Những Lợi Ích Diệt Trừ Tham Ái

0
13

NHỮNG LỢI ÍCH DIỆT TRỪ THAM ÁI
Thích Trí Giải

Lời nói đầu:

Nền giáo dục hòa bình của Đạo Phật là một con
đường đạo đức
nhân bảnthiết thực, là căn cứ trên chân lý từ bi, công bằng
và ngay thẳng để thông cảm giữa những quốc gia, chủng tộc, cộng đồngtôn
giáo
, nhằm mục đích thiết lập một cuộc sống ổn định, hạnh phúc cho gia đình
xã hội.


Việc diệt trừ tham ái thì có rất nhiều lợi ích,
mang lại cuộc sống an lạc, hạnh phúcgiải thoát ngay trong cuộc đời này.
Trên thực tế thì có rất nhiều lợi ích, ở đây người viết chỉ nêu những lợi ích
chính về hòa bình, về môi trường, và đạo đức.

A. Hòa Bình

1. Chiến tranh

Ngày nay con người chạy theo những tài sản vật
chất
, những danh lợi địa vị, những quyền lợi của quốc gia, để thỏa mãn dục vọng
mà thiếu tinh thần đoàn kết, hòa hợp, thiếu tinh thần trách nhiệm tương quan,
nên gây ra biết bao nhiêu tội lỗi, chiến tranh, xung đột trong xã hội. Đức Phật
dạy:

Này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm
duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, vua tranh đoạt với vua,
Sát-đế-lỵ tranh đoạt với Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn tranh đoạt với Bà-la-môn, gia chủtranh đoạt với gia chủ; mẹ tranh đoạt với con, con tranh đoạt với mẹ; cha tranh
đoạt
với con, con tranh đoạt với cha; anh em tranh đoạt với anh em; anh tranh
đoạt
với chị; chị tranh đoạt với anh; bạn bè tranh đoạt với bạn bè. Khi chúng
dấn mình vào tranh chấp, tranh luận, tranh đoạt, chúng tấn công nhau bằng tay,
chúng tấn công nhau bằng gạch đá, chúng tấn công nhau bằng gậy gộc, chúng tấn
công nhau bằng đao kiếm. Ở đây, chúng đi đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử
vong
[1]

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, do dục làm nhân, do dục làm
duyên, do dục làm nguyên nhân, do chính dục làm nhân, chúng cầm mâu và thuẫn,
chúng đeo cung và tên, chúng dàn trận hai mặt và tên được nhắm bắn nhau, đao
được quăng ném nhau, kiếm được vung chém nhau. Chúng bắn, đâm nhau bằng tên,
chúng quăng, đâm nhau bằng đao, chúng chặt đầu nhau bằng kiếm. Ở đây, chúng đi
đến tử vong, đi đến đau khổ gần như tử vong
” [2]

Nguồn gốc khổ đau và xung độtnguyên nhân
phát sinh từ tâm dục vọng, tham ái, và chấp thủ của mỗi con người. Muốn đoạn
trừ mọi nguyên nhân đó chỉ có tình thương và sự hiểu biết với nhau mới không
tạo ra sự chống đối hiềm khích, ganh tỵ, kiêu căng, tham lam, sân hận, không
gây ra chiến tranh tự thân, gia đình, xã hội; và phá mọi hàng rào thành kiến,
dẹp bỏ lòng tự ái, ích kỷ, tôn trọng lẽ phảicông bằng đối với mọi người.
Như vậy, “hòa bình là một kết quả ý chí quyết liệt, một cuộc đấu tranh
kiên cường, một vấn đề tự giáo dục và tự huấn luyện để dân chúng có thể yêu quý
hòa bình, như một vật báu cần phải thực hiện”

Ngược lại con người không có yêu thương lẫn
nhau, thì cuộc sống con người trở nên khổ đau và phát sinh nhiều tai hại, xung
đột
, giết hại nhiều người, đó là một hành động từ tâm hận thù, si mê dẫn dến
nguyên nhân chiến tranh chết chóc. Nên trong kinh Pháp Cú Đức Phật dạy:

“Hận thù diệt hận
thù
Đời này không có
được
Không hận diệt hận
thù
định luật ngàn thu” (pc:5)

Đức Phật dạy: “Chiến tranh nào cũng
đem đến khổ đau vô lượng vô biên, chiến thắng sinh thù oán, bại trận nếm khổ
đau. Cho nên phương pháp hay nhất là đừng dùng chiến tranh để giải quyết các
xung đột, phải tìm mọi phương tiện hòa bình để chấm dứt các bất đồng ý kiến và
các xung đột”

“Thắng trận sanh
thù oán,
Bại trận nếm khổ
đau,
Ai bỏ thắng, bỏ
bại,
Tịch tịnh hưởng an lạc”. [3]

Trong thế gian này hận thù không bao giờ suy
giảm
hận thù, chỉ có tình thương mới làm suy giảm hận thù. Vậy con người không
hận thù, sống với tình thươnglòng nhân ái để thế giới được hòa hợp thì
nhân loại được hòa bình và hạnh phúc:

“Bà la môn tịch
tịnh
Luôn luôn sống an
lạc
Không đèo bồng dục
vọng
Thanh lương, không sanh
y
Mọi ác trược đoạn
diệt
Tịch tịnh sống an
lạc
Tâm tư đại hòa bình”.

Sân hận hành động như một cái kềm siết chặt
những ai rơi vào sự chi phối của sân hận, và được xem là gây tai hại cho người
đời. Cho nên, tốt hơn là đừng nói lời thô ác đối với bất cứ ai, vì lời nói thô
ác đem lại những lời thù hận và cho đến đao trượng chạm người. Đức Phật dạy
rằng:

“Hãy nhiếp phục
phẫn nộ,
Giữ tình bạn không
phai,
Không đáng mắng, chớ
mắng,
Không nên nói hai
lưỡi,
Phẫn nộ nghiền người
ác,
Như núi đá nghiền
người”. [4]
“Lấy không giận
thắng giận,
Lấy thiện thắng không
thiện,
Lấy thí thắng xan
tham
,
Lấy chơn thắng hư ngụy”. [5]

Thật vậy, con người cần phải xây dựng cuộc sống
nội tâm an tịnh, xây dựng nhân cách vững vàng để có thể điều phục dục vọng tham
ái
, đoạn trừ các khổ đau. Thì ngay lúc đó, tình thương chân thật của con người
cảm nhận được một cuộc sống an lạchạnh phúc. Hòa nhập vào trong lòng cộng
đồng
xã hội để xây dựng một đất nước hòa bình và thịnh vượng.

2. Tôn giáo:

Ngày này, thế giới đang trong tình trạng khủng
hoảng về sự xung đột tôn giáo một cách nghiêm trọng. Đặc biệt nhất là Hồi giáo
cực đoan với những cuộc bắn giết lẫn nhau, xuất phát từ sự sai lầm về ý thức
tôn giáotư tưởng cực đoan, tiếp tay cho những kẻ cuồng tín, đánh bom, ôm
bom tự sát. Họ bị kích động tinh thần bằng tư duy mù quán: Họ chủ trương rằng:
nếu một người hy sinh vì đạo thì sẽ đem bà con lên thiên đường sau khi
chết
.
” Do đó họ không ngần ngại trước cái chết của những người xung quanh.
Ví dụ: Gần đây nhất là vụ “đánh bom tại nhà thờ ở Irag.”

Hồi giáo xuất hiện trên 1300 năm về trước, ở
những vùng Trung Đông Iran, Irag….những người đàn ông phải để râu, người nữ
phải che mặt và không được đi làm, ngoại tình bị xử tử bằng cách ném đá đến
chết… tất cả những điều này cũng từ quan niệm sai lầm về tư duy hữu ngã. Họ cho
rằng con người sau khi chết sẽ còn lại một linh hồn bất diệt hay một bản ngã
thường trú.

Thượng Tọa Rahula nói:

Phật giáo đứng duy nhất trong lịch sử tư tưởng nhân loại bác bỏ
sự hiện hữu cái gọi là linh hồn, bản ngã hay Atman. Theo giáo lý nhà Phật, quan
niệm
bản ngã là một ảo tưởng sai lầm không đi đôi với thực tế và tạo ra có hại
cho “ta” hay “ của ta” như tham đám ích kỉ, dục vọng, thù hận, tự kiêu, vị kỉ
và các tật đố khác. Đó là nguồn gốc của các phiền não trên thế giới từ những
mâu thuẫn cá nhân đến chiến tranh giữa các nước. Tóm lại, vì quan điểm sai lầm
này mà tất cả những tội lỗi trên thế giới đã xảy ra”.
[6]

3. Phân biệt chủng tộc:

Ngoài những vấn đề khủng hoảng về tôn giáo ra
thì vấn đề chủng tộc cũng là điều khó nan giải và nó đã làm đau đầu cho các nhà
tri thức tiến bộ yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

Chúng ta cũng thấy rằng các cuộc nội chiến trên
thế giới được lịch sử ghi lại như ở Rwanda, Nam Tư, Somalia, Bosinia v.v…,
đều có nguyên nhân từ những xung đột về chủng tộc và sắc tộc. Đức Phật
dạy: “Không có giai cấp trong một dòng máu cùng đỏ và nước mắt cùng
mặn”.

Lịch sử để lại những cuộc chiến tranh, xung đột
giữa các chủng tộc và cái đáng ghê sợ nhất là chủ nghĩa diệt chủng. Trong đại
chiến thế giới thứ II, ngày 16 tháng 3 của thập niên 1940 có đến năm triệu
người dân Do – Thái bị tàn sát bởi bọn Phát-Xít Hitle và hơn hai triệu người
dân Campuchia bị thiệt mạng do Pôn-Pốt gây ra. Nói theo quan điểm của Đạo Phật
thì nguyên nhân xuất phát cũng từ tư duy “hữu ngã.” Sinh ra sự phân biệt chủng
tộc
, vì thế con người chém giết lẫn nhau, cho dù sống chung cùng một đất nước.
Khi nào con người ý thức được và bỏ đi cái tư duy hữu ngã thì bấy giờ mới lắng
dịu chấm dứt những cuộc tàn sát lẫn nhau.

Trong cuốn “Đạo đức học Phật giáo” HT Thích Minh
Châu
đã nói rằng: “Mọi người cần có nhận thức rằng, nguồn gốc sâu xa
của tất cả mọi bất hạnh rối ren xung đột trên thế giới này chính là do tham,
sân, si tiềm ẩn trong mỗi thân tâm của chúng ta. Đạo Phật gọi đó là món độc có
tính bẩm sinh và di truyền. Thiên nhiên có thừa tài nguyên để thỏa mãn lòng
tham không đáy của con người thiếu đạo đức và không giác ngộ”

B. Về môi trường.

Chúng ta cũng biết rằng năm uẩn (sắc, thọ,
tưởng, hành, thức) hiệp lại thành tâm lý và vật lý của con người năm uẩn, vậy
sắc uẩn của con người là sự vận hành của tứ đại; (đất, nước, gió, lửa) là phần
thân thể vật lý của con ngườitoàn thể thế giới vật lý. Cho nên thiên nhiên
hay môi trường rất quan trọng đối với sự tồn tại hiện hữu của con người như P.D
Yharma đã nhận định:

“Tất cả sinh vật và môi
trường sống của chúng có phản ứng hổ tương, và ảnh hưởng qua nhiều cách, loài
động vật, quần hoa và cây cối là tương thuộc qua môi sinh và phản ứng hổ tương”
.

“Môi sinh nó vốn là một phức thể của nhiều nhân tố tương hệ, và nó
năng động (nghĩa là nó thay đổi theo thời giankhông gian), có chức năng như
một cái sàng chọn lọc các sinh vật cho sự phát triển qua rất nhiều hình thái
làm nên sự hình thành của nó hoặc một sự hình thành khác trở nên nhân tố quyết
định
ở các giai đoạn phát triển quyết định của chu kỳ sự sống của các lo”
[7]

Như vậy, mối quan hệ giữa con người và môi sinh,
giữa môi sinh và sinh vật có liên quan mật thiết tự nhiên, gắn bó chặt chẽ
không thể rời nhau. Con người được hình thành phát triển đều nhờ vào hệ sinh
thái, các sinh vật được tồn tại cũng đều nương tựa vào các hệ sinh thái.

Nếu chúng ta không thấy rõ mối tương quan mật
thiết
này. Thì chính con người đang hủy hoại cuộc sống an lành, hạnh phúc chính
mình, và nhân loại .

Con người không thể coi sinh vật là kẻ thù
cần phải chinh phục và cải tạo nó. Nếu như cơ thể năm uẩn mà thiếu đi môi
trường thì không thể tồn tại.

Vì môi trường có quan hệ trực tiếp hay gián tiếp
đến đời sống của con người. Do đó những hành động không chân chánh, hoặc những
việc làm có lợi trước mắt, nhưng để lại tác hại ảnh hưởng đến môi trường vẫn là
hành động sai trái,

Những hành động cách đây ba mươi năm, nhưng hậu
quả
để lại cho con người rất nghiêm trọng. Mỹ đã ném xuống miền nam nước ta
(vùng Củ Chi) hàng tấn bom, phút giây kinh hoàng ấy mặc dù không còn nữa nhưng
nó đã để lại hậu quả “chất độc màu da cam” những trẻ em dị
hình
. Đó là nỗi đau thương tàn khốc, những chất độc hủy diệt đời sống của con
người
.

Cho nên con người cần phải bảo vệ môi trường,
các tầng khí quyển, bảo vệ rừng, tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, động
vật…Ngày nay con ngườilợi dưỡng bản thân, vì lòng tham ích kỷ đã khai thác
rừng, khai thác tài nguyên khoáng sản … một cách bừa bãi gây nên lũ lụt lớn,
ảnh hưởng đến mùa màng, nhà cửa, và tánh mạng con người.

Con người do vì lòng tham bản thân mình đã đánh
cá và chăn nuôi gia súc một cách ồ ạt. Đó là điểm lợi cho con người, tuy nhiên
nó có mặt hạn chế, đó làm suy yếu những hệ sinh thái khác, như nguồn nước ngọt,
tàn phá đa dạng sinh học khác.

Tất cả đều do con người thiếu ý thức, và lòng
tham ái mà gây nên sự tai hại đến môi trường gây nên lũ lụt. Tất cả mọi người
cần nên hiểu điều này, tự ý thức để bảo vệ cuộc sống bình yên hạnh phúc không
có lũ lụt, bệnh tật cho mình, cho người và xã hội. Đây là triết lý bảo vệ môi
sinh cần thiếtthế giới ngày nay đang kêu gọi ý thức của mọi người trên khắp
các châu lục cùng nhau hợp tác xây dựng cuộc sống tốt đẹp chung cho thế giới.

Muốn đạt được mục đích ấy con người phải hiểu rõ
sự tác hại của lòng tham ái và biết bảo vệ môi trường sống không có khai thác
rừng, tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, và ý thức việc xả nước thải,…làm
được điều đó chính là bảo vệ sự tồn tại của mỗi người trên trái trái đất.

C. Về Đạo Đức:

1. Cá nhânxã hội:

Trong thời công nghiệp hiện đại, sự chiếm lĩnh
ngự trị của ngành khoa học công nghệ thông tin, phương tiện giao tiếp con người
được thực hiện trên internet. Chính những phương tiện hiện đại này, khiến cho
giá trị đạo đức vốn có của con người bị suy thoái, những giá trị nhân bản về
tình người, tình thương muôn loài bị hạn chế, bên cạnh đó xuất hiện những sản
phẩm văn hóa xấu kém, đồi trụy, chất lượng giáo dục, vai trò giáo dục học đường
không đủ chức năng hướng dẫn tinh thần.

Nền kinh tế thị trường cuốn hút con người chạy
theo
thế lực của đồng tiền, những thú vui sa đọa chết người như hút chích xì
ke, ma túy, giết người cướp của, hiếp dâm, Cưỡng dâm trẻ em, buôn bán trẻ em,
đơn cử một vài trường hợp trong xã hội ngày nay, bị suy thoái đạo đức trầm
trọng

a- Cá nhân:

Trước tiên chúng ta hiểu thế nào gọi là “cá
nhân.” Theo Xã hội học định nghĩa: “cá nhân là một thực thể tồn tại độc lập
trong không gianthời gian. Cá nhân hợp lại kiến tạo nên xã hội
ngược lại, cá nhân cũng hình thành từ xã hội. các cá nhân cùng nhau chia sẻ nền
văn hóa mà họ đã tham gia xây dựng. Môi trường quan trọng của cá nhân
môi trường xã hội hóa, nó là một quá trình kéo dài diễn ra ở mọi lứa tuổi và
mọi giai đoạn xã hội trong suốt cuộc đời của cá nhân
.”

Giáo sư Bruce J.Cohen định nghĩa là: “cá
nhân là một con người cụ thể”
, còn J.H.Fichter nhà xã hội học người Anh
định nghĩa là: “cá nhân là một con ngườilý tính.”

Phật giáo xét cá nhân về phươg diện bản chất,
còn xã hội học thì quan niệm cá nhân về phương diện hình thức. Cả hai tuy có
khác nhau trên lãnh vực nhận thức nhưng cũng đều đi đến mục đích cuối cùng
giáo dục cá nhân.

Đức Phật dạy: “Con người là một tập hợp của Năm uẩn. Nếu
không
tuệ tri được vị ngọt, sư nguy hiểm và sự xuất ly của nó sẽ đưa đế khổ
đau”.
[8]

Xã hội ngày nay khủng hoảng cá nhân đến mức độ
nghiêm trọng, Đạo đức xã hội suy thối dấn đến khủng hoảng cá nhân. Con người
luôn chạy theo đời sống vật chất, khiến con người rơi vào khủng hoảng mất
trí
, đời sống không có tâm linh, không có niềm tin, tín ngưỡng tôn giáo dễ kéo
theo: bạo lực , đâm chém, giết người cướp của, hành động tàn ác mất tính
người…mại dâm, ma túy nghiện ngập. Những con người này sống theo chủ thuyết
hưởng thụ, đồng với chủ thuyết hiện sinh của J.P.Sartre ở thập niên 60. Con
người
tham lam vô độ…người ta sống vì đồng tiền hơn là đời sống đạo đức.

Khi con người sống trong đời sống ngũ dục thì
tham lam không bao giờ biết đủ, biết thỏa mãn. Tất cả những cá nhân sống đời
sống
trụy lạc khiến cho xã hội rối ren, vô tổ chức, bạo lực, mai dâm, ma túy,
giết người cướp của, con giết cha mẹ, cháu giết ông bà, vợ giết chồng, cha giết
con…Đó là hậu quả của một xã hội với chủ nghĩa duy vật, nguyên nhân chính cũng
từ vô minh, tham ái, sân hận, ba độc tố này tạo nên sự khủng hoảng về cá nhân

b. Xã hội:

Từ vấn đề khủng hoảng tôn giáo, phân biệt chủng
tộc
, khủng hoảng về cá nhân, khủng hoảng về kinh tế chính trị dẫn đến sự khủng
hoảng về xã hội là một điều tất yếu.

Hiện nay, nhất là con người sống đối diện với
nạn đói nghèo, thiên tai, chiến tranh, bệnh tật đặc biệt căn bệnh thế kỷ AIDS.

Tất cả tai họa trên đều do con người gây ra, Họ
không cần biết đến đời sống giá trị tâm linh, lao vào vòng xoáy của tội lỗi tạo
ra vô số điều ác

Thời cuộc hoàn cảnh dẫy đầy điều xấu, con người
thỏa mãn lòng dục vọng của mình khiến nền đạo đức xã hội bị băng hoại, luân
thường
đạo lý bị đảo lộn, con người sống chà đạp lên nhân phẩm lẫn nhau.

2. Phương pháp khắc phục hậu quả

Trước tình hình đạo đức xuống cấp, bị băng hoại
như vậy, phương pháp và diệu dược trị liệu hữu hiệu nhất, đòi hỏi mỗi con người
phải có cái nhìn sáng suốt bằng trí tuệ(chánh kiến), hành động đúng đắn (chánh
nghiệp
), suy nghĩ đúng đắn (chánh tư duy), sống đúng đắn (chánh mạng), nói
chung là mỗi con người nên áp dụng Bát Chánh Đạo, hoặc là ngũ giới (không sát
sinh
, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu).

Để tu tập diệt trừ tham ái dục vọng của con
người
, và giúp con người tìm lại giá trị nhân bản của chính mình (phản quan tự
kỷ) làm cho nền đạo đức xã hội được quân bìnhtrở về chân thiện mỹ, tùy theo
mức độ nhận thứcthực hành của mỗi người, mà đạt được cuộc sống an lành hạnh
phúc
. Qua đây chúng ta khẳng định rằng, sở dĩ nền đạo đức gần như băng hoại là
do con người sống bằng dục vọng thấp hèn, chấp ngã, và hành động ngược lại với
tinh thần Bát Chánh Đạo.

Nhìn kỹ tình trạng xã hội, sự dấy sinh lòng khát
ái
đang trải rộng khắp xã hội, mà không có sự kiểm soát đạo đức, từ sự tích tập
lòng khát ái này mà tham, sân, si, phát sinh, tạo nên một hố sâu tội lỗi.

Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói
riêng ra đời và hình thành không ngoài mục đích giải thoát nỗi khổ đau cho con
người
kiến tạo một xã hội tốt đẹp. Trong đó bao gồm tính nhân bản, luật pháp
công bằng, văn hóa, và không còn các tệ nạn.

Giáo dục đạo đức Phật giáo là luôn nhắc nhở con
người
thấu hiểu thuyết nhân quả, nghiệp báo như là một lẽ công bằng, một quy
luật
khách quan, nó khuyến khích con người hành thiện từ lời nói đến hành động,
một nền đạo đức xây dựng trên cái tâm, hướng về nội tâm để cải tạo con người,
cải tạo xã hội.

Do vậy, muốn ngăn ngừa tham ái dục vọng, diệt
khổ
, chủ yếu chữa trị cái tâm con người, xã hội là nhiều cá nhân hợp thành, nếu
mọi người đều tốt, thì xã hội cũng tốt đẹp theo.Vì vậy, muốn xây dựng một
hội
an vui tốt đẹp hạnh phúc thật sự, trước hết phải có những con người nhân
cách đạo đức thật sự, việc chữa trị xã hội tốt đẹp, tức là phải chữa trị từng
cá nhân.

Đạo Phật chủ trương rằng: Con người phải bắt đầu
từ chính mình, phải ý thức tự chủ chính mình trong từng phút, từng giờ trong
cuộc sống của mình. Chỉ có như vậy thì xã hội mới trở thành tốt đẹp hơn, hoàn
thiện
hơn, nếu không có những con người lành mạnh, làm sao chúng ta mong đợi
một xã hội chân thiện mỹ.

Điều ấy đang trông chờ vào sự nỗ lực cá nhân mỗi
con người; thế hệ tương lai đi vào cuộc sống mới, xã hội mới và kỷ nguyên mới.
Với bao mơ ước hy vọng tốt đẹp, hạnh phúc không có những con người khát ái dục
vọng
ích kỷ

D. Tóm lại:

Như vậy, toàn bộ hệ thống giáo dục Phật giáo
thiết lập trên nền tảng giới, định và tuệ, là một nền giáo dục toàn diện bao
gồm
các giá trị nhân bản khác nhau trên tinh thần vô ngã, vị tha, giàu lòng
nhân
ái và rất bình đẳng; với ý thức trách nhiệm cá nhân, hòa nhập mình, người,
xã hội và môi trường xung quanh là một.

Khi nào con người dứt bỏ lòng tham ái ích kỷ cái
“ta” đạt đến tinh thần vô ngã. Thì con người sống cho phù hợp với vũ trụ nhân
sinh
, thoát ra ngoài các trói buộc tư duy hữu ngã.

Phật giáo giáo dục con người hoàn toàn không xây
dựng
trên tín điều, mê tín mà luôn xây dựng con đường chánh kiến “tri” và
“hành” giáo lý Đó dựa trên tư duy thuần túy, và được xây dựng trên tiêu chuẩn
về những giá trị nhân cách đạo đức giữa cái Chân – Thiện – Mỹ của cuộc sống.

Đây là một đường hướng giáo dục đích thực sống
động
và đầy sáng tạo trong hệ thống giáo dục Phật giáo nhằm góp phần xây dựng
một nền hòa bình, an lạc, hạnh phúc cho mỗi cá nhân và cho cả cộng đồng nhân
loại
.

Thích Trí Giải

Chú thích:

[1] Trung Bộ I. 87

[2] Trung Bộ I. 87A

[3] Tương Ưng I. 102

[4] Tương Ưng I. 305

[5] Pháp Cú. 223

[6] W.Rahula, What the Buddha taught,
New-Yort,1962, tr.51

[7] Lý Thuyết Về Nhân Tính Qua Kinh Tạng
Pali
tr 72- 73

[8] Tương ưng bộ kinh III, tr.34

Đ