TÌM HIỂU KINH SA MÔN QUẢ
(SĀMAJJAPHALASUTTAṂ) Thích Nhuận Thịnh Kinh Sa-môn quả này dù đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ nhưng nó vẫn giữ được giá nguyên vẹn. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu
học là giới – định – tuệ. A. DẪN NHẬP Phật giáo ra đời, không mục đích gì khác hơn ngoài việc đề ra những phương châm hành động mà nếu cá nhân và xã hội thực hành theo thì đều đạt được những hạnh phúc cơ bản đến tối hậu. Những phương châm ấy cũng chính là phương pháp cụ thể áp dụng vào đời sống hằng ngày. Vì mỗi cá nhân là một hữu thể có lý tính nhưng lại khác nhau về tố chất sinh lý và tâm lý, do đó, đức Phật đã truyền dạy rất nhiều pháp môn nhằm đáp ứng phù hợp cho từng cá nhân. Nhưng dù đó là phương pháp nào cũng nhằm dẫn dắt con người đến hạnh phúc an vui. Và tất nhiên, cá nhân tồn tại là trong không gian và thời gian cụ thể nên Phật giáo cũng hướng đến cá nhân này, với những phương pháp cụ thể nhằm hoàn thiện khả năng hoà nhập của cá nhân với xã hội. Sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, các lời dạy của Ngài đã được kết tập lại với hình thức trùng tụng và giữ gìn bằng trí nhớ siêu việt của các bậc Trưởng lão kỳ túc. Đến khi có chữ viết thì nó được trình bày dưới dạng văn bản. Và ngôn ngữ Pāli đã được sử dụng để ghi chép những lời dạy B. NỘI DUNG 1. Khái lược lịch sử của Văn học kinh điển Pāli 1.1. Sự hình thành và phát triển Pāli là ngôn ngữ được sử dụng giao tiếp hằng ngày giữa những người có Trước khi người A-ri-an dọc theo ba con đường xâm nhập của vào nước Ấn Độ, nơi đây đã như là một lãnh thổ độc lập và có những cộng đồng dân cư nhỏ sống cách ly. Ngôn ngữ của họ có quan hệ tới tiếng nói Vedic. Cùng với sự thống nhất của vương quốc Kośāla rộng lớn, một nước đã chinh Khi Phật Thích ca, một người sanh ra ở nước Kośāla (nước Kapilavatthu Từ Pāli có ý nghĩa căn bản là “văn bản” hay “những văn bản thiêng liêng” hay “Thánh điển Phật giáo”. Nó ngược với hình thức ghi nhớ và truyền miệng, và dần dần trở thành tên gọi cho ngôn ngữ trong Tam tạng (Tipiṭāka) của Phật giáo Thượng Toạ bộ (Theravada) và các bản sớ giải. Tuy nhiên, các vị Theravada truyền thống (bảo thủ) tuyên bố rằng ngôn ngữ như Magadhi mới là tiếng nói thực tế của Phật Thích ca. Lĩnh vực sử dụng chính của Pāli là tôn giáo và triết học – hai đề tài quan trọng nhất của Tam tạng (Tipiṭāka) của Phật giáo Theravada. Tipiṭāka chứa đựng Lịch sử phát triển của kinh điển Pāli chưa được nghiên cứu hoàn chỉnh. Nó được duy trì bởi tất cả những người theo Phật giáo truyền thống và Tipitikađược biên tập qua nhiều lần kiết tập khác nhau. Kinh điển Nguyên thuỷ được cố định lần cuối cùng và viết ra vào lần kiết 1.2. Các cuộc kết tập kinh điển Cho đến nay, có sáu cuộc kết tập kinh điến Pāli khác nhau: 1.2.1. Kết Tập Đầu Tiên Ba tháng sau khi Đức Phật tịch diệt (Mahāparinibbāna), một đại hội các vị tu sĩ (Tỳ khưu, Bhikkhu) được tổ chức, ngày nay được gọi là Đại Hội Tăng Già I, tại vùng đồi núi ngoại thành Rājagaha (Vương Xá) với sự bảo trợ của vua Ajātasattu (A-xà-thế) (544B.C). Mục đích là để kết tập các bài kinh giảng và các điều luật thành một hệ thống chặt chẽ hơn. Người chủ trì lần kết tập này là Ngài Mahākassapa, phần Luật là Tỳ khưu Upāli (Ưu Ba Ly), và chủ trì phần Kinh là Tỳ khưu Ānanda (A Nan Đà), là người cận sự với Đức Phật và vì thế có nhiều dịp nhất để nghe và ghi nhớ 1.2.2. Kết Tập Lần Thứ 2 Khoảng 100 năm sau lần kết tập đầu tiên, năm 383 B.C., một đại hội kết tập kinh điển được tổ chức tại Vāḷukārāma ở thành Vesāli với sự tham 1.2.3. Kết Tập Lần Thứ 3 Một trăm ba mươi năm sau đó, năm 253 trước CN, vua Asokārāma (A Dục) của Ấn Độ cho triệu tập Đại hội lần thứ III tại Pāṭaliputta với sự tham dự của 1000 vị, do Ngài Moggaliputta Tissa chủ trì, diễn ra trong 9 tháng. Tiểu Bộ của Kinh Tạng lại được mở rộng và kết tập thêm nhiều bài kinh giảng khác. Quan trọng hơn hết là việc Đại hội đã đúc kết các bài giảng về tâm lý, thể tính và sự tướng của vạn pháp, tạo thành Thắng Pháp 1.2.4. Kết Tập Lần Thứ 4 Khoảng năm 20 trước CN, 500 năm sau ngày Phật nhập Đại Niết Bàn, vua Vaṭṭagāminī của Tích Lan (Sri Lanka) triệu tập Đại Hội Tăng Già IV tại Aluhivihara, gần thành phố Kandy ngày nay, do Ngài Mahā Thera Rakkhita chủ trì, kết tập lại các phần Kinh, Luật, và đúc kết phần Thắng Pháp Tạng. Để gìn giữ các bài giảng của Đức Phật dù đã kết tập nhưng chỉ truyền khẩu trong 500 năm qua, ba tạng kinh điển được cho viết lại trên một loại giấy bằng lá bối-đa khô. Từ đó Tam Tạng Pāli được thành hình, và không còn thay đổi nào khác. 1.2.5. Kết Tập Lần Thứ 5 Cuộc kết tập này được tổ chức tại Mandalay ở Myanmar vào năm 1871, dưới sự bảo trợ của vua Min Don Min, do Ngài Mahā Thera Jāgarābhivaṃsa, Mahā Thera Narindabhidhaja và Mahā Thera Sumaṅgala Sāmī chủ trì, với sự tham dự của 2400 vị Tỳ kheo. 1.2.6. Kết Tập Lần Thứ 6 Lần kết tập thứ 6 này diễn ra vào tháng 5 năm 1954, tại Yangon (Rangoon) ở Myanmar, bởi sự khởi xướng của Thủ tướng U Nu. Đại hội nàyđã Hai kỳ kết tập 5 và 6 nầy chỉ để làm sáng tỏ các điểm chính trong kinh, nhưng không thay đổi gì trong bộ Tam Tạng.[2] 1.3. Tổng quát về Tam tạng Pāli 1.3.1. Luật Tạng (Vinaya Piṭaka) Tạng nầy bao gồm các giới luật và nghi lễ cho nam tu sĩ (Bhikkhu, Tỳkhưu) và nữ tu sĩ (Bhikkhuni, Tỳ khưu ni), cách thức gia nhập tăng đoàn, truyền giới luật, sinh hoạt tăng chúng, cách hành xử trong các trường hợp vi phạm giới luật, vv. Tạng nầy thường được chia làm 5 bộ: 1. Ba-la-di (Pārājika), 1.3.2. Kinh Tạng (Sutta Piṭaka) Gồm 5 bộ chính (Nikāya): Trường Bộ (Dīgha Nikāya), Trung Bộ (Majjhima Trường Bộ là tập hợp các bài kinh dài, gồm 34 bài kinh, đã được dịch sang Việt ngữ, trong đó có hai quyển phổ thông Trung Bộ gồm có 152 bài kinh sắp xếp trong 15 phẩm, theo từng chủ đề. Các bài kinh quan trọng thường có liên quan đến phép hành thiền quán niệm (Satipattana Sutta), chính kiến (Sammaditthi), cách tịnh tâm (Kakacupama), cuộc đời Đức Phật (Ariyaparyesana), Tứ diệu đế (Mahahatthipadopama), không tính (Culasunnata), quán niệm hơi thở (Anapanasati), vv… Có thể nóiđây là một bộ kinh quan trọng nhất, bao gồm các bài giảng thiết yếu trên đường tu tập, thực hành lời Phật dạy. Tương Ưng Bộ gồm 2,889 bài kinh ngắn, chia làm 5 chương và 56 phẩm. Đây là tập hợp các bài kinh có chủ đề giống nhau về một điểm thảo luận, hoặc về một nhân vật nào đó trong thời Đức Phật. Có những bài giảng quan trọng về 12 nhân duyên và về 37 phần bồ đề Tăng Chi Bộ là Tiểu Bộ thật ra không phải là bộ sách nhỏ, mà là tập hợp 15 bộ sách nhỏ: 1. Tiểu Tụng (Khuddaka Pāṭha) 2. Pháp Cú (Dhammapada) 3. Phật Tự Thuyết (Udāna) 4. Như Thị Ngữ (Itivuttaka) 5. Kinh Tập (Sutta Nipāta) 6. Thiên Cung Sự (Vimāna Vatthu) 7. Ngạ Quỷ Sự (Peta Vatthu) 8. Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragāthā) 9. Trưởng Lão Ni Kệ (Therīgāthā) 10. Bổn Sanh (Jātaka) 11. Nghĩa Thích (Mahāniddesa) 12. Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) 13. Thí Dụ (Apadana) 14. Phật Sử (Buddhavaṃsa) 15. Sở Hạnh Tạng (Cariyā Piṭaka) 1.3.3. Thắng Pháp Tạng (Abhidhamma Piṭaka) Còn gọi là Vi Diệu Pháp hay Luận Tạng, đây là tập hợp các bài giảng củaĐức Phật về thể tính và sự tướng của vạn pháp, phân giải triết học và 1. Pháp tụ (Dhammasaṅgaṇi) 1.3.4. Các thánh điển trọng yếu khác Ngoài Tam Tạng Kinh Điển còn có các bộ Chú Giải và Phụ Chú Giải Kinh Điển, và một số các tác phẩm Pali quan trọng khác cũng được học tập Đảo sử (Dipavamsa) 2.Tìm hiểu kinh Sa-môn quả (Sāmajjaphalasuttaṃ) 2.1. Duyên khởi của kinh Khi thuyết một kinh, phải có nhân duyên nào đó, hoặc là có người thưa Vào một đêm rằm tháng tư Komudi, vua Ajātasattu (A-xa-thế) đang ngồi trên lầu cao ngắm trăng thì lòng xúc cảm, ông mới hỏi các triều thần là nên đến chiêm bái vị Sa môn, Bà la môn nào? Các đại thần lần lượt khuyên Ở đây, chúng ta cũng nên nói một chút về vua A-xà-thế (Ajātasattu). Ông là vua xứ Ma-kiệt-đà (Magadha), người trị vì trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-ni và 24 năm kế tiếp (khoảng từ 494-462 trước Công nguyên). Ông là người giết vua cha Tần-bà-sa-la (Bimbisāra) và cùng Đề-bà Đạt-đa (Devadatta) định ám hại đức Phật, nhưng không thành. Cuối cùng ông tỉnh ngộ theo Phật và phụng sự đạo Phật. A-xà-thế có nghĩa là “Vị sinh oán” – với ý kết oán trước khi sinh – là kẻđược tiên đoán sẽ giết cha. A-xà-thế muốn đoạt quyền cha quá sớm, cùng với Đề-bà Đạt-đa đạt đa âm mưu vừa giết Phật vừa giết vua cha. Âm mưu này bại lộ, vua cha tha tội cho con và giao ngai vàng. A-xà-thế vẫn không yên tâm vì cha còn sống, hạ ngục và bỏ đói cả cha lẫn mẹ. Về sau A-xà-thế hỏi ý kiến đức Phật có nên xâm chiếm nước Bạt-kì (Vajjī) vốn là 2.2. Nội dung của kinh Mỗi một người trong xã hội đầu làm những công việc nào đó, nhưng mỗi một việc đều có mang lại một kết quả cho bản thân họ hoặc bà con, bạn bè… Thế thì, một vị Sa môn sống đời phạm hạnh có đạt được lợi ích gì? Đây là nghi vấn của vua. Sau khi nghe đức Phật sau khi nghe vua A-xà-thế thuật lại sự chẳng vừa ý trước các lời phô trương về đường lối tu tập chẳng có kết quả rõ ràng nào của sáu vị sư trưởng ngoại đạo, Ngài liền trình bày đầy đủ chi tiết về các giai đoạn tu luyện của một vị Sa-môn, cùng các lợi ích thiết 2.3. Phân tích nội dung kinh 2.3.1. Sáu lý thuyết của ngoại đạo Sau khi đến chỗ của Thế tôn (Tathāgata) vua Ajātasattu đã kể lại sáu lý thuyết của các ngoại đạo mà ông đã từng đến tham vấn: – Thuyết chẳng có nghiệp báo (Akiriya): Khi vua Ajātasattu đến chỗ Pūraṇaka Kassapa và đã hỏi: “Ngài Kassapa, cũng như các công nghệ, chức nghiệp này… Bạch Ngài, Ngài có thể cho biết kết quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn chăng?”.[4] Nội dung câu hỏi này là nhà vua kể ra một số nghề phổ biến tại Ấn Độ thời ấy như điều tượng sư, điều mã sư… mỗi nghề đều đem lại một kết quả nhất định. Người có nghề nghiệp có thể tư giúp bản thân, cha mẹ, vợ con, Pūraṇa Kassapa đã trả lời như sau: “Này Đại vương, tự làm hay khiến người làm, chém giết hay khiến người chém giết, đốt nấu hay khiến người đốt nấu… cũng không vì vậy mà có phước báo”.[5] Nội dung của câu trả lời này có thể nói là xoay quanh hai hành động trái nhau cơ bản của con người, đó là làm thiện và làm ác. Về hành động ác, ông Kassapa đã nêu lên các hành động như giết hại, đốt nấu, gây phiền muộn, gây áo não, gây sợ hãi, sát sanh, lấy của không cho, phá nhà, cướp của… đối với kẻ khác thông qua các cách thực hiện như tự tay mình thực hiện, sai bảo người khác làm cũng không phải là tội ác. Ngược lại, một người đi trên sông Hằng, một nơi mà người ta rất tin tưởng là có chư Thiên thần ngự ở đó, làm các công việc như bố thí, tế lễ… cũng không có phước báo gì. Như vậy, dù ở bất cứ nơi nào, trong bất kì thời gian nào, thì làm hành động gì, cho đến ảnh hưởng đến người khác cũng không có ích gì. Pūraṇa Kassapa vốn là nhà luận lý hoài nghi. Theo ông thì thiện ác không có tiêu chuẩn nhất định, bất quá là do tập quán xã hội mà gọi thôi. Xã hội gọi là thiện hay ác thì cũng chưa hẳn nó là thiện hay ác. Cho nên ông chủ trương dù làm thiện hay ác không có nghiệp báo. Ta thấy rằng trong kinh này đức Phật không bình luận gì về câu trả lời này. Tuy nhiên, tất cả hành động có tác ý đều có năng lực sinh ra nghiệp, dù đó là thiện hay ác. Trong kinh đức Phật từng dạy rằng: Đức Phật dạy: “Nầy hỡi các Tỳ Khưu, Như Lai xác nhận rằng chính Tác ý là Nghiệp. Do có ý muốn mới có hành động, bằng thân, khẩu hay ý”.[6] Trong kinh A-hàm cũng tường thuật tương tự: “Đã gieo giống nào, Sẽ gặt quả nấy. Chính nghiệp này khiến cho chúng sanh khác nhau về tố chất, hưởng quả và chủng loại. Kinh Mi Tiên vấn đáp nói như sau: “Thế nào là được sanh ra bởi nghiệp? Tất cả chúng sanh đời trước làm những việc thiện, ác, tốt, xấu. Những việc làm thiện, ác, tốt, xấu ấy huân tập thành nghiệp nhân, tạo nên sức mạnh đưa chúng sanh đầu thai vào hiện tại này để thọ nhận nghiệp quả của thiện, ác, tốt, xấu”.[8] Như vậy, thuyết vô nghiệp của Pūraṇa Kassapa là hoàn toàn sai lầm. Chính vì thế mà vua Ajātasattu đã kể lại với Thế tôn rằng: “BạchĐại đức, cũng như hỏi vế trái xòa lại trả lời về trái mít, hoặc hỏi về trái mít lại trả lời về trái xoài”.[9] Chúng ta có thể hiểu được tại sao vua Ajātasattu đã nghĩ như thế, tại – Thuyết luân-hồi tịnh hoá (Saṃsārasuddhi): Sau khi không thỏa mãn với câu trả lời của ông Pūraṇa Kassapa, vuaAjātasattu đã đi đến chỗ Makkhali Gosāla và đã lặp lại vấn đề mà ông đã hỏiPūraṇa Kassapa. Makkhali Gosāla trả lời như sau: “Này Đại vương, không có nhơn, không có duyên… kẻ ngu và người hiền sau khi lưu chuyển luân hồi sẽ trừ tận khổ đau”.[11] Câu trả lời của Makkhali Gosāla có thể tóm tắt trong những vấn đề sau: ông ta cho rằng không có nhân cũng không có duyên, các loài hữu tình (satta)nhiễm ô hay thanh tịnh cũng không do nhân duyên. Tất cả hữu tình đều bị chi phối bởi định mệnh và chúng hưởng thọ khổ hay vui tùy theo bộ loại của chúng. Câu này chúng ta có thể hiểu nôm na là con trâu khổ vì nó là trâu, con chó sướng vì nó là chó vậy. Và câu ông ta chốt lại là kẻ ngu và người hiền sau khi luân chuyển luân hồi sẽ tận trừ khổ đau. Nghĩa là sau khi bị luân hồi lưu chuyển vào các nẻo luân hồi, ai sẽ hưởng thọ khổ vui theo chủng loại mình thác sinh cho đến khi trả hết nợ xưa thì hết khổ đau. Vì quan niệm không nhân duyên nên ông không hề nghĩ đến việc khi đang thọ nghiệp lại thọ thêm nghiệp mới thì khổ đau Makkhali Gosāla chủ trương “cực đoan định mệnh luận”, nghĩa là hành vi vận mệnh của con người đều do phép tắc tự nhiên chi phối, không phải con người muốn là được. Khi vận mệnh con người đã định kì giải thoát thì Theo đức Phật thì tất cả đều có nguyên nhân của nó, không có gì là phi nhân duyên và thân dị thục chúng hữu tình đang có là do nghiệp nhân cả: “Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý là nghiệp cũ. Các hành động của thân, khẩu, ý trong hiện tại là nghiệp mới”.[12] – Thuyết đoạn diệt (Uccheda): Không đồng tình với câu trả lời của Makkhali Gosāla vua Ajātasattu điđến chỗ của Ajita Kesakambala và cũng đặt câu hỏi như với hai người trên. Ajita Kesakambala đã trả lời như sau: “Này Đại vương! Không có bố thí, không có lễ hi sinh, không có tế tự… không còn tồn tại sau khi chết”.[13] Câu trả lời này bao gồm những ý sau: theo ông, tất cả các sự vật hiện Ajita Kesakambala chủ trương “cực đoan định mạng luận”, cho rằng con người do bốn đại: địa, thủy, hỏa, phong hợp thành, ngoài vật chất ra không có sanh mạng. Theo ông, chết rồi là hoại diệt, cho nên mục đích của đời sống là hưởng thụ thú vui hiện tại. Ông cật lực bài xích tất cả luân lí đạo đức mà theo ông nó chỉ là những điều khắt khe vô lý. – Thuyết bảy thân bất hoại Cũng không đồng tình với luận điểm của Ajita Kesakambala, vua Ajātasattu đi đến chỗ Pakudha Kaccāyana và đặt câu hỏi tương tự, vị này trả lời như sau: “Này Đại vương, có bảy thân không bị làm ra, không làm ra… lưỡi kiếm chỉ rơi vào bảy thân mà thôi”.[14] Nội dung câu trả lời của ông ta thấy những vấn đề sau: có bảy thân không do bất kì thứ gì sáng tạo ra, nó thường tại như núi, đứng thẳng như đá. Chúng không bị bất kì cảm thọ nào ảnh hưởng. Đối với tân này thì Pakudha Kaccāyana chủ trương “cực đoan thường kiến luận” phản đối phái cực đoan đoạn kiến luận củ Ajita Kesakambala. Ông lập thuyết Tâm – vật nhị nguyên bất diệt, cho rằng con người do bảy yếu tố: địa, thủy, hỏa, phong, khổ, lạc và sinh mạng hợp thành. Bản chất của bảy yếu tố này – Thuyết loã-thể với bốn cấm giới Không thể tìm thấy câu trả lời thỏa đáng từ Pakudha Kaccāyana, vua Ajātasattu đi đến chỗ Nigaṇṭha Nātaputta và cũng đặt câu hỏi như trên, vị nàyđã trả lời như sau: “Này Đại vương, một người Nigantha sống chế ngự bởi bốn loại cấm giới… nên vị ấy được gọi là Gatatto, Yatatto và Ṭhitatto”.[15] Trong câu trả lời của ông ta nhắc đến bốn loại cấm giới, đó là sống giữ gìn đối với tất cả loại nước gìn giữ đối với mọi ác pháp, sống tẩy sạch tất cả ác pháp và sống với ý chí gìn giữ đối với tất cả ác pháp. Chúng ta thấy rằng, thân thể con người luôn là sự kết hợp giữa cơ thể sinh lý và tâm lý. Tâm lý dựa trên cơ thể sinh lý mà hoạt động, do đó, nếu cơ thể sinh lý suy nhược quá mức thì làm sao mà tâm lý có thể hoạt động bình thường? Ngược lại, nó khiến tâm lý trở nên ám thị khi cơ thể kiệt quệ. Chính đức Phật Thích Ca trong quá trình tìm đạo đã từng tu Nigaṇṭha Nātaputta là vị Tổ rất danh tiếng đã khai sáng Kỳ-na giáo (Jainis) và ông đã chiếm một địa vị quan trọng trong tiến trình phát triển của triết học và tôn giáo Ấn Độ. Khi Phật còn tại thế, tín đồ của đạo này thường tiếp xúc với tín đồ Phật giáo. Trong kinh Phật còn chép nhiều cuộc tranh luận của đôi bên. Giáo lý của họ được xây dựng trên hai cơ sở nhị nguyên là sanh mệnh (jiva) và phi sanh mệnh (ajiva). Về phương diện thực tiễn, họ chủ trương thân hành nghiệp, mọi nghiệp đều – Thuyết ngụy biện Thất vọng với những câu trả lời với những vị trên, vua Ajātasattu đi đến chỗ vị Sañcaya Belaṭṭhaputta và hỏi câu như trên, vị này trả lời: “Nếu anh hỏi: Có một thế giới khác hay không? … tôi không nói là không không phải thế”.[16] Nội dung câu trả lời của ông ta có thể nói là một lý thuyết quanh con, uốn lượn như “con lươn”, lối ngụy biện này không dẫn tới một giá trị thực hành nào mà chỉ dùng để lý luận suông, không có ích lợi cho cả người nói lẫn người nghe. Như vậy, ông không có chủ thuyết nhất định nào. Ngài Xá lợi phất (Sāriputta) và Mục kiền liên (Mahāmoggallāna) trước khi xuất gia theo Phật cũng là đệ tử của vị này 2.3.2. Các lợi ích của quả Sa-môn (Sāmaññaphalaṃ) Lợi ích của quả Sa-môn được Phật trình bày từ thấp đến cao, từ quả thế gian đến xuất thế gian: – Được sự kính nể: Xã hội Ấn Độ là một xã hội mà vấn đề phân biệt giai cấp rất sâu sắc, nó xuất phát từ luật Manu nói trong Ṛg Veda. Trong kinh này đã rất khéo dùng vấnđề này để ví dụ nhằm dẫn đến câu trả lời xác thực nhất cho vua hiểu. Hình ảnh đức Phật sử dụng làm điển hình là người nô bộc của vua – thuộc giai cấp Thủ đà la (Sudda). Người này phải lao tác cực nhọc theo sự sai khiến của nhà vua. Khi người này nghĩ rằng nhà vua làm vua được là nhờ có phước đức, vậy ta hãy xuất gia tu đạo và làm các công đức. Sau Sau khi nghe xong lợi ích thứ nhất, nhà vua thỉnh Phật cho biết những – Giữ được giới đức đầy đủ: + Tiểu giới (Cūḷasīlaṃ) Vua lại thỉnh Phật cho biết một kết quả cụ thể khác của hạnh Sa môn, Phật đã đưa ra một thí dụ. Ví như có một người thuộc giai cấp hạ tiện, sau khi pháp của bậc giác ngộ đi xuất gia. Sau khi đã xuất gia, vị ấy áp Có thể tóm tắt Tiểu giới như sau: chẳng sát sanh, chẳng trộm cắp, chẳng tà hạnh, chẳng nói dối, chẳng nói hai lưỡi, chẳng nói độc ác, chẳng nói điều vô nghĩa, chẳng ăn phi thời, chẳng xem múa hát, chẳng nằm + Trung giới (Majjhimasīlaṃ) Sau khi nói Tiểu giới, Phật nói về Trung giới cho vua nghe. Phạm vi giới này là áp dụng đến loài vô tình như cây cỏ… và các hạnh tiết chế ngũ dục của vị Sa môn. Có thể tóm tắt Trung giới như sau: chẳng làm hại các hột giống, chẳng Các Trung giới là nhằm chế ngự lòng tham của tâm và những pháp bất tịnh có thể khiến tâm loạn động. Vị Tỳ kheo không làm những việc của thế + Đại giới (Mahāsīlaṃ) Có thể tóm tắt Đại giới như sau: tránh xa các tà hạnh như xem tướng,đoán mộng, dùng bùa-chú, tránh xa các tà mạng như tiên đoán thời sự, chiêm tinh, thời tiết, coi ngày giờ tốt xấu, dùng các ảo thuật, chữa Chúng ta có thể thấy rằng phần Đại giới này rất quan trọng. Thật tế là ngày nay các vị Tỳ kheo làm những điều Phật đã cấm rất nhiều. Mục đích của họ là lợi dụng lòng mê tín của tín đồ để mưu cầu lợi dưỡng, đây có lẽ là cái tệ lậu của đời mạt pháp. Nếu một vị Tỳ kheo giữ trọn được Pātimokkha thì lợi ích rất lớn nên Phật kết luận rằng: “Cũng vậy, này Đại vương! Tỳ kheo ấy nhờ đầy đủ giới luật nên không thấy sợ hãi từ một chỗ nào về phương diện hộ trì giới luật. Vị ấy nhờ đầy đủ giới luật cao quý này, nên hưởng lạc thọ, nội tâm không vẩnđục. Như vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo đầy đủ giới luật”.[18] – Luôn luôn chánh niệm tỉnh giác: + Chế ngự các căn (indriyasaṃvaro) Chánh niệm tỉnh giác là trong bất kì thời gian, không gian nào cũng luôn ý thức về sự tồn tại của mình trong giây phút đó mà không hồi tưởng về quá khứ hay ảo vọng về tương lai. Đồng thời, không đắm vào tướng của các sắc. Phật dạy: “Đại vương, thế nào là Tỳ kheo hộ trì các căn? Này Đại vương, khi mắt thấy sắc, Tỳ kheo không nắm giữ tướng chung, không nắm giữ tướng riêng”.[19] Tướng chung tức là tướng vô thường, vô ngã của tất cả các pháp. Tướng Cũng vậy, khi tai, mũi, lưỡi, thân, ý khi tiếp xúc với các pháp cũng không cũng không giữ tướng chung và riêng của chúng. Nếu nắm giữ tướng của chúng và các xúc cảm do chúng mang lại thì tham ái, ưu bi, khổ não và các bất thiện pháp sẽ khởi lên. Khi một Tỳ kheo thực hành chánh niệm được như vậy thì sẽ đạt được an lạc hiện tiền. Phật kết luận: “Vị ấy, nhờ sự hộ trì cao quý các căn ấy, nên hưởng lạc thọ nội tâm, không vẩn đục. Như vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo hộ trì các căn”.[21] + Chánh niệm tỉnh giác và sống tri túc (satisampajaññaṃ santoso ca) Chánh niệm tỉnh giác là trong bốn oai nghi vị Tỳ kheo luôn ý thức được hành động của mình, luôn hộ trì các căn và ý thức từng cử động, khi nói hay im lặng đều tỉnh giác. Tất cả hoạt động của con người tuy nhiều song có thể gồm thâu vào ba loại: thân, lời và ý. Hoạt động của thân, lời và ý nơi người thường thì ồn ào và đưa đến đau khổ bởi vì một người không tu dưỡng có thể có những hoạt động giết hại, trộm cướp, tà hạnh (thân), nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói thô ác (lời), tham lam, tàn bạo, hiểu sai (ý). Trái lại, hoạt động của thân, Sống tri túc là luôn biết đủ đối với tứ sự cúng dường. Luôn biết bằng + Xả ly năm triền cái (Nīvaraṇappahānaṃ) Triền tức là trói buộc, cái nghĩa là ngăn che. Có năm thứ trói buộc thân tâm con người trong phiền não phải sanh tử luôn hồi và ngăn che trí Một là tham dục (kāmarāga), nghĩa là chúng sanh tham muốn những tướng Nếu chúng sanh bị năm thứ này ngăn trở thì cuộc sống luôn phải đối diện với đau khổ, không được an lạc nên một vị Tỳ kheo cần phải đoạn trừ Vậy, phương pháp nào để đoạn trừ năm triền cái này? Phật dạy: “Như vậy, này Đại vương, Tỷ-kheo tự mình quán năm triền cái chưa xả ly, như món nợ, như bệnh hoạn, như ngục tù, như cảnh nô lệ, như con đường sa mạc”.[22] Khi Sơ thiền (Paṭhamajjhānaṃ): “Khi quán tự thân đã xả ly năm triền cái ấy, hân hoan sanh; do hân hoan nên hỷ sanh; do tâm hoan hỷ, thân được khinh an; do thân khinh an, lạc thọ sanh; do lạc thọ, tâm được định tĩnh. Kết quả Sơ thiền này là do ly được triền cái thứ nhất là tham dục và các ác pháp mà đạt được. Đây chính là kết quả lợi ích của bậc Sa môn xuất thế gian vậy. Do đó, Phật khẳng định rằng: “Này Đại vương, đó là quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn, còn vi diệu thù thắng hơn những quả thiết thực hiện tại của hạnh Sa-môn trước”.[24] Nhị thiền (Dutiyajjhānaṃ): “Lại nữa, này Đại vương, Tỷ-kheo ấy diệt tầm và tứ, chứng và trú thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm Tỷ-kheo ấy thấm nhuần, tẩm ướt làm cho sung mãn, tràn đầy thân mình với hỷ lạc do định sanh, không một chỗ nào trên toàn thân không được hỷ lạc do định sanh ấy thấm nhuần”.[25] Như vậy, vị Tỳ kheo diệt được tầm và tứ tâm sở nên đạt được hỉ lạc dođịnh sanh. Nhị thiền này còn thù thắng hơn Sơ thiền. Tam thiền (Tatiyajjhānaṃ): “Lại nữa, này Đại Tứ thiền (Catutthajjhānaṃ): “Lại nữa, này Đại vương, Tỷ-kheo, xả lạc, xả khổ, diệt hỷ ưu đã Như vậy, chúng ta thấy rằng, cốt tủy của Thiền mà đức Phật ở trên chính là chánh niệm (sammāsati). Khi đang làm gì ta có ý thức trọn vẹn về công việc ta đang làm, khi có ý thức, có tự chủ và có sự trầm tĩnh tức là chúng tađang có chánh niệm, có sự tự chủ. Ngược lại, lúc làm mà chúng ta không biết là ta đang làm, lúc đi mà không biết mình đang đi v.v…tức là ta đang ở trong tình trạng thất niệm quên lãng vì tâm ý không + Hướng tâm đến chánh trí (vipassanāñāṇaṃ) Sau khi trình bày con đường đi đến Tứ thiền, đức Phật tiếp tục hướng dẫn phương pháp để đi đến những tầng bậc cao hơn của thiền định. Đó là sau khi đạt được trạng thái Tứ thiền, hành giả phải hướng tâm đến chánh trí, chánh kiến. Đây chính là phương pháp đoạn trừ ngã chấp cơ bản mà Phật chỉ dạy:“Với tâm định tĩnh, Đây là cách quán về thân, khi biết thân này do tinh cha huyết mẹ, do tứđại hợp thành, nó vốn luôn vô thường nên trong thân này không có gì là + Chứng các thần thông và đạt giải thoát Ý sanh thân (manomayiddhiñāṇam): Khi đã Nhiều thứ thần thông (iddhividhañāṇam): Với Thiên nhĩ thông (dibbasotañāṇaṃ): Là khả năng nghe hai loại tiếng chư Thiên và người, xa và gần một cách rõ ràng. Tha tâm thông (cetopariyañāṇaṃ): là Túc mạng thông (pubbenivāsānussatiñāṇaṃ): Là Thiên nhãn thông (dibbacakkhuñāṇaṃ): Có Lậu tận thông (āsavakkhayañāṇaṃ): là Vì biết như thật như vậy nên vị ấy tự biết rằng mình đã: “Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành, việc cần làm đã làm; sau đời hiện tại, không có đời sống nào khác nữa”.[29] Tóm lại, kết quả tối hậu của người tu hành cần hướng đến là vô sanh.Đây chính là quả Sa-môn tối cao. Phật khẳng định qua lời kết luận với vua Ajātasattu rằng: “Này Đại vương, đó Sau khi vua nghe Phật dạy như vậy, đã phát tâm quy y Tam bảo và sám hối tội lỗi của mình. C. KẾT LUẬN Kinh Sa-môn quả này dù đã được đức Phật dạy cách đây trên hai mươi lăm thế kỷ nhưng nó vẫn giữ được giá nguyên vẹn. Nội dung tất cả các phương pháp Phật trình bày trong kinh này đều xoáy sâu vào ba vô lậu học Tìm hiểu kinh Sa-môn quả nói riêng và kinh điển nói chung là chúng ta Ngày nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học về tất cả phương diện, vật chất hầu như đã đáp ứng được nhu cầu của con người. Nhưng trái lại, các giá trị đạo đức truyền thống đã bị mai một, đẩy con người tiến tới bờ vực thẳm của sự phá huỷ “nhân tính”. Chiến tranh, đói kém… khi tìm đến nguyên nhân sâu xa của nó, ta sẽ thấy rằng chính ta, chứ không phải thần thánh nào, đã tự xa rời hạnh phúc và tự tìm đến khổ đau. Chúng ta hãy tìm lại những giá trị tư tưởng giải thoát mà đức Phật đã để lại và đạt giá trị ấy vào đúng vị thế mà nó vốn phải được. Làm như thế chúng ta không những tự cứu mình thoát khỏi tiến trình “động “Này các Tỷ kheo, các người cần phải du hành, vì an lạc cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc của Chư Thiên và Loài người. Các người hãy thuyết giảng Chánh pháp tuyệt diệu trong ban đầu, tuyệt diệu ở chặng giữa, tuyệt diệu ở đoạn cuối, đầy đủ trong ý nghĩa và ngôn thuyết. Các người hãy đề cao đời sống Phạm Hạnh toàn diện và thanh tịnh”. (Mahavagga 19) THƯ MỤC THAM KHẢO 1. Dr. Priyatosh Banerjee, Literature – Pāli, Resume from Internet. 2. Dhammagiri Pāli ganthamālā, Dīghanikāyo, Vipassana research Institute Preface, Indian, 2001. 3. www.buddhasasana.com 4. Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Trường bộ, kinh Sa môn quả, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005. 5. Anguttara Nikaya, iii, 415. 6. Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm), Quyển 1. 7. Kinh Mi Tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2003. 8. Tương Ưng IV, Phẩm Mới và Cũ, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005. 9. 六祖大師法寶壇經, 大正新脩大藏經, 第 48 冊, No. 2008. 10. Friedrich Nietzsche, Zarathustra đã nói như thế, Trần Xuân Kiêm dịch, Hà Nội: Nhà Xuất Bản Văn Học, 2008. 11. Thích Tâm Minh, Khảo cứu về Văn học Pāli, NXB Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, 2006.
[1] Dr. Priyatosh Banerjee, Literature – Pāli, Resume from Internet. [2] Dhammagiri Pāli ganthamālā, Dīghanikāyo, Vipassana research Institute Preface, Indian, 2001, xi – xix, và tham cứu: Thích Tâm Minh, Khảo cứu về Văn học Pāli, NXB Phương Đông, Tp. Hồ Chí Minh, 2006. [3] Dẫn theo: www.buddhasasana.combudsas_muni1-baiphap011.htm và Sđd 2. [4] “Yathā nu kho imāni, bho Kassapa, puthusippāyatanāni… sakkā nu kho, bho kassapa, evameva diṭṭheva dhamme sandiṭthikaṃ sāmaññaphalaṃ paññapetu”.Đại tạng kinh Việt Nam, kinh Trường bộ, kinh Sa môn quả, Thích Minh Châu dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2005, trang 102 – 103. [5] “Karoto kho, mahārāja, kārayato, chindato chedāpayato, pacato pācāpayato socayato, socāpayato… natthi puñ- ñasā āgamo”. Sđd 4, trang 103 – 104. [6] Anguttara Nikaya, iii, 415 [7] Samyutta Nikaya (Tạp A Hàm), Quyển 1, trang 227. [8] Kinh Mi Tiên vấn đáp, HT. Giới Nghiêm dịch, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2003, trang 197 – 198. [9] “Seyyathāpi, bhante, ambaṃ vā puṭṭho labujaṃ byākareyya, labujaṃ vāpuṭṭho ambaṃ byāka-reyya”. Sđd 4, trang 104. [10] “Kathañhi nāma mādiso samaṇaṃ vā brahmaṇaṃ va vijite vasantaṃ apasādetabbaṃ maññeyyā”. Sđd 4, trang 104. [11] “Natthi Maharāja natthi hetu natthi paccayo… evameva bale ca paṇḍite ca sandhāvitvā saṃsaritvā dukkhas-sāntaṃ karissanti”. Sđd 4, trang 105 – 106. [12] Tương Ưng IV, Phẩm Mới và Cũ, tr. 141. [13] “Natthi, Maharāja, dinām, natthi yiṭṭhaṃ, natthi hutaṃ… na honti paraṃ maraṇā”. Sđd 4, tr. 107 – 108. [14] “Sattime, Mahārāja, kāyā akaṭā akaṭvidhā… sattannaṃ tveva kāyānamantarena satthaṃ vivara-manupatatī”. Sđd 4, 109 – 110. [15] “Idā, Māharāja, Nigaṇṭho cātuyāmasaṃvarasaṃvuto… Nigaṇṭho Gatatto ca Yatatto ca Ṭhitatto vā”. Sđd 4, trang 111 – 112. [16] “Atthi paro lokoti it ice maṃ pucchasi, atthi paro lokoti it ice me assa… no notipi me no”. Sđd 4, trang 113 – 114. [17] “Idaṃ kho te, mahārāja, mayā paṭhaṃ diṭṭheva dhamme sandiṭṭhikaṃ sāmaññphalaṃ paññatta”. Sđd 4, tr 118. [18] “Evameva, kho, mahārāja, bhikkhu evaṃ sīlasampanno na kutoci bhayaṃ samanupassati, yadidaṃ sīlasaṃ-varato. So iminā ariyena sīlakkhandhena samannāgato ajjhattaṃ anavajjasukhaṃ paṭisaṃ- vedeti. Evam, kho, mahārāja, bhikkhu sīlasampanno hoti”. Sđd 4, trang 134. [19] “Kathañca, Mahārāja, bhikṣu indriyesu guttadvāro hoti? Idha, mahārāja, bhikṣu cakkhunā rūpaṃ dikhā na nimittaggāhī hoti nānubyañjanaggāhī”. Sđd 4, trang 134. [20] “時有風吹旛動, 一僧曰: ‘風動’. 一僧曰: ‘旛動’. 議論不已. 惠能進曰: ‘不是風動,不是旛動, 仁者心動’”. 六祖大師法寶壇經, 大正新脩大藏經, 第48 冊, No. 2008. [21] “So iminā ariyena indriyasaṃvarena samannāgato ajjhattaṃ abyāsekasukhaṃ paṭisaṃvedeti. Evaṃ kho, Mahārāja, bhikkhu indriyesu guttadvāro hoti”. Sđd 4, trang 135. [22] “Evameva kho, Mahārāja, bhikkhu yathā iṇaṃ yathā rogaṃ yathābondhanāgāraṃ yathā dāsabyaṃ yathā kantāraddhānamaggaṃ, evaṃ ime pañca nīvaraṇo appahīne attain samanupassati”. Sđd 4, trang 138. [23] “Tassime pañca nīvaraṇe pahīne attain samanupassato pāmojjaṃ jāyati, pamuditassa pīti jāyati, pītimanassa kāyo passambhati, passaddhakāyo sukhaṃ vedeti, sukhino cittaṃ samādhiyati. So vivicceva kāmehi, vivicca akusalehi dhammehi savitakkaṃ savicāraṃ vivekajaṃ pītisukhaṃ paṭhaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So immeva kāyaṃ vivekajena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti paripphareti, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa vivekajena pītisukhena apphuṭaṃ hoti”. Sđd [24] “Idampi kho, Māharāja, sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ purimehi sandiṭṭhikehi sāmaññaphalehi abhikkan-tatarañca paṇītatarañca”. Sđd 4, trang 139. [25] “Puna caparaṃ, Mahārāja, Bhikkhu vitakkavicārānaṃ vūpasamā ajjhattaṃ sampasādanaṃ cetaso ekodi-bhāvaṃ avitakkaṃ avicāraṃ samādhijaṃ pītisukhaṃ dutiyaṃ jhānaṃ upasampajja viharati. So imameva kāyaṃ samādhijena pītisukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa kiñci sabbāvato kāyassa samādhi-jena pītisukhena apphuṭaṃ hoti”. Sđd 4, trang 140. [26] “Puna caparaṃ, Māharāja, Bhikkhu pītiyā ca virāgā upekkhako ca viharati sato sampajāno, sukhañca kāyena paṭisaṃvedeti, yaṃ taṃ ariyā ācikkhanti ‘upekkhako satimā sukhavihārī’ ti, tatiyaṃ jhānaṃ upasampajja viha-rati. So imameva kāyaṃ nippītikena sukhena abhisandeti parisandeti paripūreti parippharati, nāssa kiñci sab-bāvato kāyassa nippītikena apphuṭaṃ hoti”. Sđd 4, trang 141. [27] “Puna caparaṃ, Mahārāja, bhikkhu sukkhasā ca pahānā dukkhassa ca [28] “So evaṃ samāhite citte parisuddhe pariyodāte anaṅgaṇe vigatūpakkilese mudubhūte kammaniye ṭhite āne-ñjappatte ñāṇadassanāya cittaṃ abhinīharati abhininnāmeti. So evaṃ pajānāti ‘ayaṃ kho me kāyo rūpo cātumah -ābhūtiko mātāpettikasambhavo odanakummāsūpacayo aniccucchādana-parimaddana-bhedana-viddhaṃsana-dhammo; idañca pana me viññāṇaṃ ettha sitaṃ ettha paṭibaddha’nti”. Sđd 4, trang 142 – 143. [29] “Khīṇā jāti, vusitaṃ brahmacariyaṃ, kataṃ karaṇīyaṃ, nāparaṃ itthattāyā”ti pajānāti. Sđd 4, trang 155. [30] “Idaṃ kho, Mahārāja, sandiṭṭhikaṃ sāmaññaphalaṃ purimehi sandiṭṭhikehi sāmaññphalehi abhikkantatañca paṇītatarañca. Imasmā ca pana, Mahārāja, sandiṭṭhikā sāmaññaphalā aññaṃ sandiṭṭhikaṃ sāmaññphalaṃ (Nguồn: http://nhuanthinh-thuvien.blogspot.com/) |