Từ Bi Và Tinh Thần Bất Bạo Động Theo Truyền Thống Đại Thừa

0
45

TỪ BI & TINH THẦN BẤT BẠO ĐỘNG
THEO TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA

Thích Trí Giải

thichcamaunithichcamauniTừ xưa đến nay, thế giới liên tục xảy ra bạo động
chiến tranh, khủng bố, kỳ thị chủng tộc, bạo động giữa các tôn giáo, thì vấn đề
kiến tạo nền hòa bình cho thế giới rất quan trọng. Nhưng vẫn chưa tìm ra một
phương pháp thỏa đáng, trừ phi những quốc gia trên toàn cầu, cần phải thay đổi
đường lối chính trị, văn hóa áp dụng tinh thần bất bạo động vào đời sống
hội
.

Tất cả tôn giáo đều có những quan điểm định hướng
cho lý tưởng khác nhau, mục đích đều hướng dẫn đạo đức con người hoàn thiện
xây dựng xã hội tốt đẹp, yêu cầu tất yếu mỗi tôn giáo cần phải phá vỡ sự mâu
thuẫn
, xung đột xảy ra cùng nhau định hướng chung mục đích quan tâm đến hòa
bình.

Đạo Phật được xem là tôn giáo bất bạo
động
đóng góp rất nhiều cho nền hòa bình thế giới, đặc biệtPhật giáo
Đại thừa.

Phật giáo Đại thừa phát triển và ảnh hưởng rộng
rãi
vào những quốc gia Châu Á như: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt
Nam…trong suốt hàng ngàn năm qua, dùng lý tưởng từ bitrí tuệ, thiết lập hệ
thống
giá trị đạo đức nhân bản cho con người, tránh xa những bạo động, đặc biệt
truyền thống ăn chay.

Phật giáo Đại thừa luôn nhấn mạnh, phổ biến lòng
từ
bi đối với chúng sinh được thể hiện trong giới luật (vinaya)

Giới xuất gia:

Tỳ kheo 250 giới [1] ,

Tỳ kheo ni 341 giới [2] ,

Sa di, Sa di ni 10 giới [3] .

Giới tại gia: Ưu bà tắc, Ưu bà di: 5 giới [4] ,

Thập thiện giới [5]

Giới thứ nhất cấm sát sinh trong các loại giới, và giới thứ
ba trong Tỳ kheoTỳ kheo ni giới. Và Đại thừa Bồ tát giới trong Kinh phạm
võng
gồm;

10 giới trọng, [6]

và 48 giới khinh [7]

Mục đích Phật chế giới là để ngăn chặn trực tiếp
vấn đề giết hại sinh mạng, còn những giới khác để ngăn ngừa các điều ác từ thân
nghiệp
, khẩu nghiệpý nghiệp không cho phát sinh. Nếu Tỳ kheo hoặc Tỳ kheo
ni
vi phạm Ba-la-di (pārājikā) trục xuất khỏi Tăng đoàn, nếu phạm Ba-dật-đề thì
được sám hối.

Trong 10 giới trọng của Bồ tát giới gồm có; giới
sát
sinh, giới trộm cướp, giới dâm dục, giới vọng ngữ, giới bán rượu giới nói
lỗi tứ chúng, giới khen mình chê người, giới xan tham, giới cố giận hờn, giới
phỉ báng Tam bảo, được phân chia theo ba nghiệp như sau:

Thân nghiệp: giới
sát
sinh, giới trộm cướp, giới dâm dục và giới bán rượu

Khẩu nghiệp: giới
vọng ngữ, giới nói lỗi tứ chúng, giới khen mình chê người,

Giới phỉ báng Tam bảo

Ý nghiệp: giới xan tham, giới cố giận
hờn

Chia theo loại phiền não:

Tham: giới trộm cướp, giới dâm dục, giới xan tham

Sân: giới sát sinh, giới nói lỗi tứ chúng, giới giận hờn

Si: giới phỉ báng Tam bảo, giới bán rượu và giới vọng ngữ [8]

Giới không sát sinh [9] rất quan trọng trong tất
cả truyền thống Phật giáo, mục đích ngăn chặn trực tiếp vấn đề giết hại sinh
mạng và khuyến hóa mọi người tránh xa bạo động chiến tranh gây đau khổ cho nhân
loại
. Chẳng những đức Phật cấm không được sát bất kỳ hình thức nào, Bồ-tát còn
phải vâng giữ các khinh giới, như không cất chứa vũ khí, không buôn bán những
khí cụ sát sanh, hay các loại vũ khí giết người, cho đến không đi sứ làm môi
giới
khiến cho chiến tranh giữa các quốc gia nổ ra. [10]

Những giới khinh nhằm ngăn ngừa những bất thiện
pháp khỏi phát sinh, ngăn ngừa không cho phạm trọng tội Ba-la-di, theo quan
điểm
của Phật giáo thì những tội ác xuất phát từ ba độc tố trong tâm thức mỗi
người, đó là tham, sân và si. Vì thế Phật giáo Đại thừa luôn nhấn mạnh thực
hành
lý tưởng từ bitrí tuệ của Bồ-tát để chuyển hóa tâm thức, từ bi hóa
giải tâm sân hận, trí tuệ tiêu diệt tâm tham và si.[11]

Lòng từ bi của Bồ-tát là linh dược để chuyển hóa
khổ đau của tha nhân, tinh thần bất bạo động của Phật giáo dựa trên nguyên tắc
hoạt động đạo đức của con người về hành vi tốt xấu, đúng và sai. Giới luật
quy tắc đạo đức cho Tỳ kheoTỳ kheo ni, vì thế khái niệm bất bạo độngtừ
bi
trong Phật giáo được sánh với giới luật của các trường phái khác nhau của
Phật giáo, đặc biệt là Bồ-tát-giới. [12]

Phật giáo Đại thừa toàn bộ với các giáo lý dựa
vào
lòng từ bi là yêu cầu đầu tiên, vì lòng từ bi ngăn chặn hoặc kiêng cữ hoàn
toàn
vấn đề giết hại chúng sinh

Người Phật tử giết hại sinh vật vi phạm nguyên
tắc đạo đức, tinh thần bất bạo động (ahiṃsā) và làm trái ngược lời Phật dạy.

Vì để tránh giết hại sinh vật, những người Phật
tử
theo truyền thống Đại thừa thực hành theo văn hóa ăn chay được ảnh hưởng
rộng rãi vào những đất nước Phật giáo Đại thừaTrung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam
, được nhiều người hưởng ứng thực hành theo Kinh điểngiới luật của Đại
thừa
, vấn đề này được diễn tả trong kinh Thủ-lăng-nghiêm (首楞嚴經) nói
rằng; “nếu tâm tham không tiêu diệt, thì chúng sinh sinh ra từ thai sinh, noãn
sinh
, và thấp sinh sẽ chuyển đổi nhau sử dụng sức mạnh giết hại nhau để làm
thức ăn, điều này xuất phát chủ yếu từ tâm tham của mình giết hại sinh mạng.
vậy
, nếu có một người nào giết một con cừu hay một con vật khác để ăn thịt, thì
con cừu ấy sẽ tái sinh lại làm con người, và con người ấy sau khi chết tái sinh
lại làm con cừu để trả nợ cũ của mình” [13]

Tất cả giáo lý của đức Phật hoàn toàn thực tế rất
quan trọng đối với nhân loại rằng: Con người trên trái đất không có tội lỗi nào
lớn hơn giết hại sinh mạng, và cũng không có nguồn tích lũy công đức nào hơn đó
bảo vệ mạng sống của chúng sinh. Chúng ta cố gắng giải cứu mạng sống của
chúng sinh đang gặp hoàn cảnh nguy hiểm là chúng ta tiến xa một bước đang thực
hành
từ bi, cứu vớt sự khổ đau của chúng sinh là tâm hạnh lợi tha của Bồ-tát
[14]

lòng từ bi nghĩa là chia sẻ khổ đau cùng với
tha nhânbản chất của từ bi là để quán sát sự đau khổ của tất cả chúng sinh.

Theo truyền thống Phật giáo Đại thừa luôn đề cao
lý tưởng Bồ tát thực hành sáu pháp Ba-la-mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn
nhục
, thiền địnhtrí tuệ) để bước vào quả vị Phật. Trong Kinh điển Bát-nhã,
thì trí tuệ (Bát nhã ba la mật) được xem là nhân tố quan trọng nhất, nó bao
trùm với năm pháp ba-la-mật còn lại.

Nếu hành giả tu hành thiếu trí tuệ thì không hoàn
thành
quả vị Phật, khác nào như người mù đang đi về một phương trời vô định, sẽ
gặp rất nhiều chướng ngại, chông gai và không về đến đích

Do đó Bồ tát Shāntideva nói rằng; “sự yếu đuối
của một vị Bồ-tát rất tai hại vì một khi phạm lỗi, Bồ-tát sẽ làm liên lụy đến
sự giải thoát của vô lượng chúng sinh”

Ngoài Lục độTứ vô lượng tâm, Bồ-tát còn hành
trì
Tứ nhiếp pháp để nhiếp hóa mọi người, Tứ nhiếp pháp bao gồm:

Bố thí (Dāna) là sự cứu giúp chúng sinh trên
phương tiện vật chất cũng như tinh thần, không có nhu cầu tư lợi, bố thí vật
chất
giúp con người thoát khỏi trong lúc đói khổ trong đời này. Bố thí pháp
cứu giúp chúng sinh đời sống tinh thần tu hành giải thoát sinh tử

Ái ngữ (piyavācā) là lời nói chân thật, hòa nhã
mang lại lợi ích cho mọi người tránh gây xung đột, thù hận

Lợi hành (atthacariyā) vì lòng từ bi làm lợi ích
cho mọi người, và xây dựng xã hội chân thiện mỹ

Đồng sự (samānattatā) là hòa đồng vào mọi người
và mọi hoàn cảnh để cứu độ chúng sinh thoát khổ đau

Bồ-tát dùng trí tuệ nhìn thấu khắp nỗi khổ chúng
sinh
, Bồ-tát vì lòng từ bi cao thượng vận dụng hết mọi khả năng của mình để cứu
độ
chúng sinh thoát khỏi khổ đau, Đại thừa gọi là vô công dụng hạnh (anābhoga)
chính vì từ bitrí tuệ giúp Bồ tát đạt đến tâm vô phân
biệt
.

Như DT. Suzuki trích dẫn tác phẩm; “Bồ đề tâm”
của ngài Long-Thọ (Nāgārjuna): “tính chất thiếu yếu của Bồ tát là tâm đại từ bi
(Mahākaruṇācitta) và tất cả chúng sinh là đối tượng tình thương yêu của Bồ
tát
.” [15]

Vì vậy trong luận Du già sư địa nói rằng; nếu các
hành giả Bồ-tát nuôi lớn những hạt giống phẫn nộ, sân hận, do đó nhân duyên
phát khởi ra miệng nói những lời thô tục, do sự phẫn nộ ấy tay cầm đao, trượng,
gây hại, hoặc làm phiền não đến chúng sinh thì hành giả Bồ-tát đó, trong tâm
hủy hoại công đức tu hành. [16]

Trong Thập địa kinh luận một tác phẩm rất quan
trọng trong Phật giáo Đại thừa nói rằng; một vị Bồ tát không được sử dụng
khí bất kỳ hình thức nào, không hận thù và không được giết hại sinh vật, thậm
chí ngay trong tư tưởng, tinh thần bất bạo động (ahiṃsā) là một phẩm hạnh cao
quý nhất của Bồ-tát nhằm kiêng cữ gây tổn hại đến chúng sinh. [17]

Bất bạo độngsức mạnh của tinh thần, tâm lý
học nói tinh thần bất bạo động có thể diễn tả trong tinh thần của từ bi, mọi
người
thực hành ahiṃsā thì hầu hết là những người yêu quý cuộc sống của mình và
không muốn gây tổn thương hay giết hại đến người khác, sự cảm nhận của tình thương
yêu được truyền từ trong tư tưởng của người khác. Vì vậy, lòng từ bi là để bảo
vệ
sự sống đã được nhiều người ủng hộthực hành

Có vài trường hợp ngoại lệ giết người vì lòng từ
bi, như trong Kinh phương tiện thiện xảo có ghi lại rằng: tiền thân của đức
Phật
khi còn là một vị Bồ-tát đã giết tên cướp cứu 500 vị thương gia [18]

Trong trường hợp này chúng ta phân tích nhiều
khía cạnh:

Nếu vị Bồ-tát đó báo tin cho những người thương
buôn biết có cướp, thì chắc chắn những người thương buôn sẽ bạo động giết hại
tên cướp để bảo vệ mạng sống của mình, thì những người thương buôn này kiếp sau
phải trả quả báo vào địa ngục về tội giết người.

Nếu vị Bồ-tát giữ im lặng thì tên cướp sẽ giết
500 thương buôn, thì ác nghiệp càng sâu nặng, sau khi chết tên cướp phải trả
quả
báo sẽ rơi vào địa ngục.

Bồ-tát nghĩ rằng trong khi tên cướp chưa giết
người tạo ác nghiệp, giết hắn thì sẽ hóa giải nghiệp báo ân oán nhân quả giữa
tên cướp và 500 người thương buôn, đồng thời cũng giúp tên cướp và 500 người
thương buôn không mang tội sát sinh, không rơi vào Địa ngục.

tubibatbaodongtubibatbaodongTrong trường hợp này là theo lý tưởng đại từ bi
của Bồ-tát trong ý nghĩa phương tiện thiện xảo giết một người cứu 500 người.
Bồ-tát tự mình gánh chịu hậu quả vi phạm giới sát. Nhưng động cơ giết hại không
phải hận thù, lòng tham, tư lợixuất phát từ động cơ tích cực, từ trái tim
từ bi vị tha, lân mẫn luôn nghĩ đến nỗi khổ của chúng sinh, Bồ-tát phải gánh
chịu nỗi khổ của tha nhân về cho mình

Từ bi trong Phật giáo Đại thừa luôn gắn liền với
trí tuệ, Bồ tát luôn phát triển trí tuệ (Bát nhã ba-la-mật) để đảm bảo cho hành
động từ bi thích hợphiệu quả, không ngấm ngầm tư lợi, và trí tuệ ấy được
xây dựng dựa trên lý tưởng của Tánh không (Śūnyatā).

“Trời không cánh nhạn bay qua
Bóng in đáy nước xóa nhòa một khi
Nhạn không để dấu làm chi
Nước không giữ bóng bởi vì vô tâm”
(Thiền sư: Hương Hải)

Như trong tác phẩm Bodhi-caryāvatāra của ngài
Śāntideva “nhận thấy rằng tất cả chúng sinh đều bình đẳng trong sự mong cầu
hạnh phúc và tránh xa đau khổ, vì vậy bảo vệ người khác cũng như bảo vệ cho
chính mình” [18]

Trí tuệ siêu việt của Bồ-tát luôn nhận thức rằng
trong thế gian, con người sở dĩ khổ đau là do họ lấy huyễn làm chơn, lấy giả
làm thật, nguồn gốc của khổ đau là do tham ái, vô minh. Vì thế hành giả thực
hành
tinh thần Bồ-tát đạo cần phải thực tập thiền định để tuệ giác hiển bày dứt
trừ phiền não chướng, mây tan mặt trăng hiển hiện. Bồ-tát luôn dùng trí tuệ bát
nhã
soi đời mình nhìn thấy các pháp vốn vô thường, khổ, không, vô ngã.., và
dùng từ bi để hóa giải mọi thù hận

Vì thế trong Kinh điển Đại thừa và tất cả
tưởng
của Phật giáo dựa trên từ bi, những lời Phật dạythể hiện qua hai câu
nói: “bạn phải giúp đỡ người khác” (toàn bộ giáo lý Đại thừa). “Nếu không thực
hiện
được, bạn không nên gây tổn hại đến người khác” (toàn bộ giáo lý Hīnayāna
or Theravāda)

Giáo lý của hai truyền thống đều dựa trên
tưởng
từ bi, một người Phật tử nếu bạn không đủ khả năng giúp đỡ người khác, ít
ra bạn không nên gây tổn hại đến người khác [19]

Bồ tát luôn an trú chánh niệm thanh tịnh trong từng
bước chân nhập thế cứu độ chúng sinh, chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Trong kinh
Bát-Đại-Nhân-Giác nói về sự nghiệp của Bồ-tát: “luôn luôn biết đủ, sống thanh
bần
để giữ đạo, chỉ lấy trí tuệ làm sự nghiệp” [20]

Trí tuệ như là một kim chỉ nam cho hành giả luôn
nhận thức rằng dục vọng con người không bao giờ biết đủ và dừng lại, “lòng tham
vô đáy” vì lòng tham dục vọng này con người gây nên bao tội ác, giết người cướp
của, tà dâm,…Chính vì dục vọng của tâm tham này dẫn đến bạo động trong cuộc
sống làm mất đi tính cân bằng xã hội, và nền hòa bình thế giới. Chúng sinh càng
gây tội ác thì trái tim từ bi của Bồ-tát càng đau quằn quại vì lòng thương xót.

Tình thương của Bồ-tát đối với chúng sinh không
giống như những thứ tình cảm bình thường ở xác thịt, bởi vì tâm từ bi của Bồ
tát
luôn mang tính vị tha, vô vị kỷ và xả ly (từ, bi, hỷ, xả) trong Phật giáo
Đại thừa ngài Quan Thế Âm Bồ Tát (Avalokiteśvara (觀 世 音 菩 薩) được biểu trưng cho bản thể
tâm từ bi, ngài Văn-thù-sư-lợi (zh. 文殊師利,
sa. Mañjuśrī) biểu trưng cho trí tuệ bát nhã, đại tríđại bi la tổng
thể của lý tưởng Đại thừa, để Bồ-tát vào đời độ sinh

Bồ-tát vì lòng từ bi vô biên không hướng đến Phật
đạo
, các Ngài không muốn thành tựu cứu cánh lý tưởng của riêng mình, Bồ-tát
phát nguyện tinh thần nhập thế chăm lo niềm hạnh phúc an lạc cho chúng sinh như
Địa Tạng Bồ Tát “Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận,
phương chứng Bồ-đề” có nghĩa là “Địa ngục chưa trống không, tôi thề không thành
Phật
; chúng sanh độ hết rồi, tôi mới chứng Bồ-đề”. Khi đức Phật hỏi ngài Địa
Tạng
đã bạch Phật rằng: “Con ở trong cõi đời xấu ác này độ sanh, nhưng vẫn cảm
thấy
an lạc như đang an trú trong cảnh giới Niết Bàn.”

Tinh thần nhập thế của Bồ tát đạo nhằm hóa độ thế
gian
theo khuynh hướng chí thiện, con người biết tránh xa nghiệp bất thiện,
lòng ích kỷ, cái nhìn phiến diện. Một thi hào người Anh đã viết ra những dòng
thơ rất đẹp đẽthâm thúy có nhiều ý nghĩa:

“Tôi nhìn anh tôi qua kính hiển vi của sự “chỉ trích”

và tôi nói. “Anh tôi quả thật thô lỗ!”

Nhìn anh tôi qua kính viễn vọng của sự “khinh bỉ”

và tôi nói. “Anh tôi quả thật bé nhỏ thấp hèn”

Rồi tôi nhìn vào “tấm gương chân lý”

Và tôi nói, “Anh tôi thật giống hệt như tôi.”

“Trong con người tốt nhất cũng có những khuyết
điểm, mà trong con người xấu nhất cũng có những điểm tốt. Tại sao ta chỉ nhìn
phần xấu xa tội lỗi mà không để ý đến phần tốt của người? Nếu mỗi người đều
nhìn vào phần tốt đẹp của nhau, nhân loại đã tìm được nguồn hạnh phúc dồi dào”
[21]

Con người biết thay từng giọt máu hận thù trong
tim bằng giọt máu từ bi để rồi từ đó con người biết yêu thương, gắn bó, biết san
xẻ cho nhau những nỗi niềm vui, khổ…

HT Thích Nhất Hạnh nói rằng: “tính chất từ bi như
là một là một trang web, khi chúng ta phát triển các khía cạnh liên quan đến Bồ
Đề tâm
, hành động từ bi khi chúng ta thực hành tham gia tích cực với khổ đau
trên toàn thế giới, đáp ứng những như cầu cho chúng sinh trong bất cứ hoàn cảnh
nào chúng ta có khả năng.”[22]

Mỗi người tự nhận thức biết sống hạnh phúc an lạc
cho chính bản thân mình, không còn thù hận chém giết lẫn nhau, tạo nghiệp ác,
tức là đã biết xây dựng sự tồn tại giá trị nhân bản đạo đức con người chuẩn mực
cho nhân loại.

“Tự tại tiêu dao suốt tháng ngày
Tùy duyên phóng khoáng cõi trần ai
Rửa sạch lòng trần đầy ô uế
Cuộc đời chi sá bận tâm đâu”

Trong lịch sử của đại đế Asoka (vua A-Dục) vào
thế kỷ thứ III tr CN. [23] Sau những cuộc chinh phạt đẫm máu của mình, đại đế
Asoka cảm thấy kinh hoànghối hận, chính giáo lý của đức Phật đã chuyển hóa
cuộc đời của vua Asoka với những chiến thắng quân sự, vũ khí thay bằng chiến
thắng đạo đức tâm linh. Sau đó vua Asoka thực hiện tinh thần bất bạo động thực
hành
theo năm giới, dưới sự cai trị của đức vua Asoka hoàn toàn đã thay đổi
chính sách cai trị điềm đạm ôn hòa, từ bỏ lối tra tấn, không bạo lực, dân chúng
được che chở mà ngay cả thú vật cũng được bảo vệ, Asoka ra lệnh cấm săn bắn,
nhà vua còn kiêng cữ ăn thịt khuyến khích dân chúng ăn chay, ngoài ra nhà vua
còn làm nhiều việc phúc lợi cho xã hội cất nhà cho người lữ hành nghỉ chân, xây
dựng
bệnh viện, các khu an dưỡng, cấp thuốc trị điều dưỡng cho những tù
nhân.[24]

Với xu hướng hiện nay các nhà chính trị gia họ
luôn có cái nhìn tiêu cực, chính trị là phải dùng thủ đoạn mưu mô, dùng vũ khi
chiến tranh làm mục tiêu cho hòa bình. Vì vậy họ trang bị những vũ khí hạt
nhân, và những vũ khí tối tân làm phương tiện chiến tranh cho rằng bảo vệ hòa
bình. Nhưng thực tế chiến tranh xảy ra bom đạn sẽ gây chết chóc, khủng hoảng
tinh thần, bệnh tật,…cho nhân loại.

Vì vậy vấn đề hòa bình thế giới trở thành một mối
quan tâm của bao tâm hồn nhân ái, mỗi ngày luôn cầu nguyện hòa bình, chiến
tranh đừng xảy ra. Thực trạng hiện nay nhiều cường quốc tranh đấu cho hòa bình
bằng cách bỏ ra hàng tỷ USD để trang bị vũ khí tối tân nhằm bảo vệ đất nước,
trong khi đó hơn một nửa dân số thế giới lâm vào cảnh nghèo nàn đói khổ. Chính
vì sự phân hóa sự giàu nghèo, trong cơ chế kinh tế, là mầm mống tạo ra bạo động
xã hội, chiến tranh..

Vì thế các nhà lãnh đạo hòa bình luôn kêu gọi các
quốc gia hãy giải quyết tranh chấp bằng phương pháp ngoại giao, thương lượng
với nhau tạo mối quan hệ tốt đẹp cho hai bên, tránh xa xung đột chiến tranh vũ
trang. Tinh thần bất bạo động ấy được đề cập trong những lời Phật đã khởi
xướng: “chiến thắng sinh thù hận, thất bại chuốc khổ đau.” Hoặc trong Kinh pháp
đức Phật dạy:

“Tự thắng tốt đẹp hơn
Hơn chiến thắng người khác.
Người khéo điều phục mình,
Thường sống tự chế ngự”.
“Dầu tại bãi chiến trường,
Thắng ngàn ngàn quân địch
Tự thắng mình tốt hơn
Thật chiến thắng tối thượng”.
(Pháp cú 104-103)

Nếu một nhà chính trị thực hành theo lời đức Phật
đã dạy thiết lập một xã hội hùng mạnh, hưng thịnh, không có chiến tranh bạođộng, , theo bảy nguyên tắc sau:

(1) Sinh hoạt dân chủ,

(2) Tình đoàn kết dân tộc,

(3) Nguyên tắc pháp trị,

(4) Sự hòa hợp các thế hệ,

(5) Tôn trọng phụ nữ,

(6) Tôn kính các tín ngưỡng,

(7) Ưu đãi các bậc minh triết. [25]

Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma cho rằng; “với tâm niệm
tốt, thành thật thì chính trị có thể thành công cụ tốt phục vụ cho xã hội, khi
bị thúc đẩy bởi lòng ích kỷ, bởi hận thù, giận dữghen ghét thì chính trị sẽ
trở thành sơ bẩn” [26]

Ngài Long Thọ (Nāgārjuna) đã vạch ra đường hướng cai trị đất
nước dựa trên bốn nguyên tắc sau:

Việc chuyển hóa tâm thức và đổi mới xã hội không
thể tách rời nhau

Vai trò tối hậu của cá nhân trong hành
trình
giác ngộ là điểm then chốt của đạo đức chính trị

Việc truyền bá chánh pháp tạo cơ hội mọi người tu
học
thành tựu giác ngộyêu cầu quan trọng của nhà lãnh đạo

Nhà lãnh đạo phải tìm mọi cách để thỏa mãn những nhu cầu kinh
tế của mọi người để họ có thời giờ tu họchành trì chánh pháp, Ngài còn vạch
ra một chương trình cụ thểchi tiết về an sinh, kinh tế xã hội y tế và giáo
dục
rất nhân bảntiến bộ [27]

Ngoài ra ngài Long Thọ còn đề ra 10 phẩm chất đạo
đức
tốt đẹp cho vị Vua để cai trị đất nước: Vua phải thực hành tinh thần bất
bạo động
, cấm giết hại sinh mạng (ahiṃsā), cấm trộm cướp, cấm tà dâm, kiểm sóat
lời nói của mình, tránh vu khống, triệt để từ bỏ lòng tham, sân, và tránh giải
trí
những thứ sai trái, kiêng cữ say rượu,… dẫn đến một vị vua chân chính, Ngài
khuyến khích vua thực hành những phẩm chất đạo đức ở trên thì vua sẽ được niềm
tin
đối của thần dân, còn nếu đi ngược lại những quy tắc ấy làm mất niềm tin
của thần, dân,.[28]

Trong thế kỷ 21 HT Thích Nhất Hạnh được thế giới
xem như một nhà lãnh đạo tinh thần bất bạo động, Ngài luôn kêu gọi, khuyến
khích mọi người tham gia vào các hoạt động hòa bình, bằng cách, chuẩn bị trước
phát triển nhận thức và giữ chánh niệm để thực hành cho hòa bình trong mọi ứng
xử một cách bình tĩnh, thông minh trong mọi phương pháp bất bạo động, trong đó
thực hành bất bạo độngđiều kiện tiên quyết đối với những người làm công
việc xây dựng hòa bình và giáo dục. [29]

Thiền sư Nhất Hạnh được thế giới vinh danh là
người vận động cho những giải pháp hoà bình trong chiến tranh Việt Nam và sau
biến cố 11/9/2001 đã thỉnh cầu Hoa Kỳ dùng ngoại giao thay vũ khí ở Afghanistan
và Iraq

Khi nào con người trên trái đất này biết nhận
thức
tinh thần vị tha, biết tôn trọng sự sống, và tin lời Phật dạy trong mỗi
chúng sinh đều có Phật tánh, có khả năng thành Phật, hình ảnh Bồ tát Thường Bất
Khinh trong Kinh pháp hoa luôn nhắc nhở chúng ta biết tôn trọng người khác, Mọi
người
bình đẳng nhau trong dòng máu đỏ, nước mắt cùng mặn, ai cũng ham sống sợ
chết
, chà đạp lên sinh mạng của kẻ khác đó là sai nguyên tắc đạo đức làm người.

“Giết hại mạng sống của chúng sinh là hành động
đáng hổ thẹnsai lầm bởi vì nó làm tổn hại lòng từ bi, cho nên khi nào chúng
ta
thực hành tinh thần bất bạo động mới cảm nhận được tình thươngđạt được
hạnh phúc miên viễn. Bởi vậy, “bất kỳ nơi nào có từ bi trong trái tim thì nó sẽ
biểu hiện ra ngoài tinh thần bất bạo động.” [30]

Đức Phật là bậc Tuệ giác chỉ rõ chúng ta thấy
rằng chính ba độc tố: tham, sân, si là nguồn gốc của tội ác, và nguyên nhân bạo
động
, tạo nên khổ đau cũng đều xuất phát từ ba độc tố này [31].

Chính vì vậy đạo Phật luôn lấy trí tuệ làm sự
nghiệp
, như là dùng một thanh gươm thật bén để tiêu diệt kẻ thù “vô minh.” Hàng
phàm phu bị vô minh che lấp ánh sáng trí tuệ, tâm lý bệnh hoạn, yếu đuối, họ cứ
mải mê chạy theo tiếng gọi của tâm thức của trần tục tìm cầu dục lạc thân xác,
quên đi vấn đề sinh tử đại sự. Bồ tát Shantideva nói rằng: “…để có thỏa mãn
nhục dục, có người tham của tự bán mình để cầu dục lạc nhưng không bao giờ ý
thức
vì phải luôn hầu hạ kẻ khác, có người vì mưu sống xung vào quân trận bất
chấp tánh mạng hiểm nguy, Họ muốn vinh quang nhưng lại chịu cảnh tù đày, những
kẻ nô lệ cho ái dục thường lâm vào cảnh khốn cùng, nếu được thỏa mãn thì cũng không
hơn gì con trâu kéo cày được thưởng vài cộng cỏ” [32]

Nhưng để có được trí tuệ diệt trừ vô minh, Bồ-tát
đã gieo trồng hạt giống Bồ đề tâm vào mảnh đất chân thể, nhờ vào chất liệu từ
bi
, và hạnh nguyện thì hạt giống ấy sẽ nẩy mầm, đâm chồi và sẽ sinh ra hoa trái
trí tuệ.

Tóm lại, Phật giáo truyền bá vào mỗi quốc gia bằng một thái
độ
ôn hòa, bất bạo động với tinh thần từ bi, trí tuệ, trong suốt hơn 25 thế kỷ
qua, Phật giáo chưa bao giờ mở ra cuộc thánh chiến, chưa bao giờ có giọt máu đổ
xuống để vun bồi cho sự hưng thịnh của Phật giáo. Phật giáo chỉ mở ra cho chúng
sinh
con đường hướng thiện, giúp cho con người sống đúng theo quy tắc đạo đức
làm người, và xây dựng xã hội văn minh lành mạnh đóng góp cho vấn đề hòa bình
thế giới.

Vì vậy Tiến sĩ K. N. Jayatilleke nói rằng: “Chính nhờ lòng từ bi mà Phật
giáo
đã được truyền bá khắp một vùng rộng lớn ở Châu Á một cách êm đẹp, không
bao giờ có sự can thiệp của vũ lực hay uy thế chính trị, không một giọt máu nào
phải đổ trong khi truyền giáo; không một cuộc chém giết nào xảy ra nhân danh
Đạo Phật, hay nhân danh Đức Thế Tôn, thật là hãnh diện biết
bao
!”

T. Trí Giải

______________________________________-

Chú thích:

[1] xem 律比丘戒,T22n1429, p.1015a19.

[2] xem 四分比丘尼戒本 T22n1431,p.1031a03.

[3] xem 沙彌十戒,T24n1471, p. 926b08. Và 沙彌尼戒,T24n1474,
p. 937a13.

[4] xem 佛説優婆塞五戒相經,T24n1476, p. 939c15. & xem
D. Keown, Buddhist Ethics A Very Short Introduction, Oxford University Press
2005 p. 9.

Xem: B. Lokhande, “Unique Contribution of Buddhism to The
World Culture” K. Sankarnarayan (ed) Contribution of Buddhism to world Culture,
Somaiya Publishcation 2004 Vol.I. pp. 154-155.

[5] Xem Thập thiện giới kinh 十善戒經 T24n1486 trang 1023a15.

[6] Phạm võng kinh: 梵網經 T24n1484 trang1004b11:

[7] Tiếp theo T24n1484 trang.1006a01:

[8] HT:Thánh Nghiêm, Cương Yếu Giới Luật, TN Tuệ Đăng dịch
Nhà xuất bản Thời Đại 2010 Thiên thứ bảy: Bồ
Tát Giới
Cương Yếu, Chương III Giới trọng
và Giới Khinh của Bồ Tát Giới

[9]佛言。佛子。若自殺教人殺方便讃歎殺,見作隨喜。乃至呪殺。殺因殺縁殺法殺業。

[10]若佛子。不得畜一切刀杖弓箭鉾斧鬪戰之具。及惡網羅殺生之器。一切不得畜。而菩薩乃至殺父母尚不 加報。況餘一切衆生。若故畜一切刀杖者。犯輕垢罪 T24n 1484 trang 1005c14-17

[11] W. Donner, “The Bodhisattva Code and compassion: A
Mahāyāna Buddhist Perspective on Violence and Non violence”, D. Allen (ed) Comparative
philosophy and Religion in Times of Terror, p. 123

[12] Tiếp theo., p75.

[13] The Śūraṅgama Śūtra (Leng Yen Ching), C. Luk (tr.) pp. 90-91

[14] C. Rinpoche, “The Benefits of Saving the Lives of Other
Beings” (ed) with commentary by Z. Larson, Compassionate Action The
teachings of Chatral Rinpoche, pp 43-44

[15] G.S.P. Misra, Development of Buddhist Ethics, p.
28.

[16]若諸菩薩長養如是種類忿纒。由是因縁不唯發起麁言便息。由忿蔽故加以手足塊石刀杖。捶打傷害損惱 有情。内懷猛利 忿恨意樂 xem luận Du già sư địa 瑜伽師地論 T30n1579 trang 515b28-30

[17]H. Dayal, The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit
Literature, p. 199

[18]xem P. Harvey, An Introduction to Buddhist Ethics
Cambridge: Cambridgre University Press, 2000 p 135.

[19]The Dalai Lama A Policy of Kindness, S. Piburn (comiled
and ed) Motilal Banarsidass Publishers 2002. p. 82

[20] 弟 三 覺 知, 心 無 厭 足, 唯 得 多 求, 增 長 罪 惡, 菩 薩 不 爾, 常 念 知 足, 安貧 守 道, 唯 慧 是 業.

Kinh Bát Đại Nhân Giác.

[21 ] Đức PhậtPhật Pháp, Narada, Phạm Kim Khánh dịch NXB
TPHCM, 1998 phần (Tứ vô lượng tâm)

[22] J. Goldstein, One Dharma the emerging western Buddhism,
p.124

[23] I. M. Ghosh, Ahiṁsā Budhist and Gandhian, p. 58.

[24] N. Fujii, Buddhism For World Peace, Y. Miyazaki (tr)
Sterling Publisher 1997.

[25]長阿含經, T1n1, p. 11a8. xem Dīgha-Nikāya. II.79. M. Walshe
(tr.) The Long Discourses of the Buddha. p
231

[26] Đức Đạt-Lai Lạt-Ma. Nói Về Sự Nóng Giận, Hoang
Phong chuyển ngữ

[27] Xem Đức PhậtPhật Pháp, Narada, Phạm Kim Khánh dịch
NXB TPHCM, 1998

[28] V.V.S. Saibaba “Contribution of Buddhist Ethics and
State Craft to World Culture, K. Sankernarayan (ed) Contribution of Buddhism to
World Culture, Somaiya Publication 2004 p. 261.

[29] Thich Nhat Hanh. “Ahiṃsā: The Path of Harmlessness.” In
David W. Chappell, ed. Buddhist Peacework: Creating Cultures of Peace. Boston,
MA: Wisdom Publications. 1999, p. 159

[30] K. T. S Sarao, Origin and Nature of Ancient India
Buddhism Department of Buddhist Studies University of Delhi 2002 p. 77.

[31] N. H, Buddhism: “Relevance for Social Uplift Spiritual
Progress and Peace in the New Millennium” K. Sankanarayan (ed) Buddhism In
Global Perspective , Somaiya Publishcation 2003, Vol. II p. 58.

[32] Tăng Già Việt Nam, Thích Trí Quang, Thích Chơn Thiện, PL
2537.

p