Làm Sao Để Biết Đâu Là Sư – Thầy Tỳ Kheo Giả, Đâu Là Sư – Thầy Tỳ Kheo Thật, Đúng Như Chánh Pháp Của Đức Phật?

0
33

LÀM SAO ĐỂ BIẾT ĐÂU LÀ
SƯ – THẦY TỲ KHEO GIẢ,

ĐÂU LÀ SƯ – THẦY TỲ KHEO THẬT,
ĐÚNG NHƯ CHÁNH PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT?

Thích Giác Chính,
Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu Phật học USA,
Chief Editor of Journal of Buddhist Studies, USA

– https://www.jbspress.com/
https://www.jbspress.com/founderofjbs

 

 

Thich Giac ChinhThich Giac ChinhTrong Luật tạng Phật có liệt kê ra 8 loại Tỳ kheo. Trong phần này, người viết tham khảo vào Luật tứ Phần để nhận diện 8 hạng, 8 thứ, 8 loại Tỳ kheo để chia sẻ đến mọi người xa gần.

  • Th Nht (1)
  1. Danh tự Tỳ kheo. Tức là chỉ có danh (tên gọi) là Tỳ kheo. Mặc y áo giống Tỳ kheo Phật giáo, dùng Bát, Bát khất thực chứ không phải nồi cơm điện, cũng giống Tỳ kheo Phật giáo nhưng không phải là loại thiệt. Loại này thời xưaẤn Độ, trong thời Phật nhiều vô số. Cũng đi du hành khắp nơi khất thực giống như Tỳ kheo Phật giáo, nhưng không phải là Tỳ kheo Phật giáo. Loại này không phải thật, loại này không phải loại thiệt, loại này không phải thầy Tỳ kheo. Đức Phật nói đó kỳ thực không phải vị Sa Môn (Sư, Thầy) đúng như chánh Pháp, kỳ thực không phải là Tỳ kheo.
  • Th hai (2)
  1. Tương tự Tỳ kheo. Tức là nhìn vào giống y hình ảnh vị Thầy Tỳ kheo thật của Phật giáo. Mặc y áo giống Tỳ kheo Phật giáo, dùng Bát, Bát khất thực chứ không phải nồi cơm điện, cũng giống Tỳ kheo Phật giáo nhưng không phải là loại thiệt. Trong thực tế từ xa xưa đến nay nhiều vô số, làm cho có hình tướng tương tự Tỳ kheo để tham gia vào để chạy theo hình ảnh cho giống (tương tự), nói hoặc nghĩ rằng “tôi là Tỳ-kheo” nhưng phạm hạnh không giống, oai nghi cũng khác, các căn buông thả không được hộ trì, những vị này không có gì tương ưng với các Tỳ-kheo chân chính cả. Đức Phật gọi họ là tương tợ Tỳ-kheo, Đức Phật nói họ như con lừa trà trộn vào đàn trâu, tương tợ với trâu mà thôi.

Đức Phật thường sử dụng các hình ảnh trực quan để minh họa cho những giáo huấn của Ngài. Một con lừa trà trộn vào đàn trâu, đi theo đàn trâu, tự xưng là trâu, nghĩ rằng là trâu nhưng kỳ thực chẳng có gì nơi con lừa kia giống với trâu cả, chính là hình ảnh minh họa cho tương tợ Tỳ-kheo. Đức Phật nói đó kỳ thực không phải vị Sa Môn (Sư, Thầy) đúng như chánh pháp, kỳ thực không phải là Tỳ kheo.

  • Th ba (3)
  1. Tự xưng Tỳ kheo. Tức là tự mình tự xưng là thầy Tỳ kheo. Mặc y áo giống Tỳ kheo Phật giáo, dùng Bát, Bát khất thực chứ không phải nồi cơm điện, cũng giống Tỳ kheo Phật giáo nhưng không phải là loại thiệt. Loại này thời xưaẤn Độ, trong thời Phật cho đến ngày nay nhiều vô số. Loại này không phải là loại thiệt, là tự xưng. Đức Phật nói đó kỳ thực không phải vị Sa Môn (Sư, Thầy) đúng như chánh pháp, kỳ thực không phải là Tỳ kheo.
  • Th tư (4)
  1. Khất cầu Tỳ kheo. Tức là đi khắp nơi xin ăn khất thực giống thầy Tỳ kheo Phật giáo, nhưng không phải là loại thiệt. Mặc y áo giống Tỳ kheo Phật giáo, dùng Bát, Bát khất thực chứ không phải nồi cơm điện, cũng giống Tỳ kheo Phật giáo nhưng không phải là loại thiệt. Loại này thời xưaẤn Độ, trong thời Phật cho đến ngày nay nhiều vô số. Đức Phật nói đó kỳ thực không phải vị Sa Môn (Sư, Thầy) đúng như chánh pháp, kỳ thực không phải là Tỳ kheo.
  • Th năm (5)
  1. Tỳ kheo mặc y cắt rọc. Tức là mặc y áo cắt rọc, may vá lại nhìn giống với thầy Tỳ kheo thật mà không phải là loại thật. Đây là loại giả danh Tỳ kheo. Trong Luật Phật giáo có đề cập đến Y-phục phải đem cắt rọc ra (bhinnapatadhara) rồi mới mặc là để làm mất giá trị của y, dùng kim chỉ may lại, làm cho không còn mịn êm nữa mà trở nên thô xấu. Y phục này trước đây trắng đẹp, nay dùng vỏ cây nhuộm phá mất màu của nó, trở thành y cũ, người xử dụng y này gọi là Tỳ kheo. Trong thực tế, loại này thời xưaẤn Độ, trong thời Phật nhiều vô số, từ xa xưa đến nay cũng nhiều vô số, Đức Phật nói đó kỳ thực không phải vị Sa Môn (Sư, Thầy) đúng như chánh pháp vì không thọ cầu giới Pháp và không đắc giới pháp, kỳ thực không phải là Tỳ kheo.

Đức Phật nói 5 hạng, năm loại Tỳ kheo này là loại giả, là mối nguy hiểm cho chánh Pháp. Dể bị xuyên tạc, dể bị lợi dụng, dể bị chính trị hóa để quấy nhiễu Phật Pháp, dể bị lầm đó là chánh Pháp nhãn tạng của Như Lai, nhưng kỳ thực đó là phi Pháp.

Vậy, làm sao để biết được đâu là một vị Sư – vị Thầy thật, là loại thiệt, là hạng Tỳ kheo đúng như Chánh Pháp ? Phải dùng con mắt để thấy, phải dùng chánh kiến để nhận biết, phải dùng tuệ giác để thấy thì mới biết đâu là thật đâu là giả. Từ xa xưa lúc Phật còn tại thế cho đến ngày hôm nay, theo cả hai truyền thống Theravada và Mahayana, các bộ Luật Phật chế ra có ba (3) hạng Sư Thầy Tỳ kheo thật, đúng như chánh Pháp.

Chỉ có thể căn cứ theo lời Phật dạy để nhận biết ra Sư – Thầy Tỳ kheo thật, đúng như chánh Pháp. Giới luật Phật giáo, thường được dùng để chỉ đến khái niệm Tỳ-nại-da (tiếng Phạn: vinaya) trong Phật giáo. Dù vậy, theo nghĩa rộng, nó vẫn đề cập đến các khái niệm Phật giáo khác như Thi-la (Śīla; Sīla), Ba-la-đề-mộc-xoa (Pràtimokwa; Pāṭimokkha), Kiền-độ (Skandha; Khandhaka)… Việc nghiêm trì giới luật có tầm quan trọng tuyệt đối đối với việc tu tập Phật giáo, nó cũng có ý nghĩa sâu sắc và không thể thay thế đối với việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo.

Vậy Tì-kheo là gì hoặc Tỳ-kheo là gì ? Tì-kheo hay Tỳ-kheo (比丘) là danh từ phiên âm từ chữ bhikkhu trong tiếng Pali và chữ bhikṣu trong tiếng Phạn, có nghĩa là “người khất thực” (Khất sĩ 乞士, hất sĩ nam 乞士男). Một số nơi có cách đọc trại khác là Tỉ-kheo, Tỉ-khâu, Tỉ-khưu, Tỳ-khưu. Cách phiên âm Hán-Việt khác là Bật-sô (苾芻), Bị-sô (備芻), Tỉ-hô (比呼). Ngoài ra còn có những danh từ dịch theo ý như Trừ sĩ (除士), Huân sĩ (薰士), Phá phiền não (破煩惱), Trừ cận (除饉), Bố ma (怖魔). Nữ tu xuất gia theo đạo Phậtcầu thọ Tỳ kheo giới thì gọi là Tì-kheo-ni, Nữ Khất sĩ. Thông dụng nhất trong truyền thống Phật giáo, thuật ngữ này có nghĩa dể hiểu nhất là một Tăng sĩ Phật giáo, người từ bỏ cuộc sống thế tục, thọ lãnh giới luật. Gần tương đương với thuật ngữ Sa-môn ( 沙門, śramaṇa).

Trong Luận giải về Kinh Kim cương, Đại sư Tông Mật đã đưa ra 3 định nghĩa về thuật ngữ Tỉ-khâu – Tỳ kheo:

  • Bố ma (怖魔): “mối lo sợ của ma quỷ”;
  • Khất sĩ (乞士); “sống bằng hạnh khất thực”;
  • Tịnh giới (淨戒): “giới luật thanh tịnh”.

Phải y cứ vào Luật Tạng (律藏; vinaya-piṭaka) là phần thứ hai của Tam tạng. Luật tạng có nhiều hệ khác nhau như Luật tạng của Thượng tọa bộ, Pháp Tạng bộ, Thuyết nhất thiết hữu bộ. Y cứ, đối chiếu vào đây là những lời chánh Pháp do Đức Phật nói ra để thấy được, biết được đâu là một vị Sư – vị Thầy thật, là loại thiệt, là hạng Tỳ kheo đúng như Chánh Pháp. Có 3 hạng đúng chánh Pháp, như sau:

  • Th nht (1)
  1. Thiện lai Tỳ kheo. Đây là hạng Tỳ kheo tinh tú, duy nhất chỉ có trong thời Phật, khi Đức Phật còn sống.
  • Th hai (2)
  1. Tỳ kheo phá kiết sử. Tức là dứt bặt phiền não chứng Thánh quả A la hán.
  • Th ba (3)
  1. Thọ đại giới bạch tứ yết manhư pháp thành tựu được xứ sở Tỳ kheo.

Trên đây, theo lời Phật nói, thì chỉ có ba hạng là thật Tỳ kheo đúng như pháp, năm thứ kia là giả chứ không phải là Tỳ kheo đúng như pháp.

Trong thời gian lúc Đức Phật còn tại thế, thông thường sử dụng chỉ có Thiện lai Tỳ kheo và Bạch tứ yết ma Tỳ kheo.

Ngoài ra, như trường hợp không có thầy thọ giới, chỉ có một mình Đức Phật; tự thệ thọ giới, chỉ có một mình Ngài Đại Ca Diếpvấn tấn thọ giới, chỉ có một mình Ngài Ô Đà Di (tức là Ca Lưu Đà Di); tùy thuận đáp Phật luận thọ giới, chỉ có một mình ông Tô Đà. Đến như Thiện lai Tỳ kheo chỉ dùng một mạch đến khi Đức Phật nhập diệt là dứt. Sau khi Phật diệt độ, chỉ có một phương pháp thọ giới của Bạch tứ yết ma thọ Tỳ kheo giới như chúng ta ngày nay đang áp dụng trên toàn Thế giới cho Tăng đoàn của Phật giáo, đó là hạng đúng chánh Pháp.

Trong thời đại Đức PhậtThiện lai và Bạch tứ yết ma đều dùng, đều làm, nhưng có một sự phân biệtĐức Phật đích thân độ người xuất giaĐức Phật chỉ nói một tiếng “Thiện lai Tỳ kheo”, người được độ nhờ túc căn của mình nương vào oai thân của Phật lập tức râu tóc tự rụng, ca sa hiện trên thân, bình bát nơi tay, nghiễm nhiên giống oai nghi Tỳ kheo của Thượng tọa lão tham. Nhưng đây cần phải là người túc căn sâu dày có thể lập tức chứng quả mới làm. 

Ý nghĩa của Thiện lai Tỳ kheocăn cứ vào lý suy diễn phải có ba tầng:

1. Ông muốn xuất ly sinh tử, đến đây thật đúng thời cơ.

2. Ông đến làm Tỳ kheo thật là một việc rất tốt.

3. Ông đến xuất gia làm Tỳ kheoPhật giáo vô cùng hoan nghinh ông.

Trong suốt cuộc đời Đức Phật, Ngài độ được bao nhiêu “Thiện lai Tỳ kheo”? Các vị đại đệ tử được Đức Phật độ ở thời kì đầu tiên gần như đều là Thiện lai Tỳ kheo, ví như năm người trong nhóm ông Kiều Trần Như, 30 người trong nhóm ông Mẫn Từ TửƯu Lâu Tần Loa Ca Diếp và 500 đệ tử. Dà Da Ca Diếp và 200 đệ tử, Ưu Ba Tư Na và 250 đệ tửĐại Mục Kiền Liên và 250 đệ tử, con cháu dòng Vương thất Thích Ca 500 người, nhóm ông Bạt Độ Đế 500 người, nhóm quần tặc 500 người (tư liệu này thấy trong Ma ha Tăng Kỳ Lut). Do đây đ thThin lai Tỳ kheo  trong Tăng đoàn đương thời là giai tầng lãnh đạo, cũng là thành phần chủ yếu.

Tỳ kheo của bạch tứ yết ma thọ Cụ túc giới, đó là các vị đệ tử Tỳ kheo của Đức Phật Thích Ca độ cho các vị Tỳ kheo xuất gia đời thứ ba mới có. Nhân vì khu vực đất đai của Ấn Độ rất rộng, các đại đệ tử của Phật mỗi người giáo hóa một phương, mỗi phương đều có người cầu xin xuất gia, nếu phải lặn lội từ xa đến xin Phật độ thì quá phiền phức, thậm chí ở dọc đường phát sinh tai biến. Vì thế, Phật quy định các đệ tử Tỳ kheo cũng được độ người xuất gia thọ Cụ túc giới. Người thọ Cụ túc giới cần phải ở trong Tăng đoàn có 10 vị Tỳ kheo trở lên cầu được sự thông qua và thừa nhận nhất trí, mới được kể là Tỳ kheo hợp pháp

Bạch tứ yết ma nghĩa là một phen báo cáo, ba phen trưng cầu sự im lặng chấp thuận. Trong 10 người chỉ cần có một người phản đối là Tăng không hòa hợp bèn không thành yết ma thọ giới và người thọ giới không đắc Cụ túc giới. Đây là một nghi thức giản đơn mà thiêng liêngmục đích là có được sự chấp thuận của Tăng chúng, chứ chẳng phải truyền thọ riêng tư. Tuy nhiên, trong Tăng đoàn lúc Phật còn tại thếthọ Cụ túc giới cũng là Phật sự bình thường, thông thường đều lấy cơ hội thuyết giới mỗi nửa tháng để cử hành, vì đây là ngày quy định chư Tăng tập họp. Ngoài ra, các ngày an cư và tự tứ cũng đều là cơ hội tốt để truyền thọ Cụ túc giới. Như trong Ngũ Phần Luật quyển 16 nói, Phật nói “Cho phép nhân ngày Bố tát tự tứ, lúc Tăng tự tập họp, truyền thọ Cụ túc giới”.

Tất cả 3 hạng Thầy kheo này đều dùng Y và Bát. Sử dụng Tam YNhất Bát trong quá trình tu học, hành đạo, giảng đạo, truyền đạo ra khắp nơi trên Hoàn vũ này hơn 2 năm qua. Nên nhớ rằng, cũng theo lời Phật dạy, Đức Phật gọi là Y Bát, vì mười phương Ba đời chư Phật đều dùng Y Bát, Như Lai cũng vậy. Y Bátchánh Pháp. Nên nhớ là Y Bát chứ không phải nồi cơm điện, nồi cơm điện không phải là Pháp của Đức Phật Thích ca Mâu Ni (Śākyamuni Gautama Buddha). Từ xưa cho đến nay cho dù bất cứ nơi đâu trên Địa Cầu này hễ tu hành, cho đến thực hành bất kỳ các Pháp môn nào của Phật giáo cho đến tu hành hạnh Đầu đà đều phải dùng Y và Bát để thực hành. Phật tử có Pháp – y theo chánh PhápPhật giáo là có dùng Y và Bát. Căn cứ vào Bảy (7) vị Phật, nhất là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni Gautama), ngoài Tam Y, Ngài chỉ sử dụng Bát, luôn luôn nhớ là Bát của Phật và Phật giáo.

Bảy vị Phật quá khứ hay bảy vị Phật nguyên thủy, thất Phật, là tên gọi chung để chỉ bảy vị Phật được đề cập trong Kinh sách Phật giáo, cụ thể là trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh), với Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) thuộc Hiền kiếp là vị Phật cuối cùng trong số này. Trước vị Phật này là 6 vị Phật khác, bao gồm:

Thuc Trang Nghiêm kiếp:

Pht Tỳ Bà Thi (hay Pht Bỳ Lư Thi, Vipasyin)

Pht Thi Khí (Sikhin)

Pht Tỳ Xá Phù (hay Pht Tỳ Xá Bà, Visvabhu)

Thuc Hin kiếp:

Pht Câu Lưu Tôn (hay Pht Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)

Pht Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)

Pht Ca Diếp (Kasyapa)

Cũng lưu ý rằng trong 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị laivô số các vị Phật; tuy nhiên đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara), đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật vị lai là Di Lặc Tôn Phật, tức là vị laiý nghĩa bề mặt là “chưa đến” hay thuộc về “tương lai”.

Số lượng các vị Phật theo kinh điển mô tảhằng hà sa số (nhiều như cát sông Hằng), do vậy tìm hiểu khởi nguồn của chư Phật là không thể, quá phạm vi kiến thức mà một chúng sinh có thể biết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi được hỏi về vấn đề này bởi một người Bà La Môn, Ngài đã im lặng không trả lời vì nó thật sự không cần thiết, một việc vô nghĩa đối với giáo pháp tu tập để đạt giác ngộ.

 Tìm hiểu để hiểu đúng 3 hạng Tỳ kheo – 3 hạng Sư Thầy có Pháp này mới đúng thật là chánh theo lời Phật dạy. Học cho thấu đáo, tu cho thấu đáo, tu học chánh Pháp chớ có theo phi pháp.

Rừng Thiền Pháp Thuận – Dharma Mountain San Diego, California, USA.

Thích Giác Chính

========

Trong bài có tham kho:

Lut T Phn.

Ngũ Phn Lut.

Đi bn Kinh.

Chú Gii Lut Thin Kiến.

Cương yếu Gii Lut ca Hòa thượng Thánh Nghiêm.

Lun gii v Kinh Kim cương ca Đi sư Tông Mt

Tương t Tỳ Kheo ca Qung Tánh.