Cấu Trúc Bất Thực (Trích dịch bản Skt. Madhyāntavibhāga kārikāḥ)

0
76
CẤU TRÚC BẤT THỰC
(HƯ VỌNG PHÂN BIỆT)
[Trích dịch bản Skt. Madhyāntavibhāga kārikāḥ~Lakşaņapariccheda~ Vasubandhu /
Biện Trung Biên Luận~ Biện Tướng phẩm, Thế Thân
Phước Nguyên dịch và chú]

blank1. Nhập vô hữu tướng

a. Biện minh về yếu tính
Nay trong đây trước tiên biện minh về yếu tính:

अभूतपरिकल्पोऽस्ति द्वयं तत्र न विद्यते। 
शून्यता विद्यते त्वत्र तस्यामपि स विद्यते॥२॥
abhūtaparikalpo ‘sti dvayan tatra na vidyate /
śūnyatā vidyate tv atra tasyām api sa vidyate // [1]

Cái tồn tại là chỉnh thể cấu trúc bất thực 
Ở đây nhị nguyên không hiện thực
Nhưng trong đó Không Tính hiện thực
Chỉnh thể cấu trúc ấy cũng hiện thực trong Không Tính.

Chỉnh thể phân bố cấu trúc bất thực, nghĩa là sự cấu trúc phân chia khách thể bị nắm bắt và chủ thể nắm bắt [2] . 
Nhị nguyên, là khách thể bị nắm bắt và chủ thể nắm bắt . 
Nhưng trong chỉnh thể cấu trúc bất thực tồn tại Không tánh, vì vắng mặt khách thể bị nắm bắt và chủ thể nắm bắt [3].
Chỉnh thể cấu trúc ấy cũng hiện thực, đó chính là chỉnh thể cấu trúc một cách không hiện thực .

Như vậy cái gì mà « không tồn tại » (vô thể) tức là nơi cái ấy [4] do quán sát hết thảy giống như thực ở kia là Không Tính ; cho nên, ngoài ra cái gì mà « tồn tại » (hữu thể) , cái ấy cũng sẽ được nhận biết giống như thật là « tồn tại». Tức là «không bị lộn ngược » hiển thị « tự thể của Không» [5] .

b. Khế hợp nghĩa trung đạo

                       न शून्यं नाऽपि चाऽशून्यं तस्मात् सर्वं विधीयते। 
                        सत्त्वादसत्त्वात् सत्त्वाच्च मध्यमा प्रतिपच्च सा॥३॥ 
                       na śūnyaṃ nāpi cāśūnyaṃ tasmāt sarvaṃ vidhīyate / 
                       satvād asatvāt satvāc ca madhyamā pratipac ca sā // [6]

                       Do đó hết thảy thực tại
                       Không được phân bố là Không, chẳng phải Bất Không
                       Do bởi là “hữu tính” và do bởi “phi hữu tính”
                       Và cũng do bởi hữu tính, chính là trung đạo
                       Do bởi Không tínhdo bởi cấu trúc bất thực nên thực tại không phải là Không Tính (śūnyam). 
Hết thảy thực tại (sarvam) là nói đến các pháp hữu vi (saṃskṛtam) vốn là chỉnh thể cấu trúc bất thực; và vô vi (asaṃskṛtam) tức là Không tính (śūnyatā). 
“Được phân bố” (vidhīyate) là “được xác nhận” (nirdiśyate).
Do bởi hữu tính (sattvāt) là nói đến tồn tại chỉnh thể cấu trúc bất thực. 
Do bởi phi hữu tính là nói đến không tồn tại của nhị nguyên chủ khách . Và cũng do bởi hữu tính (sattvāc ca), là nói đến Không tính trong chỉnh thể cấu trúc bất thực và cũng nói đến cấu trúc bất thực trong Không tính. Không tính ấy chính là trung đạo (madhyamā pratipat). 
Vì vậy , hết thảy Pháp chẳng phải hoàn toàn triệt để [7] là « Không Tánh », cũng chẳng phải hoàn toàn triệt để là « bất không tánh ».
Những câu văn như thế này [8] khế hợp theo các kinh Bát-nhã-ba-la-mật diễn thuyết hết thảy Pháp là « phi Không Tánh phi bất Không Tánh» .

2. Tự tướng [9]

Như vậy, đã làm rõ [10] cấu trúc bất thực “tồn tại yếu tính”, “không tồn tại yếu tính” . Nay tiếp theo sẽ diễn thuyết «yếu tính tự thể» của nó.

अर्थसत्त्वात्मविज्ञप्तिप्रतिभासं प्रजायते। 
विज्ञानं नास्ति चास्यार्थस्तदभावात्तदप्यसत्॥४॥
arthasatvātmavijñaptipratibhāsaṃ prajāyate /

vijñānaṃ nāsti cāsyārthas tadabhāvāt tad apy asat //
Khi (Thức) phát sinh, xuất hiện 
như là ảnh chiếu của ngoại cảnh
Sinh loại, tự ngã và thức hiển thị
Đối tượng của nó không tồn tại
Bởi nó không có đối tượng, 
Cho nên chính nó là bất thực .

Ảnh chiếu ngoại cảnh, tức là sự ảnh chiếu sắc v.v.. tính thể các ngoại cảnh xuất hiện. Trong đó, sự ảnh chiếu hữu tình là sự ảnh chiếu như là tính thể năm căn của tự thân và tha thân .

Ảnh chiếu tự ngã, nghĩa là Mạt-na nhiễm ô cùng với ngã si hằng tương ưng.

Ảnh chiếu thức hiển thị, nghĩa là thông tri sáu thức [11] . Đối tượng nhận biết được nhờ vào sự thông tri không tồn tại, nghĩa là ảnh chiếu ngoại cảnh, ảnh chiếu căn vì không có hiện hành của yếu tính.

Ảnh chiếu tự ngã và ảnh chiếu thức hiển thị, vì thoát ly chân như mà ảnh chiếu .

« Bởi nó không có đối tượng, cho nên chính nó là bất thực », nghĩa là đối tượng được nắm bắt v.v.. Sắc, năm căn, mạt-na , ấn tượng sáu thức, đối tượng bị nắm bắt của bốn đối tượng ấy không tồn tại, nên các thức chủ thể nắm bắt cũng không tồn tại [43] .

P.N.
_______________________

Chú thích:
[1] Cf. MAV D103a4-5. Tib. (MAV D102b5-6): gnyis kyi bdag nyid thams cad med || gnyis su ’khrul pa’i bdag nyid yod || ; Htr. (T31n1600, tr. 0464b16): 虛妄分別有 於此二都無/此中唯有空 於彼亦有此; Cđ. (T31n1599, tr. 0451a16): 虛妄分別有 彼處無有二/彼中唯有空 於此亦有彼.]

[2] Mvbh.: grāhya-grāhaka, grāhaka: năng thủ, grāhya: sở thủ, Htr.: 能取, 所取 năng thủsở thủ. Cđ.: 能執, 所執 năng chấp và sở chấp. Cf. Hiển dương 5 (T31n1602, tr. 0502b15): Nghĩa năng thủ, là năm nội sắc xứ tâm-ý-thức và các tâm pháp. Nghĩa sở thủ, là sáu ngoại xứ; Lại nữa, nghĩa năng thủ cũng là sở thủ. Phân biệt hai thủ, Skt. grāhadvaya, có động từ grāha: sự bắt nắm, nhận thức sai lầm, khác biệt so với thủ trong chi duyên khởi hay thủ uẩn, skt. upādāna, Upā-dā : nhận lấy, kết nạp, chứa đựng, chấp nhận, bám lấy, bám vào, nên upādāna : chấp thủ, bám lấy làm sở y, tư hữu hóa làm tự thân, các sớ giải Hán thường nhầm lẫn hai khái niệm này. Cf. Sthiramati: tatra vijñānāt pṛthag eva svasaṃtānādhyāsitaṃ grāhyam asty adhyavasāyoḥ grāhyagrāhaḥ/ tac ca vijñānena pratīyate vijñāyate gṛhyata iti yo’yaṃ niṣcayaḥ sa grāhakagrāhaḥ/ sự mê chấp rằng cái được nhận thức, vốn là cái lưu trú trong dòng tương tục bản thân, tồn tại biệt lập ngoài thức; sự mê chấp này là nhận thức sai lầm bởi đối tượng (sở thủ). Sự phán đoán rằng, do bởi thức mà cái đó được đạt đến, được biết đến, được bắt nắm; sự phán đoán ấy là nhận thức sai lầm bởi chủ thể.
[3] Cf. Chú giải của Khuy Cơ (T44n1835, tr. 0002b24): “nghĩa là ngay nơi vọng phân biệt thoát ly hai thủ, chính là không tánh “cụ hữu”. Cụ hữu: vốn đầy đủ, nguyên vẹn v.v..
[4] Ở đây sử dụng kiểu: “म् yad (cái gì mà)… त् tad (cái ấy)” quan hệ tòng cú trong ngữ pháp Sanskrit, tức là câu nói quan hệ. Yadtad đều: đại từ, trung tính, số ít, thể cách. Tib.: གང་། (Yad) và དེ། (Tad)
[5] Skt. śūnyatā-lakṣaṇam: Tự thể/yếu tính/trạng tính/ của tánh không . Htr. & Cđ.: không tướng 空 相. 
[6] Cf. Tib.: de ni stong pa’i bdag nyid de || dbu ma’i lam du ’di (D : de P) bzhed do/ Htr. (T31n1600, tr. 0464b25) 故說 一切法/非空非 不空/有無 及有故/是則契 中道. Cđ. (T31n1599, tr. 451a25): 故說 一切法 /非空非 不空/有無 及有故/是名中 道義.
[7] Skt. ekāntena: triệt để hoàn toàn, theo luật Sandi: Na+ekātena-–>Naikāntena: không phải hoàn toàn triệt để/ chẳng phải trọn vẹn v.v.. Nên naikāntena + śūnyaṃ;naikāntena + aśūnyaṃ = (naikāntenāśūnyaṃ), Htr. & Cđ., đều dịch là: “謂一切…不空”. Cf. T26n1530, tr. 0292c13tt.
[8] Bản Htr. thêm câu (tr. 0464c06): 如是理 趣妙契中道, sau câu: “evam ayaṃ pāṭhaḥ”: những câu văn như thế này… Cf. Khuy Cơ giải thích (T44n1835, tr.0003a17, tt.): Vì do có hai loại pháp “hữu” và “vô”, nên hết thảy các pháp không phải đều có Không Tánh. Tức là khế hợp trung đạo. Trung nghĩa là phi biên tế, đạo đó là chân trí, nên diệu lý ấy khế hợp với chân trí (đạo hay trung đạo).
[9] Skt. svalakṣaṇa: Yếu tính của tự thể. Cf. Giải thâm mật 2, tr. 694a.: tướng vô tự tính tính (svalakṣaṇaniḥsvabhāvatā: tự tướng, tức yếu tính của tự thể không tồn tại như là tính thể tự hữu, không tại như nó chính là nó), đó là tướng của biến kế sở chấp (parikalpitasya svalakṣaṇam: yếu tính tự thể của cái bị phân bố cấu trúc) của các pháp. Nó được quan niệm như là yếu tính do bởi quy ước của khái niệm (prajñapti: giả danh), chứ không phải do chính tự thể yếu tính của nó (svalakṣaṇa: tự tướng) là như vậy.
[10] Skt. Khyāpayitvā: đã làm rõ, đã làm sáng tỏ, do động từ skt. khyāpyate: rõ rệt, sáng tỏ. Htr.: dĩ hiển 已顯, Cđ.: dĩ thuyết 已說. Cf. Khuy Cơ T44n1835, tr.0003a25.
[11] Skt. vijñaptika, hình dung từ, thuộc về vijñapti (biểu thị, hiển thị; thông tri). Trong bản Hán, nó được hiẻu như là danh từ. Htr. (T31n1600, tr. 0464c13): 變似了者。謂餘六 識了相麤故。Cđ. (T31n1599, tr. 0451b11): 謂意識 與我見無明等相應 故。似識者。謂六 種識。
[12] api grāhakaṃ vijñānam asat. Htr. (T31n1600, tr. 0464c17): 能取諸 識亦非實有, Cđ. (T31n1599, tr. 0451b18): 能取亂識亦復是 無.

Thư mục tham khảo:

1. Madhyāntavibhāgakārikā (Maitreya): G. Nagao (ed.), Madhyāntavibhāga-bhāṣya, Tokyo: Suzuki Research Foundation 1964.
2. Mahāyānasūtrālaṅkāra (Asaṅga): S. Lévi (ed.), Mahāyānasūtrālaṅkāra. Tome 1: Texte, Paris: Librairie HonoréChampion, 1907.
3. Madhyamakālaṅkāra (Śāntarakṣita): M. Ichigo (ed.), Madhyamakālaṃkāra of Śāntarakṣita: With his own commentary or Vṛtti and with the subcommentary or Pañjikā of Kamalaśīla. Kyoto: Buneido, 1985. 
4. Madhyamālaṅkāropadeśa (Ratnākaraśānti): D. 4085 / P. 5586, dBu ma rgyan gyi man ngag. 
5. Madhyamakālaṅkāravṛtti (Ratnākaraśānti): D. 4072 / P. 5573, dBu ma rgyan gyi ’grel pa dbu ma’i lam grub pa.
6. Chân Đế, Trung biên phân biệt luận, T31n1599, tr. 0451a07tt.:相品第一
7. Huyền Trang, Biện Trung Biên, T31n1600, tr. 0464b07tt. : 辯相品第一
8. Tillemans, Tom J. F. , 1983, “The Neither One Nor Many‟ Argument for śūnyatā and Its Tibetan Interpretations,” in E. Steinkellner & H. Tauscher (eds.), Contributions on Tibetan and Buddhist Religion and Philosophy, Vienna: Arbeitkreis für tibetische und buddhistische Studien, pp. 305-320.
9. Ono, Motoi, 2004 , “Bukkyoronrigakuha ni okeru naihenju to gaihenju: Prajñākaragupta wo chushin ni” [“antarvyāpti” and “bahirvyāpti” in the Buddhist Logic], Studies on Indian Philosophy and Buddshit Thoughts: Volume in Honor of Professor Esho Mikogami, Kyoto: Nagata-bunso-do, pp. 457-492.