Văn hóa ứng xử trong giao thông

0
17

VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIAO THÔNG


thong ke tai nan giao thongthong ke tai nan giao thongTheo thống kê của ủy ban an toàn giao thông quốc gia,  mỗi năm nước ta có khoảng 15000 người chết vì tai nạn giao thông.  Như vậy trung bình một ngày có khoảng 41 người mất vì tai nạn giao thông.  Và nước ta là một trong những nước có người chết vì tai nạn giao thông nhiều nhất.  Vậy nguyên nhân do đâu xảy ra hiện trạng như vậy?  

Có hai nguyên nhân, nguyên nhân chủ quannguyên nhân khách quan. 

Nguyên nhân khách quan là về vấn đề đường xá giao thông hiện nay,  việc quy hoạch thiếu đồng bộ,  đường xá có nhiều nơi xuống cấp trầm trọng,  chất lượng chưa thật sự tốt…làm cho người tham gia giao thông khó khăn trong vấn đề đi lại.  Nhưng đó chưa phải là vấn đề quan trọng nhất.  

Nguyên nhân quan trọng và hàng đầu là nguyên nhân chủ quan,  là nguyên nhân nằm ở chính người tham gia giao thông.  Sự thiếu ý thức của một số người tham gia giao thông mà ngoài chính bản thân người đó chịu ra còn gây liên lụy đến nao nhiêu người khác.  

Chúng ta thấy người thì phóng nhanh vượt ẩu, lạng lách đánh võng thích thể hiện là “anh hùng xa lộ” thì có ngày cũng sa ngã ra đường mà thôi.  Có người dùng còi vô tội vạ, không ý thức còi dùng trường hợp quan trọng khẩn cấp, hành động như vậy là làm phiền hà người khác,  gây náo loạn tiếng ồn.  Còn văn hóa chen lấn thì đâu đâu cũng có,  miễn sao mình chen lọt,  đi nhanh cho kịp thời thời gian,  cứ như chương trình “táo quân cuối năm” nói vấn đề chen lấn là “điền vào chỗ trống”.  Ngẫm mà vừa buồn cười và lại vừa buồn lòng. Có người khạc nhổ, xả rác ra đường coi đó là trách nhiệm xã hội dọn dẹp,  xấu đường mặc ai,  việc ta ta làm,  gây nên hành vi không tốt,  đã vậy có những đứa trẻ còn nhỏ thấy người lớn có hành vi như vậy lại bắt chước làm theo. Và bên cạnh đó còn rất nhiều hiện trạng bất cập khác nữa.  

Như vậy, vấn nạn giao thông quan trọng là “ý thức” người tham gia giao thông.  Ý thức là sự tỉnh giác nhận biết của lý trí về sự đúng sai của hành vi.  Thông qua ý thức chúng ta điều chỉnh hành vi cho phù hợp với pháp luật, với hành vi chuẩn mực đạo đức của xã hội,  từ đó góp phần đưa xã hội đi lêngiảm thiểu các vấn nạn giao thông.  

Là người Phật tửchúng ta tham gia giao thông nên đi lại từ tốn,  chấp hành hiệu lệnh giao thông,  giữ tác phong và hành vi ứng xử có văn hóa tốt người đẹp Đạo. Muốn vậy,  ý thức là quan trọng nhất,  từ sự nhận thức tốt về hành vi tới hành động tốt, và từ hành động tốt sẽ tạo thành thói quen tốt.