Đức Phật Là Bậc Nhất Thiết Trí

0
47
ĐỨC PHẬT LÀ BẬC NHẤT THIẾT TRÍ
Giác Dũng

blankĐức
Phật
có nhiều danh xưng khác nhau như Như lai, Thiện thệ,
Chánh đẳng giác, Thế tôn, Đạo sư, bậc Nhất thiết
trí
, bậc Nhất thiết kiến, bậc Toàn giác, v.v… Bậc
Nhất thiết trí là danh xưng của chư Phật không phải
là danh xưng của đức Phật Thích Ca. Vị nào đạt được
Phật qủa, vị đó có Nhất thiết trí. Nói cách khác,
Phật là bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết trí
là Phật. Bậc Nhất thiết trí là bậc có trí tuệ
hiểu biết tất cả (nội dung cụ thể sẽ được trình
bày ở phần sau), được dịch từ từ sabbaññù, sabbavidù
(Pàli) hay từ sarvajña[1] (Sanskrit). Từ sabbaññù (hay sarvajña)
có khi được dịch là bậc Nhất thiết trí, bậc Toàn
tri
, bậc Toàn giác[2]…Để bài viết được thống
nhất, người viết sẽ sử dụng từ ngữ Nhất thiết
trí
. Người đệ tử Phật dù xuất gia hay tại gia nếu
có học Phật pháp thì đều biết rõ đức Phật
bậc Nhất thiết trí. Vì điều đó được ghi rất
rõ không những trong kinh điển Phật giáo Đại thừa
mà ngay cả trong kinh điển A-hàm[3].

Bài
viết này có hai phần : Phần I : Trích dẫn. Ở đây,
người viết chỉ trích dẫn các đoạn trong kinh điển
A-hàm nói về Nhất thiết trí của đức Phật, không
lý luận vì tự thân những ghi chép của kinh điển A-hàm
đã nói rất rõ (không cần nhờ tới lý luận hay
luận
) rằng ‘Đức Phật là bậc Nhất thiết trí’;
Phần II : Nội dung của Nhất thiết trí. Trước khi đi
vào
nội dung chính, người viết thấy cần khẳng định
một điều : Kinh luật Phật giáo (từ kinh điển A-hàm
cho tới kinh điển Đại thừa Phật giáo) đều ghi rõ
: “Đức Phật là bậc Nhất thiết trí”, Nhất thiết
trí
đó chính là Ba minh (Tam minh) và Nhất thiết trí
của đức Phật không phải là Nhất thiết trí của ngoại
đạo
.

I. Trích dẫn

I.1.
Kinh luật Pàli

I.1.1.
Kinh Trung bộ, Kinh Thánh cầu số 26

Sau
khi thành đạo, đức Phật đi tới vườn Lộc uyển
để thuyết pháp cho năm vị tì kheo cùng tu với Ngài
trước kia. Trên đường đi, một người ngoại đạo tên
Upaka đã hỏi tại sao đức Phật xuất gia, ai là bậc
đạo sư của đức Ngài, v.v… đức Phật trả lời :

“–
Ta, bậc Thắng tất cả,

Ta,
bậc Nhất thiết trí (sabbavidù) … “[4].

I.1.2.
Luật tạng Pàli

Nội
dung giống như đoạn vừa được trích dẫn ở trên :
Đức Phật trả lời câu hỏi của người ngoại đạo
Upaka như sau :

“–
Ta, bậc Thắng tất cả,

Ta,
bậc Nhất thiết trí (sabbavidù) … “[5].

I.1.3.
Kinh Bản sanh quyển I, phần II : Nhân duyên gần (avidùre-nidàna)

Phần
Nhân duyên gần này ghi lại lịch sử của đức Phật,
bắt đầu từ khi Ngài còn ở cung trời Đâu suất cho
tới khi Ngài thành đạo dưới cội cây Bồ đề. Đoạn
trích dẫn sau đây diễn tả tiến trình Ngài thành đạo
dưới cội cây Bồ đề.

“Khi
trời chưa tối, bậc Đại nhân hàng phục ma binh… Canh
đầu[6] Ngài chứng được túc trụ trí, canh hai Ngài
đạt được thiên nhãn thanh tịnh, canh cuối Ngài đạt
được
trí duyên sanh…Khi ánh bình minh xuất hiện, mười
ngàn thế giới phát ra âm thanh vi tế, bậc Đại nhân
đạt được trí chân thật của bậc Nhất thiết trí
(sabbaññùta)…

Như
vậy, chúng ta phải hiểu : câu chuyện bắt đầu từ
cung trời Đâu suất cho tới khi Bồ tát đạt được
trí chân thật của bậc Nhất thiết trí được gọi
nhân duyên gần.”[7].

I.1.4.
Kinh Bản sanh quyển IV, chuyện số 479 : Tiền thân Kalinga-Bodhi

Tóm
tắt
đoạn có liên quan tới chủ đề : Sau khi thống trị
thiên hạ, vua Kalinga cưỡi voi chúa, bay trên không trung vềthăm cố hương. Đang bay, bỗng nhiên voi chúa dừng lại.
Nhà vua dùng roi thúc giục nhiều lần, voi chúa vẫn không
di động. Bấy giờ, tế sư Bhàradvàja (tiền thân của
đức Phật) liền xuống tìm hiểu. Sau khi tìm hiểu
xong, vị tế sư bay lên không trung tâu với vua rằng khu
vực này có cây Bồ đề là nơi chư Phật đắc đạo
và khuyên nhà vua nên xuống đảnh lễ cây Bồ đề. Khi
xuống tới nơi, thấy khung cảnh linh thiêng, nhà vua khen
ngợi tế sư chính là bậc Nhất thiết trí nhưng tế
sư không dám nhận những lời khen thái qúa đó và trả
lời
rằng chư Phật mới xứng đáng những lời khen
như thế.

Lúc
bấy giờ, đức Phật dùng bài kệ giải thích việc
này :


Không nhận những lời khen thái qúa đó,

Bà la môn Bhàradvàja tâu với vua rằng :

Thưa đại vương, thần chỉ là một người đoán tướng
số,

Chư
Phật mới là những bậc Nhất thiết trí (sabbaññù).”[8].

I.1.5.
Mi-Tiên vấn đáp[9]

Trong
Mi-Tiên vấn đáp, có hai lần Vua Mi-lan-đà[10] hỏi ngài
Na-tiên[11] : “ Thưa ngài Na-tiên, đức Phật có phải là
bậc Nhất thiết trí (sabbaññù), bậc Nhất thiết kiến
không?”. Cả hai lần, ngài Na-tiên đều trả lời : “Thưa
đại vương, đức Phật là bậc Nhất thiết trí, bậc
Nhất thiết kiến.”[12]. Ngoài ra, còn có nhiều lần
vua Mi-lan-đà nghi ngờ và gặn hỏi ngài Na-tiên về Nhất
thiết trí
của đức Phật. Dưới đây chỉ ghi lại đại
ý
của hai lần.


một lần, vua hỏi rằng nếu đức Phật là bậc Nhất
thiết trí
, tại sao Ngài không chế ra giới cấm cùng
một lúc mà phải đợi có người phạm giới rồi mới
chế. Ngài Na-tiên trả lời : Đức Phật cũng như thầy
thuốc, biết tất cả các phương thuốc trị bệnh nhưng
phải chờ khi nào có người bị bệnh và tùy theo căn
bệnh của từng người mà cho thuốc. Sau đó, ngài Na-tiên
khẳng định đức Phật là bậc Nhất thiết trí [13].

Chỗ
khác, vua Mi-lan-đà hỏi ngài Na-tiên rằng nếu đức Phật
biết Đề-bà-đạt-đa sau này sẽ phá hòa hợp tăng
và do tội phá hòa hợp tăng này sẽ thọ nghiệp trong
một kiếp mà vẫn cho Đề-bà-đạt-đa xuất gia thì
đức Phật không phải là bậc Đại từ bi; còn nếu
như không biết Đề-ba-đạt-đa sẽ phá hòa hợp tăng
mà cho xuất gia thì đức Phật không phải là bậc Nhất
thiết trí
. Ngài Na-tiên trả lời rằng vì đức Phật
là bậc Nhất thiết trí nên biết rất rõ Đề-bà-đạt-đa
sẽ phá hòa hợp tăng, và vì ngài là bậc Đại từ
bi
nên mới cho Đề-ba-đạt-đa xuất gia. Nếu không xuất
gia
, ở tại gia, Đề-ba-đạt-đa sẽ còn tạo nghiệp nhiều
hơn và sẽ thọ nghiệp trong trăm ngàn kiếp chứ không
phải chỉ có một kiếp[14].

I.2.
Kinh luật Hán văn

I.2.1.
Trường A-hàm kinh, Kinh 1 : kinh Đại bản

Nội
dung kinh này : đức Phật nói về chư Phật qúa khứ.
Có một đoạn nói về đức Phật Tỳ-bà-thi như sau
:

“ Đấng Lưỡng túc khi sinh,

Hai suối tự tuôn ra,

Để cúng Bồ-tát dùng;

Biến Nhãn tắm sạch sẽ.

Hai suối tự tuôn ra,

Nước suối rất trong sạch;

Một ấm, một lạnh mát,

Tắm đấng Nhất thiết trí.”[15].

I.2.2.
Trung A-hàm kinh, kinh 62 : Kinh Tần-tì-sa-la vương nghinh Phật

Bấy
giờ, trong chúng hội của đức Phật, dân chúng nước
Ma-kiệt-đà cho rằng ngài Uất-tỳ-la Ca-diếp là bậc
đại tôn sư, là A-la-hán và tự hỏi : Không biết đức
Phật
theo ngài Uất-tỳ-la Ca-diếp học phạm hạnh hay ngài
Uất-tỳ-la Ca-diếp theo đức Phật học phạm hạnh. Biết
được tâm niệm của dân chúng nước Ma-kiệt-đà, đức
Phật
dạy ngài Ca-diếp (lúc bấy giờ đang ngồi trong
chúng hội) hãy hiện như ý túc cho chúng hội được
vui lòngtin tưởng. Vâng lời dạy của đức Phật,
ngài Ca-diếp liền biến mất khỏi chỗ đang ngồi, bay
lên hư không, trong cùng một thân vừa phát ra lửa, vừa
phun ra nước. Sau khi thể hiện như ý túc, ngài Ca-diếp
đảnh lễ chân đức Phật và thưa rằng :

“Bạch Thế Tôn, Phật là Thầy của con. Con là đệ
tử
của Phật. Phật thành tựu Nhất thiết trí. Con
không có Nhất thiết trí.”

Đức Thế Tôn bảo :

“Thật vậy, Ca-diếp, thật vậy, Ca-diếp! Ta có Nhất
thiết trí
. Ông không có Nhất thiết trí.”[16].

I.2.3.
Tạp A-hàm kinh, kinh 604 : A-dục vương nhân duyên

Kinh
ghi lại ý nghĩa cây Bồ-đề như sau :

“ Cây Như Lai y cứ

Gọi là cây Bồ-đề

Tại đó thành Chánh giác

Đầy đủ Nhất thiết trí.”[17].

I.2.4.
Tạp A-hàm kinh, kinh 641 : A-dục vương thí bán A-ma-lặc
qủa nhân duyên kinh

Nội
dung kinh này nói việc vua A-dục thành tâm đem tất cả
của báu cúng dường tam bảo, đặc biệt là chùa Kê
tước do nhà vua xây dựng thêm. Trước khi chết, vua chắp
tay
làm lễ cảm niệm ân đức chư Phật rồi làm bài
kệ
:

“Nay,
Diêm-phù-đề này,

Nhiều
trân bảo trang sức;

Cúng
cho ruộng phước lành,

Tự
nhiên
được qủa báo.

Đem
công đức bố thí này,

Chẳng
cầu Thiên đế Thích;

Phạm
vương
cùng nhân chủ,

Các
diệu lạc thế giới.

Những
qủa báo như vậy,

Tôi
đều không thụ dụng,

Nhờ
công đức thí này,


mau thành Phật đạo.

Nơi
tôn ngưỡng cho đời,

Thành
được Nhất thiết trí;

Làm
bạn lành thế gian,


Đạo sư bậc nhất.”[18]

I.2.5.
Tạp A-hàm kinh, kinh 1207 : Thi-lợi-sa-gía-la

Ma
Ba-tuần muốn gây chướng nạn cho tì kheo ni Thi-lợi-sa-gía-la
nên hóa hiện thành thanh niên khôi ngô tuấn tú, đến
chỗ của vị tì kheo ni đó và hỏi rằng “Cô thích
đạo giáo nào?”. Tì kheo ni Thi-lợi-sa-gía-la dùng kệ
trả lời :

“Các đạo ngoài Pháp này,

Bị các kiến trói buộc.

Bị các kiến trói rồi,

Thường bị ma khống chế.

Nếu sanh nhà họ Thích,

Không ai bằng Đại Sư;

Hay dẹp các ma oán,

Không bị chúng chế phục.

Thanh tịnh thoát tất cả,

Đạo nhãn quan sát khắp;

Trí Nhất thiết ắt biết,…”[19].

I.2.6.
Tăng nhất A-hàm kinh, phẩm Cao tràng 24, kinh số 5

Sau
khi thành đạo, đức Phật trong bảy ngày nhìn chăm chú
vào cây đạo thọ rồi nói bài kệ này :

“Chỗ Ta ngồi nay đây

Trải qua khổ sanh tử.

Nắm chặt búa trí huệ

Chặt đứt rễ gai nhọn.

Thiên vương đến nơi đây,

Cùng các ma, quyến thuộc.

Hàng phục bằng phương tiện,

Khiến đội mũ giải thoát.

Nay ở dưới cây này,

Ngồi trên tòa kim cương,

Chứng đắc huệ vô ngại,

Thành tựu Nhất thiết trí…”[20].

I.2.7.
Ngũ phần luật

Sau
khi thành đạo, đức Phật đi tới vườn Lộc uyển
để thuyết pháp cho năm vị tì kheo cùng tu với ngài
trước kia. Trên đường đi, một người ngoại đạo tên
Ưu-ba-kỳ-bà đã hỏi đức Phật tu theo đạo nào, ai là
bậc đạo sư của ngài, v.v… đức Phật trả lời như
sau :

Nhất
thiết trí
trên hết,
Không
phiền, không ô nhiễm,

Ta
tu không nhờ thầy

Tự
nhiên
đạt thánh đạo… “[21].

I.2.8.
Ma-ha tăng kỳ luật

Ma-ha
tăng kỳ luật định nghĩa Phật như sau : “Phật (Thế
tôn
) là bậc Nhất thiết trí, bậc Nhất thiết kiến,…”[22].

I.2.9.
Tứ phần luật

Sau
khi thành đạo, đức Phật đi tới vườn Lộc uyển
để thuyết pháp cho năm vị tì kheo cùng tu với ngài
trước kia. Trên đường đi, một người ngoại đạo tên
Ưu-đà-da đã hỏi đức Phật tu theo đạo nào, ai là
bậc đạo sư của ngài, v.v… đức Phật trả lời như
sau :

Nhất
thiết trí
trên hết,… “[23]

I.2.10.
Thập tụng luật

Ngài A-nan tán thán công đức của đức Phật như sau
:


Đức Phật có niệm, định, trí tuệ, giải thoát tri
kiến
, đại từ, đại bi, Nhất thiết trí… như thế.”[24]

11.
Căn-bản-thuyết-nhất-nhiết-hữu-bộ luật[25]

Ngài
Xá-lợi-phất nói : “Đức Thế tôn là bậc Nhất
thiết trí
, Nhất thiết kiến…”[26].

Qua
các đoạn văn tiêu biểu (dĩ nhiên còn nhiều) vừa được
trích dẫn ở trên, chúng ta có thể kết luận : Kinh
điển
A-hàm khẳng định đức Phật là bậc Nhất thiết
trí
. Về mặt bộ phái : Thượng-tọa bộ, Pháp tạng
bộ
, Hóa-địa bộ, Thuyết-nhất-thiết-hữu bộ, Căn
bản
Thuyết-nhất-thiết-hữu bộ, Đại chúng bộ, tuy
bộ phái, truyền thừa khác nhau nhưng đều ghi nhận
như nhau : “Đức Phật là bậc Nhất thiết trí.”.

Trên
đây đã trích dấn các đoạn văn khẳng định đức
Phật
là bậc Nhất thiết trí trong kinh điển A-hàm.
Tiếp theo, người viết sẽ trình bày nội dung Nhất
thiết trí
của đức Phật.

II. Nội dung
của Nhất thiết trí

Nội
dung của Nhất thiết trí được đức Phật trình bày
rất rõ trong bài kinh số 71 của kinh Trung bộ với tựa
đề Kinh dạy Vacchagotta về Tam Minh. Nhìn tựa đề : “Kinh
dạy Vacchagotta về Tam Minh”, chúng ta biết ngay nội dung
kinh này đức Phật dạy về Ba minh (Tam minh) chứ không
phải phủ định Nhất thiết trí. Tôi sẽ trích dẫn hai
phần chính : Nguyên nhân đưa đến lời dạy của đức
Phật
và lời dạy chính của đức Phật.

Phần
một : Du sĩ ngoại đạo tên là Vaccha đã hỏi đức Phật
như sau:

“–
Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: ‘Sa-môn Gotama là bậc nhứt
thiết trí
, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri
kiến
hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta
thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”‘. Bạch Thế
Tôn
, những ai nói như sau: “Sa-môn Gotama là bậc nhứt thiết
trí
, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri kiến
hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức,
tri kiến luôn luôn tồn tại liên tục”. Bạch Thế Tôn, những
vị ấy nói về Thế Tôn có đúng với điều đã được nói,
những vị ấy không vu khống Thế Tôn với điều không thực,
nhưng đã giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp,
và không một đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể
lấy cớ để quở trách? ”[27] .

Trước
hết, chúng ta phải biết rằng khái niệm “Khi Ta đi, khi
Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn
tại
, liên tục” là nội dung Nhất thiết trí của Nigantha
Nataputta (Ni-kiền-đà Nhã-đề-tử), tổ sư của Kỳ-na
giáo[28]. Như vậy, câu hỏi của Vaccha không phải là dạng
câu hỏi có-không, không phải câu hỏi “Đức Phật có
phải là bậc Nhất thiết trí không?”. Không phải. Câu
hỏi của Vaccha thuộc dạng tìm hiểu nội dung Nhất thiết
trí
của đức Phật. Nói cách khác, Vaccha muốn hỏi
: “Nhất thiết trí của đức Phật có phải là Nhất
thiết trí
của Nigantha Nataputta có nghĩa là ‘Khi
Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn
luôn tồn tại, liên tục’ không? “. Phải hiểu như thế.
Chính để trả lời câu hỏi được hiểu theo dạng thức
thứ hai này nên đức Phật mới trả lời câu kế tiếp
về nội dung Ba minh.

Phần
hai : Câu trả lời của đức Phật :

“–
Này Vaccha, những ai nói như sau: ‘Sa-môn Gotama là bậc nhứt
thiết trí
, là bậc nhứt thiết kiến. Ngài tự cho là có tri
kiến
hoàn toàn: “Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta
thức, tri kiến luôn luôn tồn tại, liên tục”‘. Thì đấy
là họ nói về Ta không đúng với điều đã được nói, họ
đã vu khống Ta với điều không thực, hư ngụy. ”

Câu
trả lời này của đức Phật phải được hiểu rằng
“Ai nói rằng Nhất thiết trí của Như lai là “Khi
Ta đi,…liên tục”, người đó không nói đúng sự thật.
Trong đây không có một lời phủ định nào hết. Nếu
như đức Phật phủ định Nhất thiết trí thì Ngài
chỉ cần trả lời “Như lai không phải là bậc Nhất
thiết trí
.” và nội dung kinh chấm dứt ở đây. Không
phải thế. Vaccha đã đem nội dung Nhất thiết trí của
ngoại đạo gán chép cho Nhất thiết trí của Ngài nên
ngài phủ định sự gán ghép đó và Ngài trình bày
rõ nội dung Nhất thiết trí của Ngài ở phần kế
tiếp
.

Vaccha
lại hỏi :

“–
Phải giải thích như thế nào, bạch Thế Tôn, chúng con mới
nói về Thế Tôn đúng với điều đã được nói, chúng con
không vu khống Thế Tôn với điều không thực, chúng con mới
giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy pháp; và không một
đồng pháp hành nào nói lời đúng pháp có thể lấy cớ để
quở trách? ”

Đức
Phật
lại trả lời. Đây là nội dung chính của kinh.

“–
Ông phải giải thích: “Sa-môn Gotama là bậc có ba minh (tevijja)”,
thì này Vaccha, Ông mới là người nói về Thế Tôn đúng với
điều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều
không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy
pháp
, và mới không có một đồng pháp hành nào nói lời đúng
pháp có thể lấy cớ để quở trách.

Này
Vaccha, khi nào Ta muốn, Ta sẽ nhớ đến nhiều đời sống
quá khứ, như một đời, hai đời, ba đời, bốn đời, năm
đời, hai mươi đời, bốn mươi đời, năm mươi đời, một
trăm đời, một ngàn đời, một trăm ngàn đời, nhiều hoại
kiếp
, nhiều thành kiếp. Ta nhớ rằng: “Tại chỗ kia, ta có
tên như thế này, dòng họ như thế này, giai cấp như thế
này, ăn uống như thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi
thọ đến mức như thế này. Sau khi tại chỗ kia, ta được
sanh ra tại chỗ nọ. Tại chỗ ấy, ta có tên như thế này,
dòng họ như thế này, giai cấp như thế này, ăn uống như
thế này, thọ khổ lạc như thế này, tuổi thọ đến mức
như thế này. Sau khi chết tại chỗ nọ, ta được sanh ra ở
đây”. Như vậy Ta sẽ nhớ đến những đời sống quá khứ,
cùng với các nét đại cương và các chi tiết.

Này
Vaccha, nếu Ta muốn, với thiên nhãn thuần tịnh, siêu nhân,
Ta thấy sự sống chết của chúng sanh, người hạ liệt kẻ
cao sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ
bất hạnh đều do hạnh nghiệp của họ. Ta nghĩ rằng: “Thật
sự những vị chúng sanh này thành tựu những ác hạnh về
thân, thành tựu những ác hạnh về lời nói, thành tựu những
ác hạnh về ý, phỉ báng các bậc Thánh, theo tà kiến, tạo
các nghiệp theo tà kiến. Những người này, sau khi thân hoại
mạng chung, phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa
ngục
. Còn những vị chúng sanh này thành tựu những thiện
hạnh
về thân, thành tựu những thiện hạnh về lời nói,
thành tựu những thiện hạnh về ý, không phỉ báng các bậc
Thánh, theo chánh kiến, tạo các nghiệp theo chánh kiến, những
người này, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên các
thiện thú, Thiên giới, trên đời này”. Như vậy, Ta với thiên
nhãn
thuần tịnh, siêu nhân, thấy sự sống chết của chúng
sanh
. Ta tuệ tri rõ rằng chúng sanh, người hạ liệt kẻ cao
sang, người đẹp đẽ kẻ thô xấu, người may mắn kẻ bất
hạnh
đều do hạnh nghiệp của họ.

Này
Vaccha, với sự đoạn diệt các lậu hoặc, Ta ngay trong hiện
tại
, tự mình với thượng trí chứng ngộ, chứng đạt và
an trú, vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.


với sự giải thích: “Sa-môn Gotama là bậc có ba minh,” này
Vaccha, người ấy mới là người nói về Thế Tôn đúng vớiđiều đã được nói, mới không vu khống Thế Tôn với điều
không thực, mới giải thích về Thế Tôn đúng pháp và tùy
pháp
, và mới không có một vị đồng hành pháp nào nói lời
đúng pháp có thể lấy cớ để quở trách. ”[29].

Như
vậy, nội dung toàn bộ bài kinh vừa được trích dẫn
ở trên không phải phủ định Nhất thiết trí của đức
Phật
mà là giải thích Nhất thiết trí của đức Phật
là Ba minh. Hiểu như thế mới phù hợp với tất cả
những lời dạy trong kinh điển A-hàm mà người viết
đã trích dẫn ở phần I. Và hiểu như thế mới phù
hợp
với lời dạy của đức Phật trong Kinh Bản sanh
quyển I, phần II : Nhân duyên gần (avidùre-nidàna) (xin
xem trang 3 của bài viết này). Hiểu như thế mới thấy
được sự phát triển có tính truyền thống, liên tục
từ Phật giáo Nguyên thủy tới Phật giáo Đại thừa.
Nói cách khác, nhận định ‘đức Phật là bậc Nhất
thiết
trí’ không phải là tư tưởng đặc thù của
kinh điển Đại thừa Phật giáo mà đã có từ thời
kinh điển A-hàm. Và khi nghiên cứu kinh điển A-hàm, các
nhà nghiên cứu Phật học cũng có cùng một nhận định
như nhau : ‘đức Phật là bậc Nhất thiết trí’[30].

Ngược
lại, nếu cho rằng nội dung “Kinh dạy Vacchagotta về Tam
Minh” là đức Phật phủ định Nhất thiết trí, thì
giải thích như thế nào về sự khẳng định ‘đức
Phật là bậc Nhất thiết trí’ trong kinh điển A-hàm
như người viết trích dẫn một số đoạn tiêu biểu
ở phần I và giải thích như thế nào những ghi chép
của kinh điển Đại thừa Phật giáo : ‘đức Phật
là bậc Nhất thiết trí’?

Mùa
Phật đản 2632, Phương ngoại am

[1]
Trong Hán tạng, từ sarvajña có khi được phiên âm là
Tát văn nhã (薩云若 : Trung A-hàm kinh, “Đại chánh Tân
tu Đại tạng kinh” (sẽ viết tắt là Đại)2, tr.753c8),
Tát văn nhiên (薩芸然 : Quang tán kinh, Đại 8, tr.176b17),
Tát bà nhã (薩婆若 : Phật bản hạnh tập kinh, Đại
3, tr.721c13), Tát phạt nhã (薩伐若 : Bảo tích kinh, Đại
11, tr.239c12)…

[2]
Trong Wakahara (1985, tr.52-78), từ sarvajña là được dịch
là bậc Toàn tri (Wakahara (1985, tr.52-78) : Wakahara Yusho
: 若原雄昭「アーガマの価値と全知者の存在証明―仏教論理学派に於ける系譜―」『佛教學研究』龍谷大學佛教學会、第41号).
Trong Mi-Tiên vấn đáp, từ sabbaññù được dịch là
bậc Toàn giác. Xin xem http://www.thuvienhoasen.org/mitienvandap-03.htm

[3]
Trong bài viết này, từ ngữ ‘Kinh điển A-hàm’ bao
gồm
: năm bộ Nikàya, bốn bộ A-hàm và sáu bộ quảng
luật
. Năm bộ Nikàya : Kinh Trường bộ, Kinh Trung bộ,
Kinh Tương ưng, Kinh Tăng chi và Kinh Tiểu bộ. Bốn bộ
A-hàm : Kinh Trường A-hàm, Kinh Trung A-hàm, Kinh Tăng Nhất
A-hàm và Kinh Tạp A-hàm. Sáu bộ quảng luật : Luật
tạng
Pàli (Vinaya Pitaka) thuộc tạng Pàli; Tứ phần luật,
Ngũ phần luật, Thập tụng luật, Căn-bản-thuyết-nhất-thiết-hữu-bộ
luật và Ma ha tăng kỳ luật thuộc tạng Hán văn.

[4]
Majjhima-Nikàya vol. I, PTS (Pali Text Society) , London, 1979, tr.171.
Bản dịch Việt văn của HT. Thích Minh Châu, đăng trên http://www.thuvienhoasen.org/u-trung26.htm
.

[5]
Vinaya Piṭaka Vol. I (Mahàvagga ), PTS, London, 1964, tr. 8. Bản
dịch tiếng Việt của Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên, đoạn
này được dịch là : “ Ta vượt trên tất cả, hiểu
biết
được toàn bộ…” Xin tham khảo : http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-luat-daipham/dp-01a.htm

[6]
Theo lịch pháp Ấn Độ, một ngày một đêm được chia
thành 6 thời: ngày có 3 thời, đêm có 3 canh. 『翻譯名義集』Đại
54, tr.1092b24.

[7]
Jàtaka vol. I, PTS, London, 1962, tr. 75-77.

[8]
Jàtaka vol. IV, PTS, London, 1963, tr.235.

[9]
Mi-Tiên vấn đáp, tựa đề chữ Pàli là Milindapañho,
ghi lại nội dung vấn đáp về Đạo giữa vua Mi-lan-đà
và ngài Na-tiên, được Phật giáo Tích-lan kết tập
vào năm bộ Nikàya. Mi-Tiên vấn đáp có hai bản dịch
bằng chữ Hán, đều mang tựa đề giống nhau là 那先比丘經
(Na-tiên tì kheo kinh) mang số hiệu 1670A và 1670B, Đại 32.
Về mặt số lượng, cả hai bản dịch Hán văn đều
chỉ bằng một nửa của bản Pàli. Na-tiên tì kheo kinh
đã được nhiều vị dịch sang Việt văn như quyển Kinh
Na-tiên tì kheo của giáo sư Cao Hữu Đính,v.v…

[10]
Vua Mi-lan-đà tức vua Milinda (ghi theo sử liệu Ấn-độ),
Menander I (ghi theo sử liệu Hy lạp), cai trị vương quốc
Ấn-Hy (Indo-Greek Kingdom ) ở Bắc Ấn-độ và Pakistan ngày
nay, từ 165 (hay 155) BC tới 130 BC. Sau khi hỏi Đạo nơi ngài
Na-tiên, vua truyền ngôi vua lại cho con, xuất gia, tu học
và chứng thánh qủa A-la-hán.

[11]
Ngài Na-tiên tức ngài Nàgasena, một vị thánh tăng
Ấn độ, sống vào khoảng 150 BC.

[12]
Milindapañho, PTS, London, 1962, tr.74, 102.

[13]
Milindapañho, tr.74. Đoạn kinh tương đương bên那先比丘經
là Đại 32, 701c12-21.

[14]
Milindapañho, tr.107-108. Những lần hỏi và đáp khác về
nhất thiết trí của đức Phật : Milindapañho, tr.191, 210,
217, 132, 267, 272.

[15]
Trường A hàm kinh, Đại 1, 4c16-19. Bản dịch Việt văn của
Thầy Tuệ Sỹ, đăng trên : http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/Truong_A_ham/Tr_002.htm

[16]
Trung A-hàm kinh, Đại 1, tr.497c28-498a2. Bản dịch Việt văn
của Thầy Tuệ Sỹ, đăng trên : http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/aham_Trung/trung_00.htm

[17]
Tạp A-hàm kinh, Đại 2, tr.168c22-23. Bản dịch Việt văn của
Thầy Đức Thắng, đăng trên : http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/tapaham/tap23.htm#_ftnref44

[18]
Tạp A-hàm kinh, Đại 2, tr.181a24-b2. Bản dịch Việt văn của
Thầy Đức Thắng, đăng trên : http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/tapaham/tap25.htm#_ftn2

[19]
Tạp A-hàm kinh, Đại 2, tr.329a10-15. Bản dịch Việt văn của
Thầy Đức Thắng, đăng trên : http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/tapaham/tap45.htm#_1207

[20]
Tăng nhất A-hàm kinh, Đại 2, tr.618b21-26. Bản dịch Việt
văn của Thầy Đức Thắng, đăng trên : http://www.phatviet.com/dichthuat/kinhtang/tang
nhat/tang_024.htm

[21]
Ngũ phần luật, Đại 22, 104a25-26. Đoạn này có nội
dung tương đương với đoạn trong Kinh Trung bộ, Kinh Thánh
cầu
số 26 và Luật tạng Pàli đã trích dẫn ở trên.
Xin xem trang 2 của tiểu luận này.

[22]
Ma-ha tăng kỳ luật, Đại 22, tr.367b22.

[23]
Tứ phần luật, Đại 22, 787c1. Bản dịch tiếng Việt
của HT. Thích Đỗng Minh, đăng trên http://www.thuvienhoasen.org/tuphanluat-tangsu-01.htm.

Đoạn
này có nội dung tương đương với đoạn trong Kinh Trung
bộ
, Kinh Thánh cầu số 26 và Luật tạng Pàli cùng Ngũ
phần luật
đã trích dẫn ở trên. Xin xem trang 2, trang
10 của tiểu luận này.

[24]
Thập tụng luật, Đại 23, 99b1-2; 187c26-28.

[25]
Luật tạng của bộ phái này không có kết tập thành
một bộ có hình thức như Tứ phần luật hay Ngũ phần
luật
, ngược lại chia ra thành từng phần khác nhau và
có tên gọi khác nhau như Căn-bản-thuyết-nhất-thiết-hữu-bộ
tì-nại-da hay Căn-bản-thuyết-nhất-thiết-hữu-bộ Tì-nại-da
dược sự,v.v… Ở đây xin gọi chung tất cả những phần
này là Căn-bản-thuyết-nhất-thiết-hữu-bộ luật.

[26]
Căn-bản-thuyết-nhất-thiết-hữu-bộ luật, Đại 23,
tr.650b12-13; tr.651a21-22.

[27]
Kinh dạy Vacchagotta về Tam Minh số 71, Kinh Trung bộ, HT. Thích
Minh Châu dịch, nguồn : http://www.thuvienhoasen.org/u-trung71.htm

[28]
Xin xem Tiểu kinh Khổ uẩn số 14, Kinh Trung bộ, HT. Thích
Minh Châu dịch, nguồn : như trên.

[29]
Xin xem chú thích số 29 ở trên.

[30]
Xin xem : Wakahara (1985, tr.52-78); Kawasaki (1985, tr.187-203). Kawasaki
(1985, tr.187-203) : Kawasaki Shinjo : 川崎信定「パーリ語文献にみられる一切智(Sabbaññū)」『雲井昭善博士古稀記念 仏教と異宗教』(Buddhism
and Its Relation to Other Religions Essays in Honour of Dr. Shozen Kumoi
on His Seventieth Birthday)平楽寺書店.n(