năm; đâu chỉ từng năm, mà dời đổi từng tháng, đâu những
từng tháng mà dời đổi từng ngày. Suy xét chín chắn tế nhị hơn thì khoảng mỗi
sát na, mỗi niệm đổi dời. Vì thế, biết thân con trọn theo biến diệt, Phật bảo :
Đại Vương ! Ông thấy sự biến hóa đổi dời chẳng dừng, ngộ biết thân ông tiêu diệt;
cũng chính khi diệt đó, ông biết trong thân có cái chẳng diệt chăng ?. Vua chấp
tay
bạch Phật : Thật con chẳng biết. Phật bảo
: Nay tôi chỉ cho ông biết cái tánh sanh chẳng diệt. Đại Vương !
Ông khi mấy tuổi được thấy sông Hằng ?. Vua thưa : Khi con được 3 tuổi, mẹ bồng đi yết kiến Kỳ Bà
Thiên
sang ngang sông này, khi ấy là biết sông Hằng. Phật bảo : Đại vương ! Như
ông đã nói, 20 tuổi già hơn 10 tuổi, cho đến 60 tuổi, năm tháng ngày giờ niệm niệm đổi dời,
ắt khi ông 3 tuổi thấy sông Hằng,
đến năm 13 tuổi
thấy sông Hằng, cái thấy ấy thế nào ? Vua thưa : Như lúc 3 tuổi rõ ràng không đổi,
cho đến hiện nay 62 tuổi vẫn không có khác. Phật bảo : Nay ông tự lo tóc bạc mặt
nhăn, quyết định mặt nhăn hơn lúc còn trẻ, song hiện nay ông thấy sông Hằng
cùng với cái thấy sông Hằng thuở xưa có trẻ có già chăng ? Vua thưa : Bạch Thế
Tôn
! Không. Phật bảo : Đại vương ! Mặt ông tuy nhăn, song tánh thấy của ông
chưa từng nhăn; nhăn thì biến đổi, chẳng nhăn thì không biến dổi; biến đổi thì
bị sanh diệt, cái không biến đổi vốn không sanh diệt. Tại sao ở trong ấy chịu sanh tử với ông, mà ông dẫn
lời Mạc Dà Lê… đều nói thân này sau khi
chết
là diệt hết ?… (Kinh Lăng Nghiêm đầu quyển 2 Hán tự).

Đọc
đoạn kinh này, chúng ta thấy Phật chỉ rõ ràng
ngay nơi thân này cái nào sanh diệt, cái nào chẳng sanh diệt.
Thân là dòng biến động thay đổi từng phút giây, tức là vô thường hoại diệt.
Tánh thấy xưa nay chưa từng thay đổi thì làm gì có hoại diệt. Nói tánh thấy
chỉ cái thấy biết thường xuyên nơi mắt chúng ta, khi chưa hợp tác với niệm thứ
hai để so sánh đẹp xấu hơn kém. Cho đến mắt chúng ta mở hay nhắm, nó cũng luôn
luôn hiển lộ. Nó không lệ thuộc hoàn toàn vào mắt, cơ quan mắt tốt thì nó hiện
sáng tỏ, cơ quan mắt xấu thì nó hiện lu mờ, cho đến cơ quan mắt hoại nó cũng
không bị hoại theo. Đó là đặc tính chẳng sanh chẳng diệt của nó vậy.

Chẳng
những thực thể chẳng sanh chẳng diệt hằng biểu lộ ở mắt, mà ở tai nó cũng có mặt
luôn luôn . Cũng kinh Lăng Nghiêm có đoạn :

Phật bảo La Hầu La đánh một
tiếng chuông, hỏi A Nan : Hiện giờ ông nghe chăng ? A Nanđại
chúng
đồng thưa : Chúng con nghe. Tiếng chuông bặt dứt, Phật lại hỏi : Hiện giờ
các ông nghe chăng ? A
Nan
đại chúng đồng thưa : Chẳng nghe. La Hầu La lại đánh một tiếng chuông,
Phật hỏi: Hiện giờ các ông nghe chăng ? A Nanđại chúng đồng đáp : Nghe. Phật
hỏi A Nan : Ông
tại sao nghe, tại sao chẳng nghe ? A Nanđại chúng đồng bạch Phật : Nếu đánh
tiếng chuông thì chúng con được nghe, đánh lâu tiếng bặt âm vang dứt hết thì gọi
là không nghe.

Phật lại bảo La
Hầu La
đánh chuông, hỏi A Nan : Hiện giờ có tiếng chăng ? A Nanđại chúng đồng
thưa : Có tiếng. Đợi giây lâu tiếng bặt, Phật lại hỏi : Hiện giờ có tiếng chăng
? A Nanđại chúng đáp : Không tiếng. Giây lát La Hầu La lại đánh chuông, Phật
hỏi : Hiện giờ có tiếng chăng ? A Nanđại chúng đồng đáp : Có tiếng. Phật hỏi
A Nan : Ông nói thế nào là có tiếng, thế nào là không tiếng ? A Nanđại
chúng
đồng bạch : Nếu đánh chuông thì gọi có tiếng, đánh lâu tiếng bặt âm vang
dứt hết thì gọi không tiếng. Phật quở A Nanđại chúng : Hôm nay tại sao các
ông tự nói rối loạn ?

Đại
chúng
A Nan đồng thời hỏi Phật : Thế nào hôm nay chúng con nói rối loạn ?
Phật bảo : Tôi hỏi
các ông nghe thì các ông đáp nghe, tôi hỏi các ông tiếng thì các ông đáp tiếng.
Chỉ nghe với tiếng mà đáp không nhất định. Tại sao như thế chẳng gọi là rối loạn
?

Nầy
A Nan ! Tiếng bặt không còn âm vang ông nói không nghe, nếu thật không nghe thì
tánh nghe đã diệt, giống như cây khô, lại đánh tiếng chuông thì ông làm sao mà
biết ? Biết có, biết
không chính là thinh trần (tiếng) hoặc có,
hoặc không, đâu phải tánh nghe kia là có,
là không. Nếu tánh nghe thật không thì ai biết nó không ? Thế nên, A Nan ! Tiếng ở trong tánh
nghe tự có sanh diệt, chẳng phải tánh nghe của ông do có tiếng, không tiếng mà
nó thành có, thành
không. Ông còn điên đảo nhận lầm tiếng làm cái nghe, đâu còn lạ gì chẳng mê lầm
cho cái thường làm đoạn. Trọn không nên nói lìa các thứ động tịnh, không bít mà
bảo không có tánh nghe… (Kinh Lăng Nghiêm cuối quyển 4 Hán tự).

Đây là cái mê lầm
chung của toàn thể chúng ta, nhận tiếng làm cái nghe, nhận hình tướng làm cái
thấy. Có tiếng gọi là có nghe, không tiếng gọi là không nghe. Có hình tướng gọi
là có thấy, không hình tướng gọi là không thấy. Nghe, thấy là cái giác tri của
chính mình, hình tướngâm thanhtrần cảnh bên ngoài. Nhận lầm trần cảnh
là mình, trách gì không mất mình và trôi lăn theo cái sanh diệt mãi mãi. Đó là
bằng chứng hiển nhiên để thấy chúng ta đang bị vô minh điên đảo. Nếu ngay nơi
đây mà chúng ta không chịu thức tỉnh, phát minh
tánh chơn thường chẳng hoại, không biết bao giờ ra khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Đánh
thức
mọi người giác ngộ thể tánh Chơn thường của chính mình, âu cũng là mục
đích
chung của chư Phật. Kinh Pháp Hoa có đoạn :

… Nầy Xá Lợi
Phất
! Chư Phật ! Chư Phật
tùy nghi nói pháp ý thú khó hiếu. Vì cớ sao ? Vì ta dùng vô số phương tiện các
thứ nhơn duyên lời lẽ thí dụ diễn nói các pháp. Pháp ấy không phải do SUY NGHĨ
PHÂN BIỆT hay hiểu, chỉ có chư Phật mới hay biết đó. Vì cớ sao ? Vì chư Phật Thế
Tôn
chỉ do một ĐẠI SỰ NHƠN DUYÊNhiện ra đời.

Xá Lợi Phất ! Thế nào nói chư Phật Thế
Tôn
chỉ do
một ĐẠI SỰ NHƠN
DUYÊN
hiện ra đời ? Vì chư Phật Thế Tôn muốn chúng sanh MỞ TRI KIẾN PHẬT khiến
được thanh tịnhhiện ra đời, muốn chúng sanh NGỘ TRI KIẾN PHẬThiện ra đời,
muốn chúng sanh NHẬP TRI KIẾN PHẬThiện ra đời.

Xá Lợi Phất !
Đó là chư Phật chỉ do một ĐẠI SỰ NHƠN
DUYÊN
nên hiện ra đời… (Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện).

Yếu chỉ chư Phật
không có hai, duy dẫn đường chúng sanh
vào TRI KIẾN PHẬT. Tri kiến Phật tức là cái thấy biết Phật, sẵn có nơi chúng
ta
. Chúng ta thấy nhơn nơi sắc tướng, sắc
tướng
mất, nói không thấy. Biết nhơn trần cảnh, trần cảnh không, nói không biết.
Ai thấy sắc tướng mất mà nói không thấy ? Ai biết trần cảnh không mà nói không
biết ? Quả tang chúng ta quên mất chúng ta một cách đáng thương. Mỗi hôm, sáng
ra vừa mở mắt, chúng ta đã
đặt sẵn bao nhiêu vấn đề phải giải quyết trong ngày nay. Đến tối ăn cơm xong,
lên giường nằm kiểm điểm lại đã giải quyết được mấy vấn đề, còn cặn lại và thêm
những vấn đề mới ngày mai phải giải quyết. Cứ thế mãi, ngày nay ngày mai… cho đến ngày tắt thở mà những
vấn đề vẫn chưa giải quyết xong. Những vấn đề là việc bên ngoài mà thiết tha giải
quyết
, còn chính ông chủ đặt vấn đềgiải quyết vấn đề lại quên bẵng. Song
ông chủ ấy lại là người không có vấn đề. Quên mình chạy theo cảnh
là cái thấy biết của chúng sanh. Nhơn cảnh nhận được tánh chân
thường
của chính mình là cái thấy biết Phật (Tri Kiến Phật). Quên mình là mê,
nhận được mặt thật của mình là giác. Chuyển mê khai ngộ cho chúng sanh đó là bản hoài của chư Phật.

Chính vì đánh
thức
chúng sanh sống trở lại cái thấy biết Phật của mình, đừng chạy theo trần cảnh
mà quên mất mình. Kỉnh Kim Cang có đoạn :


Thế nên, Tu Bồ Đề ! Bồ Tát nên lìa tất
cả tướng phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác (Phật), không
nên trụ nơi sắc, không nên trụ nơi thanh,
hương, vị, xúc, pháp, nên phát tâm không có chỗ trụ. Nếu tâm có trụ tức là chẳng
trụ. (Kinh Kim Cang).

Tâm
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giáctâm Phật. Tâm Phật không dính mắc sáu trần,
sáu trần là pháp
sanh diệt dính mắc,
pháp sanh diệt là tâm hư vọng của chúng sanh. Cho nên Bồ Tát muốn an trụ nơi
tâm Phật thì không nên dính mắc sáu trần. Còn chạy theo sáu trần là còn thấy
trong có tâm, ngoài có
cảnh, nằm trong pháp đối đãi giả dối. Biết trần cảnh duyên hợp giả dối, dừng
tâm không chạy theo
là sống trở về tánh chơn thật tuyệt đối của mình, Đó là pháp môn bất nhị trong kinh Duy Ma Cật.

Kinh
Duy Ma Cật
có đoạn :

Ông
Duy Ma Cật nói với các vị Bồ Tát : Các nhân giả ! Thế nào là Bồ Tát vào :
“pháp môn không hai ?”
Cứ theo chỗ hiểu của mình mà nói.

Bồ
Tát
Pháp Tự Tại nói : Các nhân giả ! Sanh diệt là hai. Pháp vốn không sanh cũng
không diệt, được vô sanh pháp nhẫn, đó là vào “pháp môn không hai”.

Bồ
Tát
Đức Thủ nói : Ngã, ngã sở là hai. Nhơn có ngã mới có ngã sở, nếu không
ngã thì không có ngã sở, đó là vào “pháp môn không hai”.

Bồ
Tát
Văn Thù nói : Như ý tôi, đối với tất cả Pháp không nói không bàn, không chỉ
không
biết, xa lìa các vấn đáp, đó là vào “pháp môn không hai”.

Ngài
Văn Thù hỏi ông Duy Ma Cật : Chúng tôi ai cũng nói rồi, đến lượt nhân giả nói
thế nào là “pháp môn không hai ?”

Ông
Duy Ma Cật ngồi im lặng.

Ngài
Văn Thù khen : Hay thay ! Hay thay ! Cho đến không có văn tự ngữ ngôn, đó mới
thật vào “pháp môn không hai (Kinh Duy Ma Cật, phẩm Pháp Môn Bất Nhị).

Người
đọc kinh Phật rất khó hiểu vì cách lập ngôn trong kinh. Thế thường nói hai hoặc
nói một, nếu không phải một, là hai, không phải hai là một. Tại sao trong kinh
nói “không hai” mà chẳng nói một ?. Bởi một đối hai, hai đối một, ở
đây chỉ pháp thoát ngoài đối đãi nên nói “không hai”. Nếu có dùng
ngôn ngữ cũng vì để dẹp ngôn ngữ, như đoạn Ngài Văn Thù nói. Đến chỗ cứu cánh ấy không còn lời để diễn
bày, vừa có diễn bày đều rơi vào đối đãi, chỉ ngay đó nhận được mới là người đạt
đạo. Chính đó là chỗ im lặng của ông Duy Ma Cật. Nói mà không nói là mượn ngôn
ngữ
để dẹp ngôn ngữ, không nói mà nói là im lặng để thầm chỉ Chơn Lý Tuyệt Đối
bặt hết ngữ ngôn. Đó là thái độ hai vị Bồ Tát ở cuối phẩm này.

Trong các kinh
còn đầy dẫy những đoạn chỉ dạy Chơn Lý Tuyệt Đối này, chỉ e dẫn lắm thêm rườm,
chúng ta hãy bước sang lãnh vực Thiền Sư.

Trước
tiên
là bài thuyết pháp kỳ diệu của Tổ Huệ Năng :

Sau khi khai ngộ,
được Ngũ Tổ truyền y bát bảo trở về phương Nam, Tổ đi đến ngọn Dứu Lãnh bị Huệ
Minh
đuổi theo kịp. Tổ để y bát trên tảng đá vào rừng ẩn. Huệ Minh đến gặp y
bát
, song giở lên không nổi, gọi :

– Hành giả ! Tôi đến đây vì pháp,
kkông phải vì y bát.

Tổ
nghe gọi, bước ra ngồi trên tảng đá bảo :

– Nếu
ông vì pháp, háy bình tâm nghe tôi nói.

Huệ
Minh
đứng yên lặng giây lâu

Tổ
bảo :

– KHÔNG
NGHĨ THIỆN, KHÔNG NGHĨ ÁC, CÁI GÌ
BẢN LAI DIỆN MỤC CỦA THUỢNG TỌA MINH.

Nghe câu này,
Huệ Minh liền đại ngộ.

Bài thuyết pháp
ngắn, gọn này phản ảnh trung thực một sự nghiệp to tát Tổ vừa lãnh hội nơi Ngũ
Tổ
và đang mang nó về phương Nam. Chính đó cũng là bản hoài của chư Phật.

Bản lai diện mục
là “bộ mặt thật xưa nay” của chúng ta, nó là tên khác của Đạo, của
Pháp thân, của Phật tánh, của Chơn tâmChúng ta, có bộ mặt thật muôn đời không
đổi, mà tự bỏ quên nó,
bám vào thân hình tạm bợ cho là thật mình. Cái thân hình
đang chấp giữ là thật mình, nó thay đổi từng phút giây, hợp tan
không nhất định. Thế thì lấy gì bảo chứng cho nó là thật ?. Quả thực một hình
tướng
biến thiên, một hợp thể tạm bợ. Nó có, mà không thật có, vì luôn luôn đổi thay, còn mà
không thật còn, vì hợp
tan chẳng định. Nếu chấp chặt nó là ta, thật là cái ta tạm bợ làm sao ! Hoặc có người biết
thân
này giả dối, chính cái tâm biết thiện, biết ác, biết phải, biết quấy, tốt xấu… mới thật là ta. Song cái tâm phân biệt cũng là đổi thay tạm bợ. Vì vừa dấy nghĩ về lành, về dữ thì nó đã sanh diệt rồi. Nếu buông hết mọi vấn đề đối
đãi
, tìm lại nó thì tung tích vắng tanh. Thế là, ta ở đâu ? Mất rồi sao ?. Thật
bối rối vô cùng, nếu chấp cái suy nghĩ làm ta. chỉ vì chấp thân tạm bợ, tâm giả
dối
làm ta, nên muôn
kiếp trôi lăn trong sanh diệt, gọi là luân hồi.

Ngay nơi thân tạm
bợ, tâm giả dối, chúng ta nhận ra “bộ mặt thật xưa nay” của mình và sống
hẳn với nó, dòng sanh diệt ngang đây liền dừng, kiếp luân hồi đến đây giải thoát.
“Bộ mặt thật xưa nay” chưa từng bị sanh diệt, một thực thể không do
duyên hợp, làm gì bị đổi thay, tan hợp ?. Nó vẫn có và thường còn mà chúng ta
quên đi, gọi là vô minh, nhận ra nó không còn lầm quên nữa, gọi là giác ngộ.

Muốn
chỉ “Bộ mặt thật xưa nay” cho người, không có cách kỳ diệu nào bằng
câu “Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, cái gì là bản lai diện mục của Thượng
Tọa
Minh?”, của Lục Tổ. Người ta cứ thắc mắc “Cái gì là bản lai diện
mục
của Thượng Tọa Minh ?” mà chẳng
nhớ “không nghĩ thiện, không nghĩ ác”, là tối quan trọng. Chính khi
“không nghĩ thiện, không nghĩ ác” là bản lai diện mục của Thượng Tọa
Minh chớ gì. Bởi khi tâm bình thường tỉnh táo, không dấy nghĩ thiện ác, phải quấy…,
quả là “bộ mặt thật xưa nay xuất hiện. Vừa dấy nghĩ thiện ác… là động,
chạy theo sanh diệt, “bộ mặt thật xưa nay” bị khuất lấp mất rồi.
Cho nên qua câu nóị nầy, Thượng Tọa Minh khéo thấy được “bộ mặt thật xưa
nay” của mình,
gọi là ngộ đạo.

Dưới đây thêm
những bài thuyết pháp đơn giản bình dị mà hay tuyệt
của các Thiền Sư.

“Thiền
sư Tùng Thẩm (Triệu Châu) đến tham vấn Nam
Tuyền
(Phổ Nguyện), hỏi :

– Thế
nào là đạo ?

Nam
Tuyền
đáp :

– Tâm
bình
thường là đạo.

– Lại
có thể nhằm tiến đến chăng ?

– Nghĩ
nhằm tiến đến là trái.

– Khi
chẳng nghĩ làm sao biết là đạo ?

– Đạo chẳng
thuộc, biết chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký. Nếu
thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải
quấy
.

Ngay
câu nói này, Sư ngộ đạo.

Đạo là tên khác của Bản lai diện mục
hay Pháp thân… Nó là thực thể tuyệt đối nằm sẵn nơi tâm tánh chúng ta. Chúng
ta
vừa dấy niệm tìm
nó, tiến đến nó là trái mất rồi. Khởi nghĩ biết nó đã rơi vào vọng giác, không
nghĩ biết nó để tâm mờ mờ mịt mịt lại thuộc bệnh vô ký. Dấy tâm phán đoán phải
quấy
càng xa với đạo.

Câu TÂM BÌNH
THƯỜNG LÀ ĐẠO, quả thật đã vén bức màn vô minh cho mọi người thấy được “Bộ
mặt thật xưa nay” của mình rồi. Bởi khởi tâm tìm kiếm là mất bình thường,
xét đoán phải quấy là mất bình thường… chỉ tâm tỉnh táo sáng suốt mà không dấy
động, mới thật TÂM BÌNH THƯỜNG. Tâm bình thường không tướng mạo, không hình
dáng
, thể nó thênh thang rỗng rang đồng với hư không. Thấy được tâm thể này là
người đạt đạo.

*

“Thiền sư Đạo Ngộ bảo đệ tửSùng Tín rằng :

– Ngươi làm thị giả ta, ta sẽ chỉ
tâm yếu cho ngươi.

Sùng Tín nhận
làm thị giả, trải qua mấy năm mà không được chỉ dạy điều gì. Sùng Tín thưa :

– Từ ngày con vào
đây đến giờ, chưa được Hòa Thượng
chỉ dạy tâm yếu.

Đạo
Ngộ
bảo :


Từ ngày ngươi vào đây đến nay, ta chưa từng chẳng
chỉ dạy tâm yếu.

– Chỉ
dạy ở chỗ nào ?

– Ngươi
dâng trà lên, ta vì ngươi tiếp. Ngươi bưng cơm
đến, ta vì ngươi nhận. Ngươi xá lui ra thì ta gật đầu. Chỗ nào chẳng
chỉ dạy tâm yếu ?

Sùng
Tín
cúi đầu suy nghĩ giây lâu.

Đạo Ngộ bảo :

– Thấy
thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai.

Ngay câu này, Sùng Tín khai ngộ”.

Đạo Ngộ nói tâm
yếu
tức là Nam Tuyền nói Tâm Bình Thường. Trong mọi hành động ăn cơm, mặc áo, tới
lui
qua lại của chúng ta đều biểu lộ tâm yếu đầy đủ. Chỉ đáng tiếc, khi ăn
chúng ta chẳng chịu ăn, lại nghĩ đến các việc này, khi mặc chẳng chịu mặc lại
suy các việc nọ. Chúng ta không thể sống được với tâm bình thường trong mọi hoạt
động
của mình. Hằng bị vọng tưởng cuốn hút qua mọi lãnh vực hoạt động của nó.
Do đó cả ngày chúng ta mãi đuổi theo vọng tưởng, hết thứ này đến loại khác, không bao giờ được dừng nghỉ.


đây, Thiền Sư Đạo Ngộ chỉ tâm yếu phát hiện nơi dâng trà, nhận cơm, gật đầu…,
thật là bình thường đơn giản. Tâm yếu hằng hiện hữu nơi mọi hoạt động của chúng
ta
, mà chúng ta thông qua không chịu nhận. Bởi trong đầu óc chúng ta chứa dẫy đầy
các thứ quái tượng, hiếu kỳ thì làm sao nhận được cái bình thường đơn giản này.
Nói đến Tâm yếu, Đạo, Pháp thân…, chúng ta tưởng tượng phải là cái gì phi thường
kỳ đặc mới được. Đâu ngờ, nó lại là cái rất giản đơn bình dị. Ném phắt mọi vọng
tưởng
cuồng loạn, chỉ sống với tâm thể an nhiên trong mọi hoạt động bình thường
chúng ta đạt đạo, ngộ tâm yếu. Các lượn sóng lặn hụp trên mặt biển là hiện tượng sanh diệt. Khi mọi lượn sống đều lặn
yên, chỉ còn một mặt biển phẳng lì, thử hỏi cái gì là sanh diệt ? Có sóng nổi
lên là có hình tướng sai biệt, khi sóng lặn hết, tìm xem còn hình tướng gì ? Song đến đó
không thể nói không có mặt biển. Tâm thể chúng ta cũng thế, chỉ cần lặng hết mọi
vọng tưởng thì thể tánh hiển bày. Thế nên vừa suy nghĩ là lấp mất thể tánh rồi.

*

 “Thiền sư Hoài Hải (Bá Trượng) theo hầu Mã Tổ đi dạo
vườn, bỗng có bầy chim bay qua.
Mã Tổ hỏi :

– Bay
đó là gì ?

Hoài Hải thưa :

– Bầy
vịt trời.

– Bay
đi đâu ?

– Bay
qua mất.

Mã tổ nắm lỗ
mũi của Sư vặn mạnh một cái, đau quá Sư la
thất thanh.


Tổ
bảo :

– Sao
không nói bay qua mất ?

Nhơn
đây Sư tỉnh ngộ.”

Tâm yếu luôn
luôn hiển lộ đầy đủ nơi sáu căn, mà chúng ta không nhận thấy. Chúng ta một bề
buông thả sáu cân chạy theo
sáu trần. Mắt
đối sắc cho là có thấy, sắc trần qua mất nói là không thấy, lệ thuộc hẳn ngoại cảnh. Sắc trần
là tướng sanh diệt chợt có chợt
không, cái thấy biết sắc trần có khi nào sanh diệt, mà chúng ta chỉ nhận sắc trần
không nhận cái thấy.
Cái thấy là hiện thân của tâm yếu, là mạng sống ngàn đời của chúng ta. Thế mà,
chúng ta quên đi mạng sống của chính mình, phóng tâm đuổi theo dòng Sanh diệt của
ngoại giới. Trường hợp Thiền Sư Hoài
Hải
cũng thế, chỉ nhớ bầy
chim bay qua mất, không nhớ tánh thấy thường còn của mình. Mã Tổ nắm lỗ mũi vặn
mạnh, bảo “sao không nói
bay qua mất”. Sư chợt tỉnh ngộ cái không mất của mình, hay thức được giấc
mê “quên
mình theo vật”.

Chúng ta sống
nhờ lỗ mũi hít vô thở ra, nó là sinh mạng của mình, lỗ mũi hằng có mặt thường
trực
ở trước chúng ta, mà chúng ta khó thấy và ít nhớ. Hằng ngày chúng ta chỉ
nhớ những vấn đề : ăn, mặc, đẹp, xấu… còn hơi thở là điều tốì thiết yếu lại
quên đi. Quên hơi thở tức là đã quên mạng sống của mình. Mạng sống đã quên đi
thì sự sống
không còn ý nghĩa của sự sống. Sống của cái chết, của cái cuồng loạn. Phật, Tổ cố đánh thức chúng ta nhớ lại mạng
sống của chính mình. Hằng sống với mạng sống của chính mình,
làm gì có nghĩa chết. Như mãi còn thở ra vào, sao nói chết được.
Bởi vì chết là mất đi cái sống, là dừng hơi thở. Tánh thấy hằng hiện hữu nơi chúng tachúng ta không thấy,
ví như lỗ mũi thường
mặt ở trước mắtchúng ta dễ quên. Cái nắm mũi vặn mạnh của Mã Tổ, khiến
Thiền sư Hoài Hải đau la thất thanh, liền đó tỉnh ngộ, quả là diệu thuật trong
nhà Thiền, cũng là một bài thuyết pháp không lời kỳ diệu.

*

“Tướng Quốc
Bùi Hưu vào viếng chùa Khai Nguyên, thấy trên vách chùa có vẽ hình cao tăng,
Bùi Hưu hỏi Thiền Sư Hy Vận (Hoàng Bá) :

– Hình thấy tại đây, Cao Tăng ở đâu?


cất giọng trong thanh gọi :

– Bùi
Hưu
!

Bùi
Hưu
:

– Dạ !


hỏi :

– Ở đâu ?

Bùi
Hưu
liền ngộ được hạt châu trên búi tóc.

Chúng
ta
đến thăm nhà người bạn, vừa ấn nút chuông điện ngoài cổng, liền có người mở cửa, bao
nhiêu lần cũng thế. Chúng ta biết chắc chắn rằng nhà này có người gác cửa thường
trực
. Cũng vậy, nơi tai chúng ta nếu không có cái linh tri thường trực, khi động
làm sao có phản ứng kịp thời. Ở đây vừa gọi liền đáp, không có phút giây chờ đợi
nghĩ suy gì cả. Cho đến đang lúc ngủ say, bỗng có tiếng gọi to cũng giật mình
thức giấc. Càng thấy rõ cái linh tri nơi tai chúng ta không khi nào vắng mặt. Chỉ khi thức, các cơ quan hoạt động thì nó
sáng, lúc ngủ các
quan
đóng
bít thì nó mờ. Cái linh tri này mới thật là chủ nhơn ông hay “Bộ mặt thật
xưa nay” của chúng ta. Chúng ta quên lửng ông chủ, cứ chạỵ theo khách trần,
bên ngoài. Một bề quên mình theo vật, nên mãi trầm luân sanh tử. Đang lúc hoạt động lăng xăng, có người
hỏi : Cái gì là ông chủ ? Chúng ta bàng hoàng sửng sốt không biết đáp thế nào.
Thế là, hằng ngày chúng ta nói sống vì mình, lo cho mình, mà quả thật chúng ta đã
mất mình. Nếu biết rõ ông chủ của mình, chúng ta mới dám nói thật sống, bằng
không biết ông chủ thế nào, làm sao nói rằng mình đang sống được. Có hoạt động
có sống cũng chỉ là cuộc sống vay mượn mà thôi.

Ông Bùi Hưu thấy
hình Cao tăng mà không biết Cao tăng ở đâu. Đó là tâm trạng quên mất ông chủ,
đang thao thức dò tầm. Một tiếng gọi của Thiền Sư Hy Vận, dường như một tiếng sét
ngang tai, khiến ông bất chợt
ứng thinh “dạ”, chồng thêm một câu hỏi “ở đâu ?”, hốt nhiên
ông sáng mắt. Ông chủ đã lâu ông băn khoăn thắc mắc kiếm tìm, bất chợt hiện lồ lộ trước mắt. Hạt châu quý trong
búi tóc của nhà vua, trong kinh Pháp Hoa, chỉ dành tặng riêng cho vị tướng quân có công
to nhất, hôm nay ông nhận được.
Cái cao cả quý báu nhất trong đời sống con người là ông chủ. Nhà không có chủ
là nhà hoang, xác thân không nhận ra ông chủ là xác thân rỗng. Vì thế, mục đích
duy nhất của Phật, Tổ là chỉ cho chúng ta nhận ra ông chủ. Ông chủ ấy hằng có mặt
nơi tai, mắt… chúng ta, chỉ khéo nhận liền thấy.

*

Thiền Sư Sư Bị
(Huyền Sa) ngồi trong thất, có vị
tăng đứng hầu, nhìn xuống nền thất có một điểm trắng, Sư hỏi tăng :

– Ông
thấy chăng ?

Tăng
thưa :

– Thấy.


bảo
:

– Ta thấy
ông cũng thấy, tại sao có người ngộ người không ngộ ?

Hai thầy trò đồng
thấy một điểm trắng trên nền
thất, tại sao thầy ngộ mà trò lại mê?
Bởi vì trò thấy chỉ thấy cái bị thấy, cho nên quên mất ông chủ tức là mê. Thầy
thấy mà không chạy theo cái bị thấy, nhơn cái bị thấy nhận ra ông chủ hay thấy
của chính mình, tức là ngộ. Đồng một cảnh mà mê ngộ khác nhau, gốc tại quên
mình
theo vật hay nhơn vật nhận được mình. Ở hội Linh Sơn đức Phật đưa cành hoa
sen
lên, Tôn giả Ca Diếp miệng cười chúm chím, đồng ý nghĩa này. Chư Tổ Thiền
Tông
tận dụng mọi phương tiện, nào đưa tay, dựng phất tử., khiến người nhận được
ông chủ qua cái thấy của mình.

Ngay khi thấy sự
vật, tâm không bị dấy một niệm nào,
chính khi ấy “bộ mặt thật xưa nay” bày hiện. Vì có thấy là có biết,
cái biết không do suy nghĩ, không do phân biệt, mới là cái biết chơn thật,
thoát ngoài đối đãi sanh diệt. Cái
biết do suy nghĩ, do phân biệt đều là động, tạm có rồi không, làm sao nói chơn
thật được. Cái suy nghĩ phân biệt lặng xuống, tánh giác tri hiện bày rỡ rỡ, đó
mới thật là ông chủ muôn đời của ta. Giác tri mà lặng lẽ thì làm gì có sanh diệt.
Chỗ này còn nghi ngờ gì, không nói nó chơn thật vĩnh cửu. Thế nên, mắt thấy sắc
tướng
mà nhận được tánh thấy của mình, là ngộ đạo, trái lại là mê.

*

Thiền Sư Cảnh
Thành ngồi trong thất, có vị tăng đứng bên cạnh, Sư hỏi :

– Bên
ngoài có tiếng gì ?

Tăng
thưa :

– Tiếng
con nhái bị con rắn bắt kêu.


nói :

– Sẽ
bảo chúng sanh khổ, lại có khổ chúng sanh.

Hôm
khác, Sư hỏi vị tăng bên cạnh :

– Bên
ngoài có tiếng gì ?

Tăng
thưa :

– Tiếng
mưa rơi.


bảo
:

– Chúng
sanh
điên đảo quên mình theo vật.

– Hòa
Thượng
thì sao ?

– Vẫn
chẳng quên mình.

– Vẫn
chẳng quên mình, ý nghĩa thế nào ?

– Xuất thân còn là dễ, thoát thể nói rất khó.

Rắn
bắt nhái đó là chúng sanh khổ, vì con lớn hiếp con bé. Song lại có khổ chúng
sanh
, chính là người quên mất mình chạy theo ngoại cảnh. Hằng ngày tai chúng ta
chỉ lắng nghe tiếng động tịnh bên ngoài, có khi nào nhận biết mình có tánh nghe
thường trực. Vừa nghe tiếng động liền phân biệt thuộc loại nào, hay dở, lợi hại,
phải quấy… rồi sanh tâm yêu ghét. Cứ thế mãi không dừng, làm sao chẳng bảo là
“chúng sanh điên đảo quên mình theo vật”. Chỉ có người tỉnh giác mới biết
phản quang lại mình, mọi động tịnh bên ngoài đều là pháp sanh diệt, ông chủ biết
được mọi động tịnh ấy mới là người chẳng sanh diệt. Vì khi động vẫn biết động,
lúc tịnh vẫn biết tịnh, hai tướng động tịnh đuổi nhau, ông chủ vẫn ngồi yên xem
sự đổi thay của chúng. Người biết sống trở về ông chủ của mình, mặc sự sanh
diệt
đổi thay của trần cảnh, là “vẫn không quên mình”. Chỗ không quên
mình
ấy, làm sao diễn tả được, nên nói “Xuất
thân còn
là dễ, thoát thể nói rất khó”.

Tai
nghe tiếng mà không chạy theo phân biệt tiếng, lại nhận nơi mình hằng có tánh
nghe, là pháp tu “Phản văn văn tự tánh” của Bồ Tát Quán Thế Âm. Âm
thanh
nhỏ lớn xa gần lúc nào cũng có, tánh nghe thường hằng nên mới thường
nghe. Nếu tánh nghe có gián đoạn, ắt chúng ta có khi nghe khi không. Song không
khi nào chúng ta chẳng nghe, dù khi không có tiếng động vẫn nghe không tiếng.
Đây là chứng cớ cụ thể, tánh nghe thường trực nơi mọi người chúng ta. Trong các
phương pháp tu “trở về tự tánh”,
biết phản chiếu lại tánh nghe của mình là ưu việt hơn cả. Cho nên trong kinh
Lăng Nghiêm
đức Phật bảo Bồ Tát Văn Thù chọn phương pháp nào viên thông, Ngài
chọn ngay pháp “nhĩ căn viên thông” của Bồ Tát Quán Thế Âm.

Thiền
có đến ngàn vạn phương tiện, lãnh hội một thì tất cả đều thông. Sau khi
thông lý tuyệt đối, có giá trị thế nào ?

Bởi vì tất cả
chúng ta đều trông thấy mọi lẽ tạm bợ của cuộc đời, khiến khát khao tìm kiếm hướng
về chỗ trường cửu miên viễn. Song nói đến chỗ này, dường như mọi người đều thở
dài
tự nhận là vô phần. Hầu hết đều bó tay cúi đầu
trước thực thể bất sanh bất
diệt
ấy.
Khao khát ước mơ mà không thể tìm được, không dám mò tới, thực là đau đớn
cùng
. Một khi bất ngờ bắt gặp được nó thì còn gì sung sướng cho bằng. Chính tâm
trạng Tôn giả Xá Lợi Phất v.v… ở trong kinh Pháp Hoa cũng thế. Từ khi tu hành
cho đến nay, các Ngài chỉ mong được quả Nhị thừa, không khi nào dám ước mơ đến
Phật quả. Bất ngờ được đức Phật thọ ký cho sẽ thành Phật, thực là một điều quá
sức
ước mong. Nói thí dụ chàng cùng tử được ông
trưởng giả trao sự nghiệp để bày tỏ tâm trạng của các Ngài. Thiền
Thủy Lạo nói với đồ đệ : “Từ khi ăn cái đạp của Mã Tổ đến giờ, cười mãi
không thôi”. Thiền sư Huệ Hải cũng nói : “Từ khi nhận được kho báu
nhà mình đến nay, dùng mãi không thiếu”. Cười mãi không thôi, vì hạt châu
vô giá bị đánh mất, bất chợt tìm thấy nắm được trong tay, kể từ đây hết rồi một
kiếp lang thang nghèo đói. Dùng mãi không thiếu, vì nó là kho báu vô tận, ứng dụng
tùy tâm, nên gọi là “bảo châu như ý”. Có được hạt bảo châu như ý
trong tay, tự thân mọi nhu cầu đều toại nguyện, còn thêm tùy ý cứu giúp tha
nhân
. Thực là tự lợi, lợi tha viên mãn.

Hạt
“Minh châu vô giá” hay “Bảo châu như ý”, đều do đức Phật lấy
làm thí dụ để chỉ thể tánh tuyệt đối nàỵ. Bởi vì mạng sống là cứu cánh của
chúng sanh, mạng
sống càng dài thì giá trị càng cao. Cho nên ở thế gian không ơn gì to bằng ơn cứu
mạng
. Chì cần được cứu sống thêm một vài mươi năm, người ta cho đó là ơn sâu trời
bể. Đạt được thể tánh này, là nhận lấy sinh mạng trường tồn miên viễn, vượt
ngoài vòng thời gian, không còn dùng con số nào tính kể được. Đức Phật dùng thí
dụ
“điểm mực” nơi phẩm Như Lai Thọ Lượng trong kinh Pháp Hoa là nói
rõ ý này. Đem thế giới tam thiên nghiền thành bụi nhỏ, lấy bụi ấy làm mực, đi
sang phương đông trải qua
trăm ngàn muôn ức thế giới mới điểm một điểm mực…, gom hết những thế giới
điểm mực không điểm
mực đã đi qua,
nghiền nát thành bụi, mỗi hạt bụi tính là một kiếp, thử tính tuổi thọ Phật là
bao nhiêu ? Dù có nhà toán học tài tình mấy cũng không sao tính nổi tuổi thọ của
Phật. Phật ở đây là chỉ Phật pháp thân, tức là thực thể tuyệt đối sẵn có nơi mọi
chúng sinh vậy.

Thực thể này
không những vượt ngoài thời gian, mà cũng bao trùm khắp không gian. Kinh Hoa
Nghiêm
đức Phật dùng thí dụ “phá vi trần xuất kinh quyển”, đế nói lên
thể rộng lớn của nó. Nói rằng “Có một quyển kinh lượng bằng thế giới tam
thiên
đại thiên, vò tròn nhét trong hạt bụi nhỏ, có người trí huệ xem biết,
dùng phương tiện đập vỡ hạt bụi lấy quyển kinh. Trong quyển kinh ghi chép đầy đủ
mọi sự thật của thế giới tam thiên đại thiên…”. Quyển kinh dụ thể tánh
tuyệt đối hay Phật tánh,
hạt bụi dụ thân tứ đại của chúng sinh. Muốn biết mọi sự vật trong vũ trụ, không
gì hơn ngay nơi
thân này nhận ra thể tánh tuyệt đối, mọi sự thật hiện bày đầy đủ trong ấy. Có
ai ngờ trong hạt bụi nhỏ lại chứa quyển kinh to như thế, chỉ người trí huệ (Phật)
mới nhận thấy được nó. Chúng ta không khi nào dám thừa nhận mình có thể tánh rộng
lớn trùm khắp vũ trụ, mà hằng tự nhận mình như cây lau, cây sậy trên địa cầu,
như hạt cát trong bãi sa mạc. Vì thế, đọc Kinh Duy Ma Cật thấy nói “Ông
Duy Ma Cật đưa tay nắm thế giới dời di nơi khác…”, làm sao chúng dám
tin. Tôn giả A Nan sau khi ngộ được chơn tâm, bạch Phật rằng “Con xem thân
cha mẹ sanh (so với chơn tâm) như hạt bụi trong hư không, như hòn bọt ngoài bể
cả… (Kinh Lăng Nghiêm). Tuệ Trung Thượng Sĩ, một Thiền Sư Việt Nam, có vị
tăng hỏi : “Sanh tử là việc lớn làm sao giải quyết ?”. Thượng Sĩ đáp : “Trong
hư không dài có chướng gì hai vành xe, ngoài bể cả
có ngại gì hòn bọt nổi”. Ý nói rằng, sự sanh tử của thân này
đối với pháp thân như hai vành xe ném trong hư không, như hòn bọt nổi trong bể
cả, có nghĩa lý gì mà quan trọng. Hạt bụi sánh với hư không, hòn bọt so với bể
cả, giá trị quá rõ ràng, nên nói “viên ngọc vô giá”.

Sống được với
thể tánh này thì diệu dụng vô cùng, lợi mình lợi người viên mãn. Hằng ngày
chúng ta chỉ sống với vọng tưởng, mà còn có trăm ngàn tác dụng, tạo ra trăm điều
ngàn việc. Phương chi
sống với thể tánh linh minh thì diệu dụng làm sao lường được. Căn
cứ hiện tượng thế gian phán xét, để thấy rõ điều này. Trên thế gian cái gì càng
thô thì dụng càng yếu, cái gì càng tế thì dụng càng mạnh. Như đất thể thô hơn
nước, nên bị nước cuốn; nước
thể thô hơn gió, nên bị gió đùa. Sức mạnh của gió làm tan cả đất,
cuộn phăng cả nước mà không thấy hình dáng tướng mạo gì. Sức mạnh của nguyên tử,
của khinh khí cũng tương tợ như thế. Vọng tưởng là tướng tâm duyên theo pháp trần,
nên có tướng mạo. Khi tâm ta tưởng quả núi, liền có quả núi hiện nơi tâm, tâm
nhớ người liền có người hiện… Dấy tâm thì có cảnh, tâm cảnh dính liền nhau.
Tâm không rời cảnh, đó là tâm hư vọng cũng gọi là vọng tưởng. Cảnh có đến ngàn
vạn nên tâm duyên cảnh cũng cả trăm thứ. Có tướng mạo là tâm thô, chia nhiều thứ
là bị phân tán. Tâm thô và phân tán nên công dụng của nó yếu ớt tầm thường. Khi
vọng tưởng đã lặng sạch,
chỉ còn một tâm thể linh minh, không hình dáng tướng mạo, nên ứng dụng vô cùng.
Đến chỗ này gọi là “diệu
dụng không thể nghĩ bàn”. Bởi diệu dụng không thể nghĩ bàn, nên dụ là Bảo
Châu
Như Ý. Nắm hạt châu này trong tay thì mọi việc đều như ý, tức là mãn nguyện
tự tại. Một bên công dụng tầm thường cuộc hạn, một bên diệu dụng không thể nghĩ
bàn tự do tự tại, đối chiếu nhau chúng ta thấy rõ giá trị sai biệt của đôi bên
rồi.

Chơn lý tuyệt đối
không có ở bên ngoài, mà nằm sẵn ngay nơi chúng ta. Chúng ta muốn
tìm nó, phải biết quay lại mình, dừng chạy ra ngoài tìm kiếm vô ích. Chân lý tuyệt đối nơi
mình chính là ông chủ của mình, nhận ra ông chủ thì mọi
chân lý trong vũ trụ đều thấy rõ. Nhận ra và sống được với ông chủ của mình thì vòng luân hồi chấm dứt, mọi khổ đau hết sạch, được giác ngộ giải thoát
hoàn toàn.

(Trích sách: Bước Đầu Học Phật)

mp3-audio-iconmp3-audio-iconNghe âm thanh: [27] Thế nào là Phật pháp? (Thùy Thu đọc)